Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 107)

2.4. Những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án nhân dân

2.4.5. Nguyên nhân hạn chế

trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM là chất lƣợng của các chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền: Hiến pháp và một số đạo luật chƣa thể áp dụng nếu không có các văn bản dƣới luật cụ thể hóa và hƣớng dẫn thi hành dẫn đến việc Tòa án gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM. Các văn bản dƣới luật vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật kinh tế cần có số lƣợng lớn các văn bản hƣớng dẫn thi hành [8]. Điều này chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu đảm bảo tính tối thƣợng của Hiến pháp và của các đạo luật trong Nhà nƣớc pháp quyền. Đồng thời, việc văn bản luật cần có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành ít nhiều gây khó khăn cho việc đảm bảo tính thống nhất và tính pháp chế của pháp luật. Thực trạng này là do các văn bản luật thƣờng có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh rộng [25]. Bên cạnh đó kết quả cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp chƣa đồng bộ và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng. Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh tế có thời gian áp dụng rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật thƣờng xuyên thay đổi sẽ tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.

Thứ hai: Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của các doanh nghiệp, nhất là pháp

luật về cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, hội nhập quốc tế còn thấp. Nguyên nhân là do hiệu quả tuyên truyền pháp luật chƣa cao và doanh nghiệp chƣa thực sự coi trọng việc tìm hiểu pháp luật.

Thứ ba: Chi phí thực thi pháp luật còn cao, chẳng hạn chi phí kinh doanh [11],

tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong các tranh chấp KDTM. Cơ chế thực thi và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật còn kém hiệu lực, hiệu quả.

2.4.5.2. Nguyên nhân từ hoạt động của Tòa án

Với những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đến vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ: Nhiệm vụ

việc của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn khó khăn, thiếu thốn. Đó còn là đòi hỏi của nhân dân và xã hội đối với công tác Tòa án ngày càng cao; tình hình những tranh chấp phát sinh trong xã hội ngày càng phức tạp; sự phối hợp trong công tác của các cơ quan hữu quan với Tòa án còn có những bất cập. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tòa án từng cấp còn chƣa hợp lý, chƣa tạo đƣợc cơ sở pháp lý, cơ chế và điều kiện thuận lợi để các Tòa án thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Việc xử lý các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Tòa án, chế độ, chính sách cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ, công chức Tòa án còn nhiều bất cập. Nó chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của cơ quan Tòa án trong bộ máy Nhà nƣớc, chƣa đáp ứng đƣợc các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Theo đó, Tòa án mới chỉ đƣợc xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của hoạt động tƣ pháp. Chất lƣợng xét xử giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Những khiếm khuyết, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa án làm hạn chế vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM,

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích môi trƣờng kinh doanh và thực trạng các tranh chấp KDTM đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, với sự phát triển của kinh tế tỉnh Thanh Hóa, các Doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày một nhiều với sự tham gia của các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI, cùng với đó là sự gia tăng về số lƣợng của các tranh chấp KDTM , giá trị các tranh chấp lớn và nội dung của các tranh chấp rất phức tạp. Tuy nhiên Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM diễn ra trên địa bàn tỉnh. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp KDTM nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên qua đó góp phần bảo đảm ổn định môi trƣờng kinh doanh , thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Qua việc phân tích vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết các tranh chấp KDTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân thành công cũng nhƣ những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp KDTM.

Chƣơng 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

KINH DOANH THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)