2.2. Những thành công trong thực hiện vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh
2.2.3. Tòa án bảo vệ quyền lợi của các bên trong giải quyết tranh chấp kinh
kinh doanh thương mại, thông qua hoạt động xét xử và công tác hòa giải
Vai trò bảo vệ quyền lợi của các bên đƣợc bảo đảm thông qua hoạt động xét xử các tranh chấp KDTM của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa:
Tòa án thực hiện quyền tƣ pháp là quyền xét xử, quyền đƣợc áp dụng pháp luật để ra phán quyết về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp xảy ra trong xã hội.Tòa án với chức năng và nhiệm vụ của mình đƣợc quy định trong Hiến pháp là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tƣ pháp, là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nƣớc. Vì vậy, việc xử lý các tranh chấp KDTM nói riêng bằng quyền lực nhà nƣớc đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong khi các cơ quan nhà nƣớc khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tƣ pháp mà các cơ qua đó chỉ đang thực hiện các hoạt động tƣ pháp. Từ đó, mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong việc xét xử các loại án, giao cho Tòa án đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật là xu thế tất yếu của Nhà nƣớc pháp quyền. Điều đó thể hiện vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tƣ pháp, kháng định vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tƣ pháp. Thông qua hoạt động xét xử là quá trình áp dụng pháp luật của Tòa để giải quyết tranh chấp. Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là một hình thức cụ thể của áp dụng pháp luật, nên khi thực hiện phải đƣợc tuân theo những nguyên tắc chung và quy định chung.
Cùng với sự phát triển của kinh tế tỉnh Thanh Hóa, các vụ tranh chấp KDTM ngày càng nhiều, với mức độ phức tạp và giá trị các tranh chấp lớn. Trong đời sống xã hội thƣờng ngày, các tranh chấp giữa các chủ thể quan hệ pháp luật diễn ra một cách đa dạng, phong phú và sinh động. Qua việc hòa giải, dàn xếp, thƣơng lƣợng, hoặc với sự giúp đỡ của các tổ chức nhƣ Trọng tài, Tổ hòa giải... các chủ thể tranh chấp thƣờng tự giải quyết với nhau trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa các bên hoặc theo kiểu "chín bỏ làm mƣời" giữ tình nghĩa, quan hệ lâu dài. Chỉ một số ít chủ thể trong các vụ việc tranh chấp mới có yêu cầu cơ quan Tòa án nhân dân đứng ra làm trọng tài phân xử đúng sai, phải trái để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, trong
những năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý và đƣa ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhiều vụ án tranh chấp KDTM theo thẩm quyền. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và hoạt động giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng là hoạt động áp dụng pháp luật. Có thể nói thông qua hoạt động xét xử các tranh chấp KDTM, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên:
Ví dụ: Tại số 05/2017/KDTM-PT Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử vụ án giữa Nguyên đơn: Công ty cổ phần EUROWINDOW (Địa chỉ: Lô 15, khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.)
Bị đơn: Công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ và thiết kế xây dựng CDC (Địa chỉ: Số 01/37 Đội Cung, phƣờng Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá.)
Ngày 06/12/2011 Công ty cổ phần EUROWINDOW (sau đây gọi tắt là Công ty Eurowindow) và Công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ và thiết kế xây dựng CDC (sau đây gọi tắt là Công ty CDC) ký kết hợp đồng mua bán số 1115347/11108296/DA về việc cung cấp cửa sổ, cửa đi và vách ngăn bằng vật liệu uPVC cho công trình văn phòng công ty CDC tại địa chỉ số 08 Lê Quý Đôn, phƣờng Ba Đình, TP. Thanh Hóa. Công ty Eurowindow bán cho công ty CDC 88 bộ cửa, vách kính và 116,14m2 tổng diện tích sản phẩm các loại, tổng cộng giá trị công ty CDC phải toán là 531.667.935đ.
Ngày 06/3/2012 hai bên ký kết phụ lục hợp đồng số 01/1115347/11108296/ DA về việc bổ sung khối lƣợng cửa, Công ty Eurowindow bán cho công ty CDC số lƣợng cửa, vách kính là 27 bộ, tổng diện tích sản phẩm các loại là 148,03m2, giá trị công ty CDC phải thanh toán là 390.154.459đ.
Tổng cộng giá trị hợp đồng mua bán (cả phụ lục hợp đồng) là: 921.822.394đ. Công ty Eurowindow đã thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ cam kết, tiến hành cung cấp, thi công lắp đặt đảm bảo chất lƣợng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định. Ngày 27/8/2014 hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán công trình số 1115347/11108296/DA. Quá trình thực hiện hợp đồng, công ty CDC đã thanh toán cho Công ty Eurowindow số
tiền nhƣ sau: Ngày 12/12/2011 đƣợc 160.000.000đ; ngày 12/3/2012 đƣợc 300.000.000đ; ngày 26/3/2012 đƣợc 100.000.000đ.
Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, công ty CDC tiếp tục thanh toán đƣợc nhƣ sau: Ngày 25/5/2016 đƣợc 30.000.000đ; ngày 07/6/2016 đƣợc 100.000.000đ; ngày 20/6/2016 đƣợc 100.000.000đ.
Ngày 07/7/2016 Công ty Eurowindow có đơn đề nghị rút một phần yêu cầu khởi kiện, trong đó rút yêu cầu giải quyết số tiền nợ gốc 230.000.000đ. Còn lại tiếp tục yêu cầu giải quyết nợ gốc 96.443.267đ và nợ lãi chậm thanh toán từ ngày 08/9/2014 đến ngày xét xử và tiếp tục tính lãi cho đến khi thanh toán hết nợ.
Nay Công ty Eurowindow buộc công ty CDC phải trả toàn bộ số tiền nợ là: 205.746.787 đồng và đề nghị tiếp tục tính lãi đến khi thanh toán xong nợ.
Tại phiên tòa ngày 18/01/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành hòa giải giữa hai bên đƣơng sự, các bên đƣơng sự đã thống nhất thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án. Theo đó công ty Eurowindow sẽ miễn khoản tiền lãi 109.313.520đ cho công ty CDC, chỉ yêu cầu công ty CDC thanh toán số tiền gốc còn lại là 96.433.267. Và công ty CDC đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán ngay số tiền gốc 96.433.267 cho công ty Eurowindow ngay trong ngày 18/1/2017 thông qua hình thức chuyển khoản.
Việc tiến hành xét xử vụ án tranh chấp KDTM tại phiên tòa là nhiệm vụ và là công việc riêng của Tòa án. Thông qua các phán quyết, phân xử của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, các quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân và tổ chức đƣợc khôi phục và bảo vệ đồng thời với việc buộc các bên đƣơng sự phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình đúng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện hoạt động xét xử của mình để giải quyết các tranh chấp KDTM, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn tuân thủ các nguyên tắc đƣợc quy định trong Hiến Pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm đảm bảo đƣa ra đƣợc những bản án, quyết định đúng đắn, chính xác, nghiêm minh, công bằng đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
tác dụng giáo dục to lớn ý thức tôn trọng pháp luật trong quần chúng nhân dân; sống và làm việc, xử sự theo đúng pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được thực hiện tốt thông qua công tác hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn luôn quan tâm đến việc hoà giải.
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp KDTM là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về tranh chấp. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, thâm chí đến khi tòa án đƣa vụ án ra xét xử thì Tòa án vẫn luôn đề cao việc hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Thông qua công tác hòa giải tại tòa án, quyền tự định đoạt của đƣơng sự đƣợc đề cao, rút ngắn quá trình tố tụng, giảm thiểu chi phí tố tụng, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc nhằm giúp đỡ các bên đƣơng sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong 5 năm từ 2011-2016 số vụ việc tranh chấp KDTM đƣợc tòa án tiến hành hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự là 168/562 vụ, đạt tỷ lệ 29,8%.
Việc tiến hành hoà giải phải đƣợc tiến hành theo đúng quy trình do pháp luật quy định đồng thời qua các buổi hòa giải, Tòa án tiến hành phân tích giải thích pháp luật để các đƣơng sự cân nhắc và đề ra các phƣơng án thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, hiện chí, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Việc hoà giải thành nhiều vụ án KDTM đã giúp các bên đƣơng sự giải quyết tranh chấp nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, giữ đƣợc các mối quan hệ làm ăn thân thiện tiếp tục hợp tác, đồng thời giúp cho việc thực thi những vấn đề các bên đã thoả thuận đƣợc một cách nhanh chóng.
Quan hệ dân sự nói chung và Quan hệ trong lĩnh vực KDTM nói riêng không ngừng biến động và phát triển trong khi hệ thống pháp luật của chúng ta còn chƣa
huống nảy sinh. Do đó, nếu vì lý do chƣa có quy định pháp luật điều chỉnh mà Tòa án từ chối yêu cầu giải quyết của cá nhân, pháp nhân thì quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không thể đƣợc bảo vệ một cách tốt nhất. Hơn nữa việc áp dụng pháp luật tƣơng tự đang đƣợc Bộ luật dân sự hiện hành quy định tại Điều 3 là: “Trong
trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật.”
Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, quy định Tòa án không đƣợc từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chƣa có điều luật để áp dụng là phù hợp với quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho việc triển khai thi hành các quy định của Hiến pháp vào cuộc sống.
Trong thực tế hoạt động xét xử các vụ án KDTM cho thấy, dù có căn cứ pháp luật đầy đủ nhƣng trƣớc khi đƣa ra phán quyết cuối cùng Hội đồng xét xử vẫn phải dựa vào niềm tin pháp lý của mình cũng nhƣ lẽ công bằng để thông qua một bản án đúng pháp luật và hợp đạo lý bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích của các bên.