2.4. Những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án nhân dân
2.4.1. Hạn chế trong giải thích và áp dụng các quy định pháp luật
Việc Tòa án giải quyết các tranh chấp tại Tòa án đã và đang phát huy đƣợc những mặt tích cực, đảm bảo quyền lợi ích cho các chủ thể, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh công bằng bình đẳng. Tuy nhiên, không phải không có những hạn chế của việc Tòa án giải quyết tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại. Qua công tác xét xử giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại có thể thấy hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhƣ tính cụ thể trong nhiều văn bản còn thấp, tính khả thi của một số quy định còn bất cập, hệ thống pháp luật trên một số lĩnh vực điều chỉnh quan hệ KDTM còn thiếu tính ổn định và tính dự báo chƣa cao. Mặt khác tính thống nhất, và đồng bộ của hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM vẫn bộc lộ những hạn chế gây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết tranh chấp KDTM.
Thứ nhất: Hạn chế trong việc áp dụng thủ tục rút gọn, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa phải tuân theo một trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ, một vụ án có thể phải trải qua nhiều cấp xét xử: Sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm… thời gian giải quyết kéo dài theo hàng tháng, thậm trí theo năm và có những vụ án kéo dài nhiều năm, điều này đối với các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại là một trở ngại lớn. Để khác phục thủ tục Tố tụng rƣờm rà, kéo dài Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định về trình tự thủ tục tố tụng rút gọn
Điều 316. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng đƣợc áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thƣờng nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhƣng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
2. Những quy định của Phần này đƣợc áp dụng để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn; trƣờng hợp không có quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết vụ án.
3. Trƣờng hợp luật khác có quy định tranh chấp dân sự đƣợc giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc giải quyết tranh chấp đó đƣợc thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này.
Tuy nhiên khi Tòa án áp dụng vào các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại thì không khả quan trên thực tế, cũng chính bởi quy định của Bộ Luật Tố tụng 2015 quy định về điều kiện để Tòa án đƣợc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp:
Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đƣơng sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đƣơng sự đều có địa chỉ nơi cƣ trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đƣơng sự cƣ trú ở nƣớc ngoài, tài sản tranh chấp ở nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp đƣơng sự ở nƣớc ngoài và đƣơng sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đƣơng sự đã xuất trình đƣợc chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
2. Đối với vụ án lao động đã đƣợc thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà ngƣời sử dụng lao động có quốc tịch nƣớc ngoài hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cƣ trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đƣơng sự khác, Tòa án thì bị coi là trƣờng hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn quy định tại Phần này.
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để
giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thƣờng:
a) Phát sinh tình tiết mới mà các đƣơng sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đƣơng sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; d) Phát sinh ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đƣơng sự cƣ trú ở nƣớc ngoài, tài sản tranh chấp ở nƣớc ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nƣớc ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tƣ pháp, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Trƣờng hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thƣờng thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án đƣợc tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thƣờng. Nhƣ đã phân tích ở trên, các tranh chấp KDTM là những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh tế trong và ngoài nƣớc, giá trị các HĐ rất lớn, các quan hệ rất phức tạp, có sự tham gia của các đƣơng sự là các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài vì vậy các tranh chấp trong lĩnh vực KDTM hiếm khi đáp ứng đƣợc điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn nhƣ BLTTDS 2015 quy định: tình tiết đơn giản, quan hệ pháp
luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
Chính vì vậy khi giải quyết các tranh chấp KDTM, TAND tỉnh Thanh Hóa thƣờng rất khó để giải quyết theo thủ tục rút gọn dù các bên có yêu cầu và mong muốn tranh chấp đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian để đảm bảo đƣợc hoạt động kinh doanh. Điều này lý giải tại sao tâm lý của các Doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng ngại theo đuổi các vụ
Trong thực tế, đây là một trong những hạn chế rất lớn trong việc Tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM tại tòa. Khi vƣớng vào các tranh chấp KDTM, một đặc thù là quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm, đó có thể là những HĐ mang giá trị rất lớn, có khi giá trị của HĐ các bên tranh chấp chiếm gần nhƣ hầu hết nguồn vốn tự có thậm trí có khi còn là vốn đi vay của Doanh nghiệp. Nếu khởi kiện đến Tòa án, điều các chủ thể mong muốn nhất là giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, triệt để làm sao tiết kiệm thời gian, công sức cho Doanh nghiệp, nhƣng điều đó là rất khó với trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ hiện nay. Vì vậy, thay vì đến Tòa án để giải quyết tranh chấp, các bên tự tìm cách giải quyết ngoài luật pháp, gây mất trật tự xã hội và có những hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ 2: Hạn chế trong áp dụng nguyên tắc xét xử công khai. Về cơ bản, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại thƣờng có bí mật kinh doanh, uy tín kinh doanh với rất nhiều đối tác, khách hàng khác nhau và tâm lý thông thƣờng họ không muốn vƣớng vào các tranh chấp KDTM, điều đó có thể ảnh hƣởng đến uy tín của Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trên thƣơng trƣờng, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi giải quyết tranh chấp tại tòa án thì thông thƣờng phải giải quyết công khai theo nguyên tắc “Tòa án xét xử công khai”.
Bộ luật TTDS năm 2015 có quy định:
2. Tòa án xét xử công khai. Trƣờng hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nƣớc, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ ngƣời chƣa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đƣơng sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.
Nhƣ vậy để giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh thì các đƣơng sự trong tranh chấp KDTM có thể yêu cầu xét xử. Nhƣng BLTTDS 2015 lại quy định khi Tòa tuyên án “Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15
của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án”. Với việc tòa xử kín nhƣng lại Tòa tuyên án công khai nhƣ vậy thì
đƣợc đảm bảo. Các chủ thể tham gia tranh chấp KDTM vẫn bị ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh khi đã từng phải ra Tòa để giải quyết tranh chấp.
Thứ 3: Hạn chế trong áp dụng luật nội dung trong giải quyết tranh chấp KDTM. Để điều chỉnh các quan hệ kinh tế và để Tòa án giải quyết đƣợc các tranh chấp KDTM, Nhà nƣớc đã xây dựng một hệ thống pháp luật tƣơng đối đồng bộ, hoàn chỉnh kể cả về pháp luật Tố tụng và luật nội dung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều quy định vẫn chƣa đƣợc rõ ràng do cùng một mối quan hệ nhƣng lại có nhiều luật nội dung điều chỉnh, việc áp dụng và nhận thức pháp luật có sự khác nhau. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế với nhiều quy định qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ các tồn tại, bất cập cần đƣợc giải thích, sửa đổi, bổ sung. Một số quy định của pháp luật nhiều khi chƣa thật rõ ràng, pháp luật có sự thiếu thống nhất, chƣa đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống dẫn đến việc hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giải quyết vụ án tranh chấp KDTM của Tòa án.
Theo quy định tại điều 30,31 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có tranh chấp vừa đƣợc điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự, vừa đƣợc điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành.
Chính vì lý do này mà việc xét xử các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại một số Tòa án còn lúng túng, vƣớng mắc hoặc sai lầm khi áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và quy định của Luật chuyên ngành nhƣ Luật Thƣơng mại (thƣờng xảy ra khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản đã đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng mua bán hàng hóa (đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại), về hợp đồng dịch vụ (quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng cung ứng dịch vụ (đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại), hợp đồng liên kết, liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh… theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ, hợp đồng bảo hiểm (đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng bảo hiểm (quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm)…
Vƣớng mắc ở đây là trƣờng hợp nào thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự, trƣờng hợp nào thì áp dụng quy định của Luật chuyên ngành? Vì vậy, trong thực tiễn
xét xử, việc áp dụng quy định của Luật chuyên ngành, của Bộ luật Dân sự để giải quyết vụ án của một số Tòa án chƣa thống nhất nhƣ: Có Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự; có Tòa án áp dụng quy định của Luật chuyên ngành; có Tòa án áp dụng đồng thời quy định của Bộ luật Dân sự và quy định của Luật chuyên ngành…
Sự chồng chéo và thiếu tính nhất quán đó ắt phải dẫn đến một hậu quả, đó là đƣa ra những phán quyết thiếu khách quan, ảnh hƣởng đến quyền lợi của những ngƣời tham gia tố tụng. Để việc áp dụng pháp luật đƣợc đúng và thống nhất, Tòa Kinh tế – TANDTC đã đề nghị cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cần có văn bản hƣớng dẫn theo hƣớng: Khi giải quyết vụ án kinh doanh, thƣơng mại mà tranh chấp đó vừa đƣợc điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật dân sự, vừa đƣợc điều chỉnh bởi quy định của Luật chuyên ngành thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành để giải quyết.
Nếu luật chuyên ngành không có quy định thì mới áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Chỉ có nhƣ thế, việc giải quyết mới trở nên đơn giản, dễ dàng áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật và đƣa ra những quyết định sáng suốt, công bằng.
Ví dụ khi quy định về tranh chấp hoạt động trong công ty, nhiều công ty giám đốc là ngƣời đƣợc Hội đồng quản trị thuê, khi xảy tranh chấp trong việc chi trả lƣơng cho giám đốc thì có quan điểm cho rằng đó là tranh chấp KDTM vì đây là tranh chấp trong quá trình hoạt động của công ty. Vì chi trả lƣơng thuộc hoạt động của công ty, giám đốc là thành viên công ty nên thỏa mãn điều kiện đƣợc quy định tại khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015. Tuy nhiên cũng có ý kiến khác cho rằng đây là tranh chấp trong quan hệ lao động.
Hay nhƣ trong các tranh chấp lĩnh vực tín dụng Ngân hàng đối với tài sản thế chấp là bất động sản nhà đất, đó có thể là tài sản của chính doanh nghiệp nhƣng cũng có khi là tài sản của bên thứ 3 là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đứng ra dung tài sản của mình bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng. Nhƣ vậy trong các trƣờng hợp này sẽ xảy ra quan hệ tranh chấp dân sự trong vụ án kinh doanh, thƣơng mại. Khi đó Tòa án phải áp dụng cả Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật nhà ở… Xảy ra tình trạng cũng một mối quan hệ nhƣ vậy
nhƣng có tòa xử đây là quan hệ Tranh chấp KDTM nhƣng có tòa lại cho rằng đây là quan hệ tranh chấp dân sự dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật khác nhau.
Thứ 4: Thủ tục áp dụng pháp luật còn nặng nề, phức tạp gây phiền toái cho các bên trong tranh chấp KDTM
Trình tự giải quyết các tranh chấp KDTM đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong quá trình Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa giải quyết các tranh chấp KDTM, các tổ chức, doanh nghiệp đều muốn vụ việc đƣợc giải quyết nhanh chóng, tránh sự tốn kém về thời gian, công sức đi lại. Tuy nhiên vì nhiều lý do, nếu vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết sẽ làm cho vụ án bị kéo dài gây tâm lý mệt mỏi cho các đƣơng sự. Ngoài ra, do đặc thù và tính chất riêng biệt của các tranh chấp KDTM, luật phá sản cũng là luật điều chỉnh các quan hệ KDTM. Luật phá sản năm 2014 có quy định:
Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đƣợc thực hiện nhƣ sau:
1. Cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là ngƣời phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thƣờng về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lƣơng cho ngƣời lao động. Việc tạm đình chỉ đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
2. Tòa án nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thƣơng mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ