Hạn chế liên quan đến tổ chức hoạt động của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 101)

2.4. Những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án nhân dân

2.4.3. Hạn chế liên quan đến tổ chức hoạt động của Tòa án

- Hạn chế về con ngƣời: Với số lƣợng vụ án kinh doanh, thƣơng mại ngày càng gia tăng và tính chất vụ án ngày càng phức tạp nhƣ hiê ̣n nay , các Thẩm phán và HTND, những ngƣời trực tiếp giải quyết tranh chấp vẫn còn hạn chế về kiến thức kinh doanh thƣơng mại, nhất là những Thẩm phán sơ cấp.

Theo quy định của Bộ luật TTDS 2015, các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết gồm tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục

đích lợi nhuận; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa ngƣời chƣa phải là thành viên công ty nhƣng có giao dịch về chuyển nhƣợng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với ngƣời quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;Các tranh chấp khác về kinh doanh, thƣơng mại, trừ trƣờng hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Một thực tế hiện nay, các doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI thƣờng hoạt động ở các Khu Công nghiệp đóng các huyện xa trung tâm thành phố để tận dụng nguồn lao động tại địa phƣơng và quỹ đất rộng rãi. Vì thế khi xảy ra tranh chấp thì thẩm quyền thƣờng thuộc về các Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở doanh nghiệp đóng trên địa bàn.Trong khi một thực tế là Thẩm phán tại Tòa án nhân dân cấp huyện đa phần những những thẩm phán sơ cấp

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trƣờng, các loại tranh chấp KDTM ngày càng trở nên phức tạp. Có những tranh chấp với sự tham gia của các Doanh nghiệp FDI, các công ty xuyên quốc gia với những giá trị hợp đồng rất lớn không chỉ bằng tiền Việt Nam mà có thể bằng USD thì việc giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại các tòa án nhân dân cấp huyện cũng là một hạn chế. Một thực tế hiện nay các Thẩm phán và HTND ở Tòa án cấp huyện đang còn hạn chế kiến thức về Các hiệp định thƣơng mại, hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp, hệ thống tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại. Trong khi Tòa án nhân dân Tối cao chƣa tổ chức nhiều các đợt tập huấn cho Thẩm phán, HTND về vấn đề này Điều này cũng là một hạn chế rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM tại tòa án.

2.4.4. Hạn chế liên quan đến chủ thể kinh doanh thương mại

Theo kết quả khảo sát về cảm nhận của doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp tại Toà án do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, trong năm 2013 và 2014, chỉ có khoảng 52% doanh nghiệp muốn khởi kiện ra Tòa khi gặp tranh chấp và trên thực tế cũng mới chỉ có 6,3% doanh nghiệp đã từng sử dụng phƣơng thức này để giải quyết tranh chấp.

Trên thực tế, trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chƣa coi trọng yếu tố pháp luật thậm chí còn lơ là, không quan tâm đến những quy định hay các thay đổi trong các chính sách pháp luật, điều này tập trung phần lớn trong bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế ngày càng phát triển, pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện hơn, điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang ngày một sâu và rộng, các quốc gia thƣờng xuyên ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng với nhau, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế... thì những quy định pháp luật về kinh doanh là vô cùng phức tạp. Doanh nghiệp sẽ không khỏi lúng túng khi va chạm với hệ thống pháp luật. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đúng pháp luật, phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh thì doanh nghiệp rất cần phải có tƣ vấn pháp luật.

Doanh nghiệp hiện nay còn có tâm lý ngại ra tòa khi giải quyết các tranh chấp KDTM. Có rất nhiều vụ việc tranh chấp đơn giản, giá trị tranh chấp thấp, các bên đều đã thống nhất về nội dung tranh chấp và chứng cứ rõ ràng, song Tòa án vẫn phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định khiến quá trình tố tụng kéo dài, phải tính thời gian theo năm, đặc biệt là các vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Điều này gây khó khăn đối với những chủ thể quý trọng thời gian và cơ hội nhƣ doanh DN, gây thiệt hại cho họ cả về thời gian và tiền bạc. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến việc số lƣợng án tồn đọng ngày càng tăng, quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp không đƣợc đảm bảo.

2.4.5. Nguyên nhân hạn chế

trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM là chất lƣợng của các chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ KDTM chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền: Hiến pháp và một số đạo luật chƣa thể áp dụng nếu không có các văn bản dƣới luật cụ thể hóa và hƣớng dẫn thi hành dẫn đến việc Tòa án gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM. Các văn bản dƣới luật vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật kinh tế cần có số lƣợng lớn các văn bản hƣớng dẫn thi hành [8]. Điều này chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu đảm bảo tính tối thƣợng của Hiến pháp và của các đạo luật trong Nhà nƣớc pháp quyền. Đồng thời, việc văn bản luật cần có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành ít nhiều gây khó khăn cho việc đảm bảo tính thống nhất và tính pháp chế của pháp luật. Thực trạng này là do các văn bản luật thƣờng có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh rộng [25]. Bên cạnh đó kết quả cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp chƣa đồng bộ và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng. Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh tế có thời gian áp dụng rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật thƣờng xuyên thay đổi sẽ tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế.

Thứ hai: Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của các doanh nghiệp, nhất là pháp

luật về cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, hội nhập quốc tế còn thấp. Nguyên nhân là do hiệu quả tuyên truyền pháp luật chƣa cao và doanh nghiệp chƣa thực sự coi trọng việc tìm hiểu pháp luật.

Thứ ba: Chi phí thực thi pháp luật còn cao, chẳng hạn chi phí kinh doanh [11],

tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong các tranh chấp KDTM. Cơ chế thực thi và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng trong quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật còn kém hiệu lực, hiệu quả.

2.4.5.2. Nguyên nhân từ hoạt động của Tòa án

Với những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đến vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ: Nhiệm vụ

việc của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn khó khăn, thiếu thốn. Đó còn là đòi hỏi của nhân dân và xã hội đối với công tác Tòa án ngày càng cao; tình hình những tranh chấp phát sinh trong xã hội ngày càng phức tạp; sự phối hợp trong công tác của các cơ quan hữu quan với Tòa án còn có những bất cập. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tòa án từng cấp còn chƣa hợp lý, chƣa tạo đƣợc cơ sở pháp lý, cơ chế và điều kiện thuận lợi để các Tòa án thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Việc xử lý các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Tòa án, chế độ, chính sách cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ, công chức Tòa án còn nhiều bất cập. Nó chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của cơ quan Tòa án trong bộ máy Nhà nƣớc, chƣa đáp ứng đƣợc các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của TAND theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Theo đó, Tòa án mới chỉ đƣợc xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của hoạt động tƣ pháp. Chất lƣợng xét xử giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Những khiếm khuyết, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa án làm hạn chế vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM,

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích môi trƣờng kinh doanh và thực trạng các tranh chấp KDTM đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, với sự phát triển của kinh tế tỉnh Thanh Hóa, các Doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày một nhiều với sự tham gia của các Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI, cùng với đó là sự gia tăng về số lƣợng của các tranh chấp KDTM , giá trị các tranh chấp lớn và nội dung của các tranh chấp rất phức tạp. Tuy nhiên Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM diễn ra trên địa bàn tỉnh. Việc Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp KDTM nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên qua đó góp phần bảo đảm ổn định môi trƣờng kinh doanh , thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Qua việc phân tích vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong giải quyết các tranh chấp KDTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân thành công cũng nhƣ những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp KDTM.

Chƣơng 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

KINH DOANH THƢƠNG MẠI

3.1. Yêu cầu bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại chấp kinh doanh thƣơng mại

Hiện nay, hệ thống Toà án nhân dân nƣớc ta đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (Toà án nhân dân cấp tỉnh) và Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Toà án nhân dân cấp huyện)

Với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động xét xử giải quyết các tranh chấp KDTM của Toà án đang đứng trƣớc nhiều thách thức khi các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài có chiều hƣớng tăng về số lƣợng và phức tạp, đa dạng hơn về tính chất và hình thức biểu hiện trong khi Toà án chƣa theo kịp với sựphát triển của Kinh tế và đòi hỏi của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Để ngƣời dân và Doanh nghiệp yên tâm làm ăn góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc thì cần phải chứng minh cho họ thấy quyền, lợi ích hợp pháp và tài sản của họ đƣợc pháp luật đảm bảo, bảo vệ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và điều này chính là nói đến vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết các tranh cấp KDTM

Với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập quốc tế thì đòi hỏi của Nhà nƣớc và nhân dân nói chung và của các chủ thể tham gia hoạt động Kinh doanh thƣơng mại nói riêng đối với cơ quan Toà án ngày càng cao. Toà án với nhiệm vụ và chức năng là cơ quan xét xử theo đúng tinh thần cải cách tƣ pháp đã đƣợc đề ra trong các Nghị quyết của Đảng.Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 để Toà án là trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm., trong đó định hƣớng quan trọng để xây dựng một nền tƣ pháp hiện đại, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc, bảo đảm nguyên tắc “Trong hệ

thống tư pháp, Tòa án giữ vị trí trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm, nâng cao tính độc lập trong xét xử, các phán quyết của Tòa án phải được thi hành” [3].

Là cơ quan nhân danh Nhà nƣớc có chức năng phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý, Tòa án nhân dân có vai trò rất quan trọng không chỉ trong bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn bảo vệ lẽ phải bảo vệ công lý. Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm trong các tranh chấp KDTM, khi các bên không thể thƣơng lƣợng thì các chủ thể trong tranh chấp KDTM sẽ tìm đến Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình, nơi Tòa án là biểu tƣợng của công lý. Việc Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong xã hội nói chung và tranh chấp trong lĩnh vực Kinh doanh thƣơng mại nói riêng thể hiện vị trí và vai trò của Tòa án trong xã hội. Quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp KDTM đƣợc thể hiện qua mấy yêu cầu sau:

3.1.1. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên, phát triển kinh tế

Mấy năm trở lại đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo đánh giá của TANDTC, trong thời gian qua, toàn ngành đã thụ lý, giải quyết gần 200.000 các việc dân sự. Một trong số những việc đó là những tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thƣơng mại. Có thể nói, đó là một con số không nhỏ, phản ánh một thực tế về sự gia tăng của các tranh chấp kinh tế cũng nhƣ những loại án đặc thù, mới phát sinh mà để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là một công việc không phải đơn giản.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nƣớc ta đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tƣơng ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lƣợng lớn. Ở Việt Nam các đƣơng sự thƣờng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhƣ một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của

mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thƣơng lƣợng, hoà giải. Chính vì vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Toà án là một thiết chế của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)