Mối quan hệ giữa tự do ý chí và giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 39 - 44)

1.3.1. Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do ý chí và các quy định về giao kết hợp đồng. đồng.

Nhƣ đã phân tích, hợp đồng đƣợc xác lập giữa trên cơ sở của sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện của các bên, làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên.Tự do ý chí là yếu tố tiền đề, cơ bản để hình thành hợp đồng. Không thể có hợp đồng nếu không có tự do ý chí. Sự tự do ý chí cho phép các chủ thể đƣợc tự do thiết lập hợp đồng, tự do quyết định nội dung của hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên…Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ đƣợc thực hiện bởi sự thỏa thuận của các bên, không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ và làm thay đổi ý chí của họ. Ý chí của các chủ thể đƣợc thể hiện một cách độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Nhà nƣớc không can thiệp và ý chí của bất cứ ai và cũng không có quyền ép buộc họ phải tham gia vào một giao dịch nào đó trái với y muốn đích thực của họ, trừ một số trƣờng hợp luật định vì lý do bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.

Học thuyết tự do ý chí đã dẫn đến, thừa nhận một cách logic nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng.

Nguyên tắc này đƣợc hầu hết các hệ thống pháp luật các quốc gia ghi nhận trong pháp luật hợp đồng. Ngày nay, các điều kiện của hợp đồng đƣợc giải thích căn bản trên cơ sở học thuyết tự do ý chí. Ngƣời ta thừa nhận rằng ý chí là tự do và ý chí của các bên là yếu tố duy nhất hình thành hợp đồng và làm phát sinh các hậu quả pháp lý [10].

Nguyên tắc tự do ý chí đã dẫn đến hai hệ quả pháp lý trong giao kết hợp đồng: Một là, nguyên tắc tự do hợp đồng. Hai là, hiệu lực bắt buộc của hợp đồng.

i) Về nguyên tắc tự do hợp đồng, nội dung này đã đƣợc cụ thể hóa qua các quy định về giao kết hợp đồng:

- Hợp đồng phải là kết quả của sự tự nguyện thoả thuận, là sự thể hiện ý chí đích thực của các bên. Tự do ý chí là nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng. Các khiếm khuyết của tự do ý chí trong hợp đồng có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng.

- Các bên tự do lựa chọn đối tác để giao kết hợp đồng.

- Các bên tự do xác định nội dung của hợp đồng, tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Các quy định về trật tự công cộng chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp ngoại lệ đặc biệt.

- Các bên tự do thỏa thuận tính chất của hợp định giao kết, bao gồm cả hình thức thể hiện hợp đồng và loại hợp đồng giao kết. Thông thƣờng, thoả thuận thể hiện ý chí chung có thể đƣợc thể hiện dƣới bất cứ hình thức nào trừ một số trƣờng hợp pháp luật quy định phải thể hiện dƣới những hình thức nhất định.

- Các bên có quyền tự do quyết định việc giải quyết bất đồng khi có tranh chấp phát sinh.

- Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng phải đƣợc tuân thủ nhằm đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng cũng nhƣ bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích chung của xã hội

ii) Về hiệu lực của hợp đồng: Nguyên tắc tự do ý chí dẫn đến hiệu lực bắt buộc của hợp đồng. Khi hợp đồng đƣợc giao kết thì nó có giá trị bắt buộc thực hiện nhƣ quy định pháp luật đối với các bên. Các bên phải tôn trọng và chịu trách nhiệm về tuyên bố ý chí của mình và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không đƣợc đơn phƣơng rút khỏi hợp đồng, không đƣợc bội ƣớc nếu không muốn phải gánh chịu các hậu quả pháp lý khi vi phạm hợp đồn. Việc thay đổi, bổ sung hợp đồng chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi sự thoả thuận của các chủ thể mà không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ, cũng nhƣ không có quyền làm thay đổi ý chí của họ. Hợp đồng có hiệu lực bắt buộc ngay cả đối với các cơ quan công quyền, nghĩa là khi xét xử, giải thích hợp đồng, Toà án phải tôn trọng ý chí của các bên, không đƣợc sửa đổi hay giải thích nội dung hợp đồng khác với ý chí, nội dung giao kết của các bên. [15]

Nguyên tắc tự do ý chí trong giao kết hợp đồng là nguyên tắc thể hiện bản chất đích thực của hợp đồng (tự do thể hiện ý chí và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên), là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng. Pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng nhƣ các hệ thống pháp luật về hợp đồng trên thế giới đều không bảo hộ các hợp đồng đƣợc giao kết trên cơ sở lừa dối, đe dọa và cƣỡng bức… Do vậy, mọi giao kết hợp đồng không là kết quả của sự tự do bày tỏ ý chí và sự thống nhất của các ý chí ấy thì đều trở nên vô hiệu. Việc ghi nhận và tôn trọng thực hiện nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong các phƣơng thức thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đồng thời tạo sự bình ổn và trật tự xã hội.

1.3.2. Mối quan giữa nguyên tắc tự do ý chí và các nguyên tắc khác liên quan tới giao kết hợp đồng giao kết hợp đồng

Có thể nói, các nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc hợp tác, nguyên tắc thiện chí và trung thực, nguyên tắc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội,... đều là những nguyên tắc cơ bản, không thể thiếu trong giao kết hợp đồng. Nó là nền tảng pháp lý, là tƣ tƣởng chỉ đạo bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập sự ổn định và kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng tồn tại trong một thể thống nhất, giữa chúng có sự tác động qua lại và ràng buộc lẫn nhau. Chẳng hạn: Để xác dịnh một quan hệ hợp đồng có hay không tuân thủ nguyên tắc tự do ý chí thì chúng ta phải xem xét các vấn đề sau: có hay không sự phân biệt đối xử giữa các bên chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng (nguyên tắc bình đẳng); khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thông báo cho nhau biết về thực trạng của đối tƣợng giao kết không? (nguyên tắc thiện chí và trung thực); mục đích và nội dung thỏa thuận của các bên có phù hợp với pháp luật và các giá trị đạo đức xã hội hay không (nguyên tắc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội)… Ngƣợc lại, để xác định nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc thiện chí và trung thực thì ta phải phân tích xem khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có hoàn toàn tự do ý chí và bày tỏ ý chí không? (nguyên tắc tự do ý chí)…Vi phạm nguyên tắc tự do ý chí có thể dẫn đến vi phạm các nguyên tắc khác của hợp đồng. Thấy rõ, trong các quan hệ hợp đồng luôn có sự tồn tại, đan xen giữa các nguyên tắc, có nghĩa là muốn thực hiện tốt nguyên tắc này

thì phải thực hiện tốt các nguyên tắc còn lại, các nguyên tắc này có giá trị bổ sung, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, cùng có chung mục đích là đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động pháp luật liên quan đến hợp đồng.

Tuy nhiên, khi xem xét mối liên hệ biện chứng giữa các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng, chúng ta phải xem xét chúng dựa trên các mối liên hệ: bên trong và bên ngoài, cơ bản và thứ yếu,... Thấy rằng, nguyên tắc tự do ý chí là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình giao kết hợp đồng, đƣợc thể hiện qua các quy định cụ thể về giao kết hợp đồng cũng nhƣ trong vai trò là nền tảng, tiền đề có sự tồn tại của các nguyên tắc khác trong thực tiễn giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, nếu nhƣ sự tự do giao kết hợp đồng bị hạn chế nhƣ cấm kinh doanh một loại hàng hóa, hàng hóa đó không đƣợc mua bán trên thị trƣờng vậy thì nguyên tắc bình đẳng hay nguyên tắc trung thực đối với hàng hóa đó cũng không đƣợc đặt ra. Hơn nữa, một khi sự tự do ý chí bị vi phạm có thể dẫn đến vi phạm các nguyên tắc còn lại. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng, tức là hợp đồng có thể bị vô hiệu.

Qua đó, chúng ta khẳng định rằng: nguyên tắc tự do là nguyên tắc có vị trí, vai trò quan trọng, có tính quyết định trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong nội dung Chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra cái nhìn khái quát các vấn đề lý luận về hợp đồng, giao kết hợp đồng, khái luận về tự do ý chí và mối quan hệ giữa tự do ý chí và giao kết hợp đồng trong khoa học pháp lý của một số hệ thống pháp luật trên thế giới và trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua đó, đƣa ra đƣợc lịch sử hình thành, khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, nội dung,... cũng nhƣ những hạn chế của tự do ý chí trong giao kết hợp đồng.

Dù có khác biệt về vị trí địa lý hay thời gian thì hợp đồng mà hệ thống pháp luật các nƣớc đề cập đều có chung bản chất là sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thƣơng thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Yếu tố cơ bản để hình thành hợp đồng chính là sự tự do ý chí (sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên khi tham gia giao dịch), “dù ở hệ thống pháp luật nào, ngƣời ta cũng đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng”. Tuy nhiên, tự do ý chí trong giao kết hợp đồng không mang ý nghĩa tuyệt đối. Montesquieu cho rằng, tự do ở đây không có nghĩa là có thể làm mọi điều mình muốn và cũng không có nghĩa là bị buộc phải làm những điều mà mình không muốn Tự do có nghĩa là đƣợc làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Hơn nữa tự do còn bao gồm khía cạnh cộng đồng, mỗi cá nhân sẽ không thể có tự do và bảo đảm tự do nếu sự tự do đó không đƣợc dựa trên sự tự do của những cá nhân khác và các điều kiện của sự cùng tự do. Do đó, tự do hợp đồng phải nằm trong những hạn chế nhất định. Pháp luật thiết lập những giới hạn của tự do ý chí, tự do hợp đồng nằm trong khuôn khổ chung của trật tự xã hội nhằm tạo ra sự bình đẳng thực tế giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.

Nội dung Chƣơng 1 tuy chƣa phân tích sâu về tự do ý chí và mối quan hệ giữa tự do ý chí với giao kết hợp đồng , nhƣng sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng để tác giả có thể phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam trong Chƣơng 2, từ đó đƣa ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện trong Chƣơng 3. Vì vậy, có thể nói những nội dung trinh bày trong Chƣơng 1 của Luận văn có ý nghĩa và giá trị hết sức quan trọng.

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TỰ DO Ý CHÍ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)