Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 99 - 104)

3.2. Một số bất cập của chế định giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 nhìn từ

3.2.4. Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy định còn chưa hợp lý.

Tiếp tục duy trì “lối mòn” của BLDS 2005, BLDS 2015 vẫn chƣa có bất kỳ sự đột phá nào về vấn đề này. Điều 129, BLDS 2015 quy định “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu”nhƣng lại không quy định cụ thể những loại hợp đồng nào phải tuân thủ điều kiện hình thức và khi nào thì hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà chỉ quy định về hình thức bắt buộc của một số loại giao dịch dân sự nhƣ: hợp đồng mua bán tặng cho nhà ở phải đƣợc lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác , hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải đƣợc lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật ,... Dựa trên tinh thần của Điều

129, có thể xác định BLDS 2015 đã chính thức coi việc yêu cầu hợp đồng phải có một số nội dung bắt buộc là một điều kiện về mặt hình thức .

Vậy khi giải thích quy định trên có thể hiểu theo hƣớng luật có quy định bắt buộc về hình thức thì đây là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và khi không tuân thủ hình thức bắt buộc là hợp đồng vô hiệu không? Có thể nói, BLDS 2015 vẫn còn “mập mờ” khi giải quyết mối quan hệ giữa vi phạm hình thức hợp đồng và hợp đồng vô hiệu. Cách quy định hiện hành có thể dẫn tới hoặc pháp luật chuyên ngành lạm dụng ràng buộc hiệu lực của giao dịch với hình thức của giao dịch hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành pháp luật lại hiểu theo hƣớng khi pháp luật quy định hình thức bắt buộc của giao dịch thì đó là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Hiện nay, hình thức của từng loại hợp đồng đƣợc quy định đơn lẻ, manh múm trong một “rừng” các văn bản Luật và văn bản dƣới Luật . Điều này không chỉ gây khó khăn đối với những ngƣời có kiến thức pháp luật hạn chế mà còn đối với những ngƣời có kiến thực pháp luật tốt trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật. BLDS là luật chung, là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam, thiết nghĩ các nhà lập pháp cần xem xét, xác định các tiêu chí, các trƣờng hợp nào thì hợp đồng phải tuẩn thủ điều kiện hình thức theo quy định của pháp luật. Theo ngƣời viết có thể đƣa ra một số tiêu chí nhƣ: tài sản có đăng ký hay không đăng ký quyền sở hữu, giá trị của tài sản trong hợp đồng, đối tƣợng hợp đồng là bất động sản, hợp đồng bảo đảm,... việc quy định điều kiện hình thức hợp đồng trên cơ sở tôn trọng tối đa quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng dễ dàng tiếp cận các quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng, giao kết hợp đồng đúng hình thức luật định, tránh trƣờng hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên đồng thời bảo vệ trật tự công cộng, xã hội. Nhƣ vậy vừa đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng đồng thời vẫn thể hiện sự can thiệp của pháp luật vào hình thức hợp đồng ở mức nhất định nhằm đạt đƣợc những mục đích mà các nhà làm luật đề ra.

Quy định tại Khoản 2, Điều 117 là chưa đầy đủ

Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 qui định: “. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trƣờng hợp luật có quy định”. Trong qui định này, nhà làm luật chỉ đề cập đến „trƣờng hợp luật có qui định‟, mà không dự liệu khả năng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu

lực của hợp đồng. Việc qui định nhƣ vậy là thiếu sót. Bởi lẽ, pháp luật không cấm các bên thỏa thuận xác lập hợp đồng theo một hình thức xác định. Trong luật thực định, đối với nhiều loại hợp đồng, pháp luật cũng cho phép các bên đƣợc tự do lựa chọn hình thức thích hợp để giao kết hợp đồng. Trên thực tế, đối với các loại hợp đồng pháp luật không qui định hình thức bắt buộc, thì các bên cũng có quyền thỏa thuận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ: các bên có thể thỏa thuận hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, hoặc hợp đồng mua bán kim cƣơng… phải đƣợc lập bằng văn bản theo thủ tục công chứng thì mới có hiệu lực, mặc dù pháp luật không qui định bắt buộc các hợp đồng kể trên phải đƣợc lập bằng văn bản có công chứng.

Mặt khác, việc BLDS 2015 bỏ qua quyền lựa chọn hình thức làm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, là chƣa phù hợp với nguyên tắc tự do hợp đồng. Tự do lựa chọn hình thức hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc tự do hợp đồng. Trên tinh thần đó, quyền tự do của các bên trong việc thỏa thuận chọn hình thức là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, là một nội dung cần phải đƣợc tôn trọng và đƣợc thừa nhận trong luật.

Tóm lại, hình thức của hợp đồng có thể là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định. Bởi vậy, cần bổ sung vào qui định tại Điều 117 về khả năng hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi các bên có thỏa thuận.

Quy định giải pháp khắc phục vi phạm hình thức hợp đồng còn nhiều bất cập

Nhằm “cứu vãn” hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức, khẳng định vai trò ý chí của chủ thể trong giao kết hợp đồng, BLDS 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trƣờng hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã đƣợc xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhƣng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã đƣợc xác lập bằng văn bản nhƣng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết

định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trƣờng hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Tuy nhiên, quy định này cũng ngay lập tức bộc lộ những nguy cơ mất an toàn pháp lý:

Thứ nhất, xác định nhƣ thế nào là “hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch”? Một trong hai điều kiện để đƣợc loại trừ khả năng vô hiệu của hợp đồng là “Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch”, nhƣng không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định đƣợc mức độ thực hiện hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng. Có quan điểm cho rằng tính tổng số nghĩa vụ trong hợp đồng sau đó xem số lƣợng nghĩa vụ đã thực hiện là bao nhiêu, cách tính này sẽ không khả thi nếu trong số các nghĩa vụ đó có những nghĩa vụ không phân chia đƣợc theo phần hoặc danh sách các nghĩa vụ mà hợp đồng nêu chỉ mang tính chất liệt kê và là danh sách mở . Hoặc chẳng hạn trong trƣờng hợp đã giao tài sản nhƣng chƣa giao giấy tờ hoặc giao giấy tờ mà chƣa giao tài sản thì có đƣợc coi là thực hiện ít nhất hai phần ba giao dịch dân sự hay không? Một quan điểm khác cho rằng chỉ cần định lƣợng phần nghĩa vụ chính trong giao dịch đã thực hiện (ví dụ nhƣ nghĩa vụ thanh toán vận chuyển hàng hóa của bên thuê vận chuyển cho bên vận chuyển hay nghĩa vụ giao nhà cho thuê của bên cho thuê với bên thuê), quan điểm này có vẻ nhƣ hợp lý hơn bởi mục đích chính trong giao dịch là việc thực hiện nghĩa vụ chính. Mặt khác, các bên có thể thỏa thuận việc quy định rõ cách tính “hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch” trong hợp đồng giao kết. Tuy vậy, sau đó, nếu một trong số các bên lại phản đối cách tính này thì cũng rất khó tiên lƣợng đƣợc liệu tòa án có chấp thuận thỏa thuận ban đầu của các bên hay không. Để xác định chính xác vấn đề này cần có những quy định hƣớng dẫn của luật để đảm bảo tính khách quan, công bằng cho các bên tham gia.

Thứ hai, về chủ thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, điều luật trên không quy định rõ chủ thể nào có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ điều kiện hình thức mà chỉ quy định chung chung “theo yêu cầu của một bên hoặc các bên” - hiểu là bên có lỗi cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức. Điều này có thể dẫn đến một hệ quả là bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức có thể “lợi dụng” quy định này để kiếm lợi, nếu thấy có lợi thì thực hiện hợp đồng, ngƣợc lại thì đƣa ra lý do hợp đồng không tuân thủ

hình thức yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu để trốn tránh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trên thực tế đã xảy ra không ít trƣờng hợp, nhất là đối với các hợp đồng mua cho thuê, bán nhà ở; hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, do giá nhà, đất tăng nhanh nên bên bán đã lợi dụng hợp đồng chƣa hoàn tất thủ tục để kiện đòi tòa tuyên hợp đồng vô hiệu hoặc yêu cầu bên mua phải trả thêm tiền,...gây ảnh hƣởng đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ hai trong hợp đồng. Rõ ràng, với cách quy định trên vô hình trung pháp luật đã “tiếp tay” cho bên vi phạm, tạo ra sự bất an toàn pháp lý cho hợp đồng (hợp đồng vẫn bị vô hiệu mặc dù các bên đã thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng) và do đó không bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của bên có tinh thần thiện chí, trung thực trong giao dịch. Mặt khác, pháp luật quy định cho “các bên” có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Ngƣời viết cho rằng việc quy định này là không cần thiết, bởi nếu “các bên” đều mong muốn hợp đồng vô hiệu thì có thể tự thỏa thuận với nhau để hủy bỏ hợp đồng mà không cần đến sự can thiệp của Tòa án, không những tự gây rắc rối cho chính bản thân họ khi phải thực hiện các thủ tục tố tụng mà còn làm tăng khối lƣợng công việc của Toàn án. Hơn nữa trƣờng hợp này hầu nhƣ không bao giờ xảy ra trên thực tế. Vậy pháp luật có nên dự liệu một trƣờng hợp không hề có trên thực tiễn? Thiết nghĩ, về vấn đề này, sẽ hợp lý hơn nếu pháp luật chỉ cho phép bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhằm bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng trên cơ sở tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng, trung thực, thiện chí của các bên.

Thứ ba, nội dung của quy định này “ngẫu nhiên” vô hiệu hóa (phủ định) vai trò của hoạt động công chứng. Theo khoản 2, Điều 129 “2. Giao dịch dân sự đã đƣợc xác lập bằng văn bản nhƣng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trƣờng hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”, nhƣ vậy thay vì bắt buộc phải làm các thủ tục công chứng, các chủ thể có cách khác để hợp pháp hóa các giao dịch mà lẽ ra phải qua thủ tục công chứng, chứng thực. Mục đích của các nhà làm luật khi đƣa ra quy định này là làm giảm đi các vụ kiện, giảm tải cho tòa án, nhƣng với nội dung nhƣ vậy sẽ tạo tác dụng ngƣợc lại, thay vì đến các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực, rất nhiều chủ thể sẽ tìm đến tòa án

để yêu cầu công nhận giao dịch hợp pháp, đặc biệt sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đƣợc ban hành, Tòa án không đƣợc từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chƣa có điều luật để áp dụng. Trên thực tế có rất nhiều các quan hệ hợp đồng đã và đang diễn ra không tuân thủ quy định về hoạt động công chứng, chứng thực đã và đang tồn tại, những hợp đồng này hầu hết đều tiềm ẩn rủi ro pháp lý cao và nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan chứng thực có các điều kiện chuyên biệt để đảm bảo an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng mà tòa án không thể làm thay đƣợc, đặc biệt, nhiều hợp đồng không thể xác minh tính hợp pháp nếu không có sự chứng kiến tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chính vì thế, việc hợp pháp hóa hợp đồng vi phạm điều kiện công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 129 đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do ý chí giao kết hợp đồng trong bộ luật dân sự 2015 (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)