Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 113 - 119)

3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Việc tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lƣợng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ tới môi trƣờng kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nghị quyết số 48-NQ/TW, trong đó đã đánh giá:

Hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn còn chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chƣa đƣợc coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lƣợng các văn bản chƣa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu [2].

Đồng thời Nghị quyết số 48-NQ/TW đã xác định nhiều quan điểm, định hƣớng và giải pháp chiến lƣợc cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh,

Từ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều thuận lợi và thực sự đã mang tính định hƣớng chiến lƣợc sâu sắc.

Hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng to lớn đến việc Tòa án giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại. Để Tòa án có thể áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp KDTM một cách chính xác, công bằng bảo vệ quyền, lợi ích của các bên thì một trong những giải pháp quan trọng nhất là cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật KDTM có những đặc trƣng riêng phải đảm bảo đƣợc các vấn đề sau:

- Xây dựng hệ thống pháp luật KDTM đảm bảo sự nhất quán và tính hệ thống: Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, kéo theo sự đòi hỏi sự sửa đổi luật pháp cho phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Sự sửa đổi luật pháp vì thế rất dễ tạo nên những mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp giữa các quy định mới với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu về mặt thể chế đặt ra phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với những sửa đổi của luật pháp là hết sức cần thiết và quan trọng. Pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nƣớc và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu… Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân đƣợc làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Tạo cơ sở pháp

luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bản thân và gia đình góp phần làm giàu cho đất nƣớc. Tạo lập môi trƣờng pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung co các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, từng bƣớc thống nhất áp dụng pháp luật đối với đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hƣớng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế. Đổi mới cơ bản pháp luật về phá sản[2].

Ngoài ra xuất phát từ những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến việc Nhà nƣớc ta tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ các thoả thuận quốc tế. Với tƣ cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ƣớc quốc tế, thoả thuận quốc tế, chúng ta có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế của mình, trong đó có nghĩa vụ sửa đổi pháp luật cho tƣơng thích. Vì thế việc rà soát hệ thống pháp luật để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, gây cản trở cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, cũng nhƣ việc sửa đổi luật pháp cho tƣơng thích với các cam kết, nhất là đối với các cam kết của chúng ta khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, điều ƣớc quốc tế đa phƣơng là việc làm cần thiết nhằm tăng cƣờng vị thế và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế;

Với chức năng và nhiệm vụ của mình Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực thi Bộ luật tố tụng dân sự 2014, Luật phá sản 2014 để đẩy nhanh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian. Hƣớng dẫn thực hiện Luật thi hành án dân sự; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới thi hành án dân sự theo hƣớng bỏ quy định niêm yết tại địa điểm của

bất động sản bán đấu giá; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đã bán đấu giá với thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án [22].

Pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.

- Sự ổn định của pháp luật: Pháp luật là một yếu tố thuộc thƣợng tầng kiến trúc của xã hội , phản ánh và tác động tới cơ sở hạ tầng (điều kiê ̣n chính tri ̣, kinh tế, xã hội...), do vâ ̣y, pháp luật không thể quy định cao hơn hoặc thấp hơn trình độ của đối tƣơ ̣ng mà nó phản ánh . Nhu cầu xã hô ̣i và các quan hê ̣ xã hô ̣i có tính ổn đi ̣nh tƣơng đối, nên pháp luâ ̣t cũng cần có tính ổn đi ̣nh tƣơng đối [16]. Tính ổn định của pháp luật là yêu cầu cần thiết , bởi không thể thƣờng xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật [7].

Sự ổn định của pháp luật KDTM là yêu cầu cần thiết, bởi các chủ thể tham gia hoạt động KDTM chỉ yên tâm đầu tƣ và kinh doanh khi hệ thống pháp luật ổn định đảm bảo đƣợc các quyền và lợi ích của họ. Các nhà đầu tƣ không thể đầu tƣ khi hệ thống pháp luật thƣờng xuyên bị thay đổi Ngạn ngữ Anh có câu: “Pháp luật thay đổi thƣờng xuyên thì tệ hơn là không có pháp luật”

Việc Tòa án áp dụng án lệ trong giải quyết án KDTM chính là phƣơng thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định, minh bạch.

Án lệ là những bản án, quyết định mà toà án làm căn cứ để áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tƣơng tự sau này. Đây không phải là hai từ đồng nghĩa và dẫn chiếu đến nhau. Trong lĩnh vực tƣ pháp quốc tế, án lệ còn đƣợc hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn Tòa án. Mà theo đó, là các bản án hoặc quyết định của Tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của Thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và trong tƣơng lai mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tƣơng ứng [18].

Việc Tòa án áp dụng án lệ trong việc giải quyết tranh chấp KDTM ngoài việc đảm bảo tính ổn định của pháp luật còn có ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tƣơng tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lƣợng đƣợc kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Ngƣời tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thƣớc mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì đƣợc đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đƣa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi ngƣời nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh đƣợc chuyện dƣ luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thƣơng mại biết phòng tránh rủi ro...

Việc nhất thể hóa hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vừa là đòi hỏi của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và huy động mọi nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh đó, đây cũng chính là một yêu cầu nhằm tăng cƣờng tính minh bạch và nhất quán, qua đó làm giảm cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh. Quá trình này đòi hỏi hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh doanh cần đƣợc tiếp tục rà soát và hoàn thiện theo hƣớng tăng cƣờng công khai, minh bạch, công bằng và bảo đảm tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Hệ thống này cần bảo đảm đƣợc quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức trong việc thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, cũng nhƣ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời các trình tự, thủ tục hành chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh cũng cần đƣợc cải cách theo hƣớng này nhằm giảm thiểu tối đa những rào cản phát sinh từ cơ chế, phƣơng thức quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong một số lĩnh vực có sự giao tiếp thƣờng

xuyên giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhƣ thuế, hải quan, quản lý thị trƣờng hoặc các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực (lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm,...)

Bên cạnh đó việc bảo đảm quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động KDTM, liên quan đến môi trƣờng kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải đƣợc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, cần tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần đƣa pháp luật có tính thực thi cao trong thực tế, giảm đi những tranh chấp KDTM phát sinh.

- Tính minh bạch: Trong bối cảnh thực hiện chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thời gian vừa qua, việc đảm bảo tính minh bạch của hệ thống pháp luật ở nƣớc ta đƣợc đề cập đến nhiều nhƣ là một trong những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của nhà nƣớc và là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế.

Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật đƣợc công bố, đƣợc phổ biến rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể đƣợc coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho Nhà nƣớc pháp quyền.

Các chính sách Kinh tế và pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc ban hành đều xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và ngƣợc lại, ảnh hƣởng của các chính sách đó đến thực tiễn đòi hỏi các đối tƣợng chịu tác động của chính sách phải nắm bắt đƣợc nội dung của chính sách; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi Nhà nƣớc không thể khép kín phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ các cơ quan mà phải mở rộng phạm vi thông tin đến các đối tƣợng có liên quan, đối tƣợng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các chính sách;

Phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi không chỉ các cơ quan quản lý cần thông tin mà các doanh nghiệp, thể nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phải cập nhật thông tin nhiều hơn để phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tính minh bạch của các quy định của pháp luật còn bị chi phối bởi các điều ƣớc quốc tế mà các quốc gia đã ký kết hoặc gia nhập;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)