hệ kinh doanh thương mại
Do đặc thù của các tranh chấp KDTM là liên quan đến các hoạt động kinh tế đa dạng và phức tạp nên khi Tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM ngoài việc áp dụng và tuân thủ theo các quy định về thủ tục tố tụng thì Tòa án còn phải áp dụng pháp luật nội dung. Tùy thuộc vào từng tranh chấp cụ thể mà Toà án phải áp dụng các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại thuộc thẩm quyền của mình nhƣ: Bộ luật Dân sự; Luật Thƣơng mại năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Ngân hàng; Luật các Tổ chức tin dụng; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010); Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Đầu tƣ công năm 2014; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010); Luật Trọng tài thƣơng mại; các Luật Thuế nhƣ Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008… để đƣa ra bản án và quyết định giải quyết tranh chấp KDTM chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật trong việc Tòa án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại rất quan trọng vì nó có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật. Để Tòa án có thể áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc chính xác, công bằng thì đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt pháp lý, đó chính là hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nội dung, điều chỉnh từng quan hệ kinh tế cụ thể phải có sự thống nhất, không đƣợc chồng chéo, mâu thuẫn nhau, phải đảm bảo đƣợc tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu lực. Từ Hiến pháp, các bộ luật, đạo luật và các văn bản dƣới luật nhƣ thông tƣ hƣớng dẫn, nghị quyết
ban hành đều phải phù hợp với nhau một cách nhất quán đảm bảo tính đồng bộ. Tránh tình trạng luật chồng lên luật, giữa các luật có sự mâu thuẫn.
Một thực tế là hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM hiện nay còn hay bị thay đổi. Thực tế này là hệ quả tất yếu của việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trƣờng. Trong quá trình thể chế hoá các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, có không ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới, chỉ chấp nhận những vấn đề đã chín muồi, có sự đồng thuận cao, do đó khó tạo ra những đột phá và từ đó, có sự ổn định cần thiết. Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn và quan điểm chiến lƣợc cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể và từ đó, của cả hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật KDTM có tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật thƣờng xuyên bị thay đổi, dẫn đến những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.