3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các
3.2.3. Giải pháp tuyên truyền pháp luật
Có thể nói, phần lớn ngƣời dân nói chung và các chủ thể tham gia hoạt động KDTM nói riêng thƣờng cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà ngƣời ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị và pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp.
Pháp luật đƣa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp nhƣ thuế, đầu tƣ... sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng đƣợc các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trƣớc những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh đƣợc các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.
Trong quan hệ KDTM hiện nay, các yếu tố rủi ro đối với các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Các rủi ro đó phát sinh từ các quan hệ với đối tác, các vi phạm tranh chấp hợp đồng có thể phát sinh, các thiệt hại về kinh tế do thiếu kinh nghiệm đàm phán về quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ trong các giao dịch theo hƣớng tối đa hoá quyền và giảm thiểu nghĩa vụ hay xác định các chế tài cho các tình huống
ngoài ý muốn. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể gặp rủi ro từ các quan hệ với Nhà nƣớc: các vi phạm về các nghĩa vụ công cộng nhƣ nộp thuế, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm chất lƣợng, bảo đảm an toàn của ngƣời lao động.. Và các chủ thể tham gia hoạt động KDTM thƣờng chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cƣỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cƣỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho họ hiểu đƣợc rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cƣỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trƣờng thuận lợi tạo điều kiện cho con ngƣời giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Pháp luật về kinh doanh là một môi trƣờng pháp lý phát huy sự sáng tạo và bản lĩnh làm giàu chính đáng của các nhà doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân làm giàu cho mình và cho đất nƣớc.
Chú trọng và tăng cƣờng công tác tuyên truy ền phổ biến pháp luật trong nâng cao nhận thức về pháp luật cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại là việc làm quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại thêm vững vàng, tự tin trong hợp tác với đối tác trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh đất nƣớc ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Với các kiến thức pháp luật của mình, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức tham gia hoạt động thƣơng mại sẽ chấp hành tốt các quy định của pháp luật, giảm sự tranh chấp cần Tòa án phải giải quyết.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trƣớc những bất cập và hạn chế trong thực tế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp KDTM, tác giả đề xuất một số yêu cầu và giải pháp bảo đảm thực hiện nhằm nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân khi giải quyết Tranh chấp KDTM. Yêu cầu bảo đảm vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp KDTM đƣợc thể hiện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Để nâng cao vai trò của Tòa án khi giải quyết tranh chấp KDTM cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Giải pháp quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ các văn bản pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó cần hoàn thiện tổ chức hoạt động của Tòa án, tập trung vào việc nâng cao vai trò của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân , thƣ ký trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết án KDTM qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ đƣợc đảm bảo.
KẾT LUẬN
Hoạt động Kinh doanh thƣơng mại luôn là một hoạt động phức tạp, kèm theo là sự rủi ro lớn. Tuy nhiên, Kinh doanh thƣơng mại chính là sự phát triển của nền kinh tế xã hội mỗi quốc gia. Để một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh doanh thƣơng mại nói riêng phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật và đảm bảo bằng pháp luật.
Khi tranh chấp KDTM xảy ra đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hƣởng gián đoạn, uy tín, bí mật kinh doanh trên thƣơng trƣờng bị ảnh hƣởng.. Thay vì tập trung kinh doanh sản xuất thì các chủ thể thƣơng mại lại phải tốn thời gian chi phí và công sức để giải quyết các tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vì vậy Tòa án đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại. Việc Tòa án với chức năng nhiệm vụ là áp dụng các quy định của pháp luật để xét xử, giải quyết các tranh chấp KDTM là việc cần thiết và quan trọng. Tòa án nhân danh Nhà nƣớc sử dụng pháp luật để bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia vào quan hệ Kinh doanh thƣơng mại. Qua việc Tòa án giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại cũng góp phần tạo nên một môi trƣờng kinh doanh có tính pháp lý và có sự kỷ cƣơng, tạo niềm tin công lý, tạo nên sự công bằng và bình đẳng cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại cả trong và ngoài nƣớc.
Nếu Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp KDTM sẽ tạo nên một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và công bằng, tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình đƣợc đảm bảo và đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ một cách hiệu quả, các chủ thể sẽ yên tâm hoạt động kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp trong nƣớc yên tâm hoạt động sản xuất và đồng thời cũng thu hút đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ và kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam; tạo sự phát triển cho kinh tế quốc gia. Ngƣợc lại, nếu các tranh chấp KDTM không đƣợc giải quyết một cách kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả rất xấu có thể tác động đến cả nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Nghị quyết 02-NQ/TW ngày
27/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.
2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Hoàng Minh Chiến, Tổng quan về tranh chấp trong kinh doanh, trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
5. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa (2016), Số liệu thống kê, Thanh Hóa.
6. Cục Thống kê Thanh Hóa (2016), Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội năm 2016 của tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.
7. Hà Hùng Cƣờng (2006), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa" http://www.nclp.org.vn, ngày 1/8/2015 Dịch giả: Trƣơng Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
8. Hà Hùng Cƣờng (2009), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2+3), tr.17-25.
9. Nguyễn Đăng Dung, Đặng Phƣơng Hải (2015), “Tòa án thực hiện quyền tƣ
pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân”, Tạp chí Lý
luận Chính trị, (02).
10. Trần Văn Độ (2014), “Quy định của Hiến pháp về Tòa án nhân dân”, Báo Nhân dân Điện tử, (ngày 11/4/2014).
11. Edmund Malesky, (Trƣởng nhóm)/Đậu Anh Tuấn, Phạm Ngọc Thạch…
(2016), Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của
12. F E A Sander và S B Goldberg (1994), Giải tỏa nỗi lo không cần thiết, Cẩm nang hƣớng dẫn thân thiện với ngƣời lựa chọn ADR, Nguyệt san Đàm phán, (55).
13. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý thực hành Luật thương mại, Luật kinh
doanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Lê Thị Hồng Hải (2009), Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ
WTO, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - ĐH Quốc Gia, Hà Nội.
15. Hà Thị Mai Hiên, Trần Văn Biên (Đồng chủ biên) (2011), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 2011, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật, Nxb Tƣ pháp.
16. Vũ Đức Khiển (Chủ nhiệm đề tài ) (2005), Xây dựng và hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luật đáp ứng các yêu c ầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Báo cáo phúc trình Đề tài KX 04.05 thuộc Chƣơng
trình KX-04, Hà Nội.
17. Liên Hợp quốc (1985), Luật mẫu của Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế, (UN
Commission on International Trade Law: UNCITRAL).
18. Michel Fromont, (Giáo sƣ đại học Panthéon Sorbon – Paris I), Dịch giả: Trƣơng Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình (2006), Các hệ thống Pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
19. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tại Thanh Hóa (2016),
Báo cáo tổng kết năm 2016, Thanh Hóa.
20. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Raymond Wacks, dịch giả Phạm Kiều Tùng (2011), Triết học luật pháp, Nxb
Tri thức, Hà Nội.
22. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP năm 2016 cuả
Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
23. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2011-2016), Số liệu thống kê tình hình giải
quyết án KDTM giai đoạn 2011-2016, Thanh Hóa.
24. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật Thương mại, Hà Nội.
25. Hoàng Văn Tú (2013), Chính sách xây dựng pháp luật, Kỷ yếu hội thảo khoa
PHỤ LỤC DANH MỤC
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)
1.4 Đối với tranh chấp về kinh doanh,
thƣơng mại có giá ngạch
a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000
đồng 5% của giá trị tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vƣợt quá 400.000.000 đồng d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vƣợt quá 800.000.000 đồng đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vƣợt 2.000.000.000 đồng e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vƣợt 4.000.000.000 đồng 2
Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thƣơng mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luậtvề Trọng tài thƣơng mại
a Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định, thay đổi trọng tài viên 300.000 đồng
b
Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
c
Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài; yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập ngƣời làm chứng
800.000 đồng
d Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng
tài 500.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại không có giá ngạch
3.000.000 đồng
2 Án phí KDTM phúc thẩm
2.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại 2.000.000
đồng
Biểu phí Trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số: 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC
Trị giá vụ tranh chấp Phí trọng tài (đã bao gồm VAT)
100.000.000 trở xuống 16.500.000 100.000.001 đến 1.000.000.000 16.500.000 + 7,7% số tiền vƣợt quá 100.000.000 1.000.000.001 đến 5.000.000.000 85.800.000 + 4,4% số tiền vƣợt quá 1.000.000.000 5.000.000.001 đến 10.000.000.000 261.800.000 + 2,75% số tiền vƣợt quá 5.000.000.000 10.000.000.001 đến 50.000.000.000 399.300.000 + 1,65% số tiền vƣợt quá 10.000.000.000 50.000.000.001 đến 100.000.000.000 1.059.300.000 + 1,1% số tiền vƣợt quá 50.000.000.000 100.000.000.001 đến 500.000.000.000 1.609.300.000 + 0,50% số tiền vƣợt quá 100.000.000.000 500.000.000.001 trở lên 3.609.300.000 + 0,30% s