Về đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 98 - 99)

3.2. Một số bất cập của chế định giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 nhìn từ

3.2.3. Về đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng

Sau khi đƣa ra lời đề nghị, có thể xảy ra trƣờng hợp ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Sự kiện này có ảnh hƣởng tới sự tồn tại, hiệu lực của lời đề nghị giao kết hợp đồng không? Về vấn đề này, BLDS 2015 quy định “Trƣờng hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trƣờng hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”. Quy định này đã có sự bổ sung so với BLDS 2005, thế nhƣng chỉ đề cập tới hoàn cảnh ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự “sau khi bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng”. Với quy định trên, vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ đối với trƣờng hợp ngƣời này chết hay mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi đề nghị có hiệu lực và trƣớc khi bên đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận. Nhƣ vậy, BLDS 2015 đã vô tình tƣớc đi quyền lợi của ngƣời đƣợc đề nghị một cách vô duyên cớ, trong khi đã khẳng định trách nhiệm của ngƣời đề nghị trong thời gian chờ chấp nhận. Sẽ giải quyết nhƣ thế nào nếu ngƣời đƣợc đề nghị đã tốn chi phí cho việc hành động theo đề nghị nhƣng chƣa thông báo về việc chấp nhận cho ngƣời đề nghị trong khi thời hạn trả lời chấp nhận vẫn còn.

Trong Công ƣớc Viên, “không có bất kỳ giải pháp nào đƣợc đƣa ra liên quan đến số phận của lời đề nghị trong trƣờng hợp ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự”. Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu hiện nay cũng không có quy định minh thị về chủ đề này. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu so sánh nhiều hệ thống pháp luật, một nhóm chuyên gia ở châu Âu đã đề xuất bổ sung vào Điều 2:303 về Hủy đề nghị giao kết hợp đồng một khoản mới (khoản 3) với nội dung “việc ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự bản thân nó không làm chấm dứt đề nghị”. Tại Pháp, BLDS cũng không có quy định và “một quyết định giám đốc thẩm ngày 10/12/1997 đã duy trì án lệ năm 1983 theo hƣớng việc ngƣời đề nghị chết cũng nhƣ mất năng lực hành vi dân sự không làm mất giá trị của đề nghị giao kết hợp đồng trừ trƣờng hợp hợp đồng dự kiến giao kết mang tính cá nhân đối với ngƣời đã chết hay mất năng lực hành vi dân

sự”. Hƣớng giải quyết này cũng đƣợc áp dụng trong pháp luật Thụy Sỹ, theo đó “việc ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự dẫn tới vô hiệu hóa lời đề nghị khi lời đề nghị chƣa đƣợc gửi đi. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, đề nghị đƣợc giữ (…). Tuy nhiên, hƣớng giải quyết sẽ khác nếu hợp đồng dự kiến đƣợc giao kết mang tính cá nhân đối với ngƣời đề nghị" [46]. Thiết nghĩ chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc, quy định theo hƣớng vẫn duy trì đề nghị giao kết hợp đồng khi ngƣời đề nghị chết hay mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi kể từ khi đề nghị giao kết có hiệu lực.

Mặt khác, khi lời đề nghị giao kết hợp đồng không chấm dứt đối với trƣờng hợp ngƣời đề nghị chết thì ai sẽ chịu sự ràng buộc của lời đề nghị? BLDS 2015 vẫn chƣa làm rõ vấn đề này mặc dù việc thừa kế di sản của ngƣời chết và việc giám hộ đối với ngƣời vô năng hay ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đã đƣợc quy định rất nhiều trong BLDS này. Ngƣời viết cho rằng, đối với trƣờng hợp ngƣời đề nghị chết, chúng ta nên theo hƣớng ngƣời thừa kế của ngƣời đề nghị kế thừa vị trí của ngƣời đề nghị đã chết. Còn đối với trƣờng hợp ngƣời đề nghị giao kết mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi đƣa ra lời đề nghị, chúng ta không thể vận dụng hƣớng nêu trên mà sẽ vận dụng các quy định về giám hộ. Ngƣời giám hộ đại diện ngƣời đề nghị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong việc thực hiện đề nghị giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)