2.4. Nội dung tự do ý chí trong các quy định về điều kiện có hiệu lực và hợp đồng vô
2.4.4. Hình thức hợp đồn g điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trƣờng hợp pháp
pháp luật quy định.
2.4.4.1 Về điều kiện hình thức hợp đồng
Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, hiệu lực hợp đồng không bị ràng buộc bởi các yêu cầu về hình thức vì các bên đƣợc tự do lựa chọn phƣơng thức lƣu giữ ý chí chung, nguyên tắc này cũng gián tiếp công nhận sự hình thành, sửa đổi, hạn chế, chấm dứt hợp đồng bằng thỏa thuận giữa các bên. Điều này cũng có nghĩa là về nguyên tắc, ý chí không nhất thiết đƣợc bày tỏ bằng một hình thức nhất định, nó có thể đƣợc biểu lộ bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể hoặc thậm chí là sự im lặng. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ lợi ích của ngƣời thứ ba, hoặc nhằm bảo đảm giá trị chứng cứ khi phát sinh tranh chấp, pháp luật hợp đồng quy định một số ngoại lệ đối với nguyên tắc tự do hợp đồng, đó là: một số loại hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản hoặc đƣợc giao kết theo một thủ tục chặt chẽ. Pháp luật hợp đồng các nƣớc đều thừa nhận “hình thức văn bản” bao gồm các dạng nhƣ: văn bản hợp đồng, thƣ, thông điệp điện tử (bao gồm: điện báo, telex, fax, trao đổi dữ liệu điện tử và thƣ điện tử…), có khả năng biểu hiện nội dung dƣới một hình thức hữu hình (Điều 13 Công ƣớc của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Điều 11 Luật Hợp đồng của Trung Quốc (1999), Điều 1-201 (39) Bộ luật Thƣơng mại mẫu Hoa Kỳ…). Việc quy định giao kết hợp đồng bằng văn bản có mục đích tạo bằng chứng về hợp đồng đƣợc giao kết, tạo ra các chuẩn mực và bảo đảm thận trọng khi giao kết hợp đồng. Đồng thời, nó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, tránh hiện tƣợng lừa dối, bội ƣớc trong quá trình thực hiện hợp đồng… Ngoài ra, điều kiện hình thức hợp đồng mà pháp luật hợp đồng đề cập còn phải đƣợc giao kết theo một thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Các thủ tục này thƣờng bao gồm: đăng ký hợp đồng, phê chuẩn hợp đồng bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc phải đƣợc công chứng, chứng thực (ví dụ: hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê bất động sản phải lập thành văn bản và phải đƣợc đăng ký hoặc công chứng). Việc quy định thủ tục giao kết hợp đồng có ý nghĩa trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với một số lĩnh vực nhất định (ví dụ nhƣ: thành lập công ty, thực hiện đăng ký quyền sở hữu bất động sản trong quản lý đất đai,...) hoặc nhằm bảo đảm tính công khai của hợp đồng đối với ngƣời thứ ba.
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 không có quy định riêng về hình thức của hợp đồng mà căn cứ dựa trên quy định về hình thức của giao dịch dân sự nói chung. Điều 119, BLDS 2015 quy định:
“1. Giao dịch dân sự đƣợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phƣơng tiện điện tử dƣới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử đƣợc coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trƣờng hợp luật quy định giao dịch dân sự phải đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Theo đó, hình thức hợp đồng đƣợc hiểu không chỉ là phƣơng thức ghi nhận lại sự biểu lộ ý chí mà còn là những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc trong một số trƣờng hợp nhất định. Mặt khác, BLDS 2015 cũng thừa nhận quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng tùy theo sự cần thiết, trừ một số trƣờng hợp pháp luật chỉ rõ cụ thể bắt buộc đối với một số loại hợp đồng nhất định. Các hình thức giao kết hợp đồng bao gồm:
- Thứ nhất, hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói.
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức giao dịch này thƣờng đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp các bên đã có độ tin tƣởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc sử dụng trong những giao dịch có đối tƣợng là vật phẩm tiêu dùng, lƣơng thực, thực phẩm,... tại các thị trƣờng nhƣ cửa hàng bán lẻ, chợ, trung tâm mua bán,... các bên thỏa thuận về đối tƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán,... và sau khi đã thỏa thuận xong thì giao dịch đƣợc xác lập, thực hiện và chấm dứt ngay.
- Thứ hai, hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản, gồm: + Bằng văn bản không có công chứng, chứng thực
Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng đƣợc giao kết bằng văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Hình thức này đƣợc áp dụng đối với giao dịch liên quan đến đối tƣợng
mà pháp luật không quy định đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trong các hợp đồng thuê, mƣợn động sản, vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân, hợp đồng đƣợc xác lập vào thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
+ Bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký
Đối với các hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tƣợng của nó là những tài sản mà Nhà nƣớc cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký. Hợp đồng đƣợc lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhƣng để quyền lợi của mình đƣợc bảo đảm, các bên vẫn có thể lựa chọn hình thức này để giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, nhƣ giao dịch chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, tặng cho, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai (Khoản 3, Điều 188, Luật Đất đai 2013); hợp đồng thế nhấp nhà ở phải đƣợc công chứng, chứng thực (Khoản 1, Điều 122 Luật Nhà ở 2014)...
- Thứ ba, giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng dân sự có thể đƣợc xác định thông qua những hành vi nhất định theo quy ƣớc định trƣớc, nhƣ: mua nƣớc ngọt bằng máy tự động, chụp ảnh bằng máy tự động, mua vé vận chuyển xe buýt bằng máy tự động,... ngƣời mua hàng chỉ cần tuân thủ một số thao tác nhất định trong việc trả tiền theo yêu cầu đã đƣợc hƣớng dẫn trên máy bán hàng là đáp ứng đƣợc mục đích mua hàng của mình. Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch. Hợp đồng có thể đƣợc xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biết nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hoá phát triển.
- Thứ tư, giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao kết hợp đồng bằng văn bản
Tự do hợp đồng cho phép các bên có quyền xác lập hợp đồng dƣới bất kỳ hình thức nào theo cách mà họ muốn mà chỉ cần đạt đƣợc sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, sự thỏa thuận hợp đồng không phải theo một công thức nào, ngƣời ta có thể
lập hợp đồng bằng cách trao đổi văn bản, thƣ từ truyền thống, bằng điện tín, điện thoại, qua mạng Internet và các phƣơng tiện điện tử khác. Trong đó, hình thức bằng văn bản đƣợc pháp luật các nƣớc đề cập không chỉ là văn bản viết theo quan niệm truyền thống mà bao gồm cả thông điệp dữ liệu điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và thời đại công nghệ số, sự phát triển của thƣơng mại điện tử bằng việc thực hiện các hợp đồng thông qua các phƣơng tiện điện tử, mạng Internet… trên phạm vi toàn cầu đã đặt ra yêu cầu cần loại bỏ các rào cản pháp lý của pháp luật hợp đồng ảnh hƣởng đến sự phát triển của thƣơng mại điện tử. Do vậy, pháp luật hợp đồng của các nƣớc trong đó có Việt Nam, coi hình thức thông tin điện tử có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng văn bản viết truyền thống trong giao kết hợp đồng.
Nhƣ vậy, có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự tƣơng đối đa dạng, tạo điều kiện thuận tiện cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
2.4.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện hình thức đối với hiệu lực của hợp đồng
Nhƣ chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp đồng là tự do ý chí, cũng có nghĩa, các bên chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp theo mong muốn của mình. Về nguyên tắc, ý chí có thể đƣợc bày tỏ dƣới nhiều hình thức: bằng văn bản, lời nói, hành vi cụ thể (ví dụ hành vi gửi xe vào bãi giữ xe đƣợc hiểu là hành vi giao kết hợp đồng, hay khi bạn vào siêu thị mua đồ, trả tiền và mang đồ về nhà cùng với hóa đơn là bạn và siêu thị đã vừa thực hiện một Hợp đồng miệng,...) hoặc thậm chí là sự im lặng trong một số trƣờng hợp nào đó . Song, để bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng nhƣ góp phần tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc đối với toàn xã hội, bảo vệ trật tự công cộng và lợi ích chung của cộng đồng, tuỳ theo tính chất của đối tƣợng hợp đồng mà pháp luật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức hợp đồng. Với những hợp đồng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời và giá trị tài sản thƣờng không lớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí là hợp đồng đó có hiệu lực nhƣng có những trƣờng hợp pháp luật quy định hợp đồng giao kết phải tuân theo những hình thức nhất định, nếu không các bên tham gia giao kết sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.
Nghiên cứu pháp luật một số quốc gia về hình thức hợp đồng cho thấy, pháp luật hợp đồng công nhận nguyên tắc tự do hình thức hợp đồng – nguyên tắc này đƣợc chấp
nhận ở hầu hết các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, ở một số quốc gia hình thức của hợp đồng chỉ nhằm làm chứng cứ giao kết hợp đồng (Anh, Mỹ, Pháp), một số quốc gia khác lại quy định trong một số trƣờng hợp nhất định, điều kiện hình thức của hợp đồng đƣợc coi là yêu cầu bắt buộc của hiệu lực hợp đồng (Đức, Nga) – pháp luật Việt Nam cũng theo quan điểm này khi quy định “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trƣờng hợp luật có quy định” (Khoản 2, Điều 117, BLDS 2015) và “Trƣờng hợp luật quy định giao dịch dân sự phải đƣợc thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.” (Khoản 2, Điều 119, BLDS 2015). Theo đó, khi pháp luật qui định hợp đồng phải đƣợc lập theo một hình thức xác định thì các bên phải tuân thủ. Nếu hợp đồng không đƣợc lập đúng hình thức luật định, thì hợp đồng đó bị coi là vi phạm “điều kiện” về hình thức. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị vi phạm về hình thức là hợp đồng đó chƣa đƣợc coi là hợp pháp và có hiệu lực.
Kế thừa tinh thần của BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu (bao gồm cả hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phƣơng) do vi phạm điều kiện hình thức, BLDS 2015 đã cho thấy sự “đột phá” khi có sự tiếp cận cả về pháp lý và thực tế mở rộng, mềm dẻo và cụ thể hóa, tiến bộ và tích cực hơn so BLDS 2005.
Điều 129, BLDS 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trƣờng hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã đƣợc xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhƣng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã đƣợc xác lập bằng văn bản nhƣng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trƣờng hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Và tại Khoản 1, Điều 407: “ Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 dến Điều 133 của Bộ luật này cũng đƣợc áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”
Ngƣời viết cho rằng việc quy định về hình thức là điều kiện có hiệu lực của một số hợp đồng dân sự do luật quy định , đặc biệt là đối với tài sản có giá trị cao nhƣ bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, buộc các bên trong hợp đồng phải tuân theo nếu không muốn bị tuyên hợp đồng vô hiệu là cần thiết, bởi lẽ hợp đồng đƣợc xác lập không chỉ là dựa trên sự tự do ý chí và thống nhất ý chí vì lợi ích của các bên mà ở một góc độ nhất định nó còn liên quan đến trật tự quản lý của nhà nƣớc, lợi ích chung của xã hội hay của bên thứ ba. Mặt khác, hiện nay trình độ am hiểu pháp luật ở một bộ phận dân cƣ còn hạn chế khiến họ dễ dàng trở thành nạn nhân của những phi vụ lừa đảo , lúc này hình thức bắt buộc của hợp đồng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ ngƣời dân kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ có liên quan (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận chủ quyền đối với nhà ở…).
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, nhiều tài sản đã đƣợc chuyển giao, công việc đã đƣợc thực hiện theo thỏa thuận, cam kết dân sự giữa các bên liên quan dù không tuân thủ về hình thức hoặc chƣa hoàn tất các thủ tục pháp lý của hợp đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau: hạn chế về nhận thức pháp lý của ngƣời dân, các hoạt động dịch vụ tƣ pháp chƣa đƣợc phổ biến; sự “cả nể” trong thân quen họ hàng;cơn “sốt” bất động sản; thậm chí, có thể còn cả do ngƣời dân không đủ hay không muốn mất thêm chi phí cho các giao dịch dân sự này vì ngại lệ phí trƣớc bạ quá cao, xa trụ sở cơ quan công quyền, thủ tục hành chính và các chi phí "bôi trơn" phiền hà, tốn kém... Bên cạnh đó, còn có không ít trƣờng hợp bên không thiện chí lạm dụng quy định hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức để bội ƣớc, chủ ý nại ra tranh chấp và chủ động phát đơn kiện ra tòa để đƣợc tòa tuyên giao dịch vô hiệu vì chƣa tuân thủ quy định hình thức pháp lý, buộc khôi phục nguyên trạng, của ai trả lại ngƣời nấy. Những trƣờng hợp này khiến quyền lợi bên kia hoặc bên thứ ba liên quan bị thiệt hại nặng - làm méo mó quan hệ dân sự nói chung và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng, tạo nguy cơ mất ổn định và làm tổn thƣơng các chuẩn mực đạo