Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đảm bảo việc ADPL đúng đắn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)

2.2. Những thành công trong thực hiện vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh

2.2.2. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đảm bảo việc ADPL đúng đắn trong

trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân mang những đặc điểm chung của hoạt động áp dụng pháp luật và đƣợc thực hiện theo đúng các nguyên tắc chung của lý luận Mác - Lênin về Nhà nƣớc và pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các tranh chấp KDTM của Tòa án là một nội dung cụ thể, đặc biệt và quan trọng của hình thức áp dụng pháp luật nói chung. Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là việc thực hiện pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án để ban hành các bản án, các quyết định nhân danh Nhà nƣớc phân xử đúng, sai, xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiến hành áp dụng pháp luật để tiến hành xét xử trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Khi các chủ thể không tự giải quyết các tranh chấp với nhau và một bên làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa yêu cầu sự can thiệp của toà án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp đƣợc yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trên cơ sở áp dụng pháp luật hiện hành, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa sẽ nhân danh quyền lực nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để ra bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Bản án, quyết định của toà án đƣợc cơ quan thi hành án của Nhà nƣớc bảo đảm thi hành.

Việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại toà án đƣợc tiến hành theo thủ tục tố tụng tƣ pháp quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản đƣợc quy định tại Chƣơng II BLTTDS, từ Điều 3 đến Điều 25. Do đó, bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để toà án áp dụng khi xét xử tranh chấp đƣa đến toà án nói chung và tranh chấp thƣơng mại nói riêng. Dựa vào nội dung các tranh chấp thƣơng mại mà toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 30, điều 31 BLTTDS 2015, có thể thấy, các văn bản pháp luật chủ yếu mà toà án thƣờng dùng làm căn cứ pháp lý để

giải quyết các tranh chấp thƣơng mại thuộc thẩm quyền của mình là: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Thƣơng mại năm 2005; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010); Luật Du lịch năm 2005; Luật Dƣợc năm 2005; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật Đầu tƣ công năm 2014; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).

Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa chỉ giải quyết tranh chấp thƣơng mại thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 30 BLTTDS và giữa các bên không có thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp đó bằng con đƣờng trọng tài. Ngoài ra thẩm quyền giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại toà án còn đƣợc phân định theo cấp toà án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Thẩm phán, Hội đồng xét xử ở Tòa án Thanh Hóa khi giải quyết các tranh chấp KDTM phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ Luật Thƣơng mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, luật Bảo hiểm, Luật Kinh doanh Hàng Hải… nhằm đƣa ra bản án và quyết định chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao.

Ví dụ: tại Bản án số 11/2012/KDTMST ngày 24 tháng 4 năm 2012 về việc tranh chấp HĐ bảo hiểm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa:

Tóm tắt:

Nguyên đơn: Công ty TNHH Thái Tuấn

Địa chỉ: Xóm 1 xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Bị đơn: Công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hang Nông nghiệp (ABIC) Địa chỉ: Số 343 Đội Cấn, Phƣờng Ba Đình, TP Thanh Hóa.

Ngày 17/6/2009 ABIC và Cty Thái Tuấn ký HĐ bảo hiểm số 081000/07102/KVTH -NA/2009, bảo hiểm thân vỏ tàu Thái Tuấn 27. Cty ABIC cấp đơn bảo hiểm thân tàu số 081000/07102/KVTH-NA/2009 với thông tin nhƣ sau: Ngƣời đƣợc bảo hiểm: Công ty Thái Tuấn. Tên tàu; Thái Tuấn 27, năm sản xuất 2008; Loại tàu chở hang tổng hợp. Trọng tải 3.146,9 DWT, Dung tích 1.598 GT; Đăng kiếm: VRHIII.

Số IMO; Thái Tuấn. Thời hạn bảo hiểm: 00h 00’ ngày 18/6/2009 đến hết 24h ngày 17/6/2010. Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện “A”. Giá trị bảo hiểm thân tàu: 28.000.000.000đ. Phí bảo hiểm 196.000.000đ (đã bao gồm VAT) đƣợc thanh toán làm 4 kỳ, mỗi kỳ thanh toán 49.000.000đ.. Phạm vi tàu hoạt động: Vùng biển Việt Nam. Sau khi ký HĐ, Công ty Thái Tuấn dã thực hiện việc nộp phí bảo hiểm đầy đủ cho ABIC với tổng số tiền 196.000.000đ. Trong thời hạn tham gia bảo hiểm, trong quá trình hoạt động, vào hồi 4h ngày 21/11/2009 tàu Thái Tuấn bị tai nạn hàng hải do gặp thời tiết xấu tại vùng biển Quảng Bình khi đang chở 3080 tấn phụ gia xi măng từ cảng Cát Lở Vũng Tàu đến Hải Phòng, trên tàu có 12 thuyền viên. Vụ tai nạn làm chìm toàn bộ tàu Thái Tuấn tại vị trí cách bờ biển Quảng Bình 20 hải lý, cách đảo Hòn Ông khoảng 5 hải lý về hƣớng Đông Nam, 10 thuyền viên đƣợc tàu cá đang hoạt động gần đó cứu sống, 2 thuyền viên bị mất tích. Sau khi tai nạn xảy ra Cty Thái Tuấn đã báo ngay cho ABIC, các cơ quan chức năng, phối hợp với Đà Nẵng MRCC, cảng vụ hàng hải Hải Phòng xác định tạo độ tàu bị chìm để phối hợp tìm hƣớng xử lý và tìm cách trục vớt cứu nạn tàu Thái Tuấn 27, tổ chức tìm kiếm 2 thuyền viên bị mất tính nhƣng không có kết quả. Song song với việc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, Công ty Thái Tuấn đồng thời hoàn thiện hồ sơ khiếu nại bồi thƣờng theo đúng quy định của ABIC. Nhƣng công ty ABIC không có bất kỳ văn bản nào trả lời, sau hai năm ngày 07/10/2011 ABIC có thông báo bằng văn bản về việc từ chối bồi thƣờng cho công ty Thái Tuấn với lý do: Tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ không xác định đƣợc vị trí, nguyên nhân và tổn thất thực tế của tàu Thái Tuấn. Công ty ABIC cho rằng tàu Thái Tuấn 27 đã hoạt động ngoài phạm vi cho phép.

Xét thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, Công ty Thái Tuấn đã làm đơn khởi kiện đến TAND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tòa án giải quyết buộc công ty ABIC phải thực hiện HĐ bảo hiểm, bồi thƣờng cho Cty Thái Tuấn số tiền 28.000.000.000đ, buộc ABIC phải trả số tiền lãi tính trên số tiền ABIC phải bồi thƣờng cho CTy Thái Tuấn kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm.

Sau khi xem xét đánh giá toàn bộ chứng cứ các bên xuất trình, nghe lời trình bầy của các đƣơng sự tại tòa, HĐXX đã áp dụng: Điểm n khoản 1 điều 29; điểm

b,g khoản 1 điều 36; điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự, Khoản 2 điều 2 Luật Kinh doanh Bảo hiểm; điều 224, điều 228, khoản 2 điều 244 Luật Hàng Hải; khoản 2 điều 576 Bộ luật Dân sự;Quyết định số 2868 ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án Xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của công ty Thái Tuấn. Buộc Công ty ABIC phải bồi thƣờng cho công ty Thái Tuấn số tiền bảo hiểm thâm tàu Thái Tuấn 27 số tiền 28.000.000.000đ đúng nhƣ HĐ bảo hiểm hai bên đã ký kết, Buộc Công ty ABIC phải trả số tiền lãi chậm trả kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thánh toán tiền bảo hiểm khi hồ sơ khiếu nại bồi thƣờng đƣợc xem là hợp lệ. Tiền lãi đƣợc tính theo lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định..

Bản án số 11/2012/KDTMST ngày 24 tháng 4 năm 2012 về việc tranh chấp HĐ bảo hiểm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đƣợc cả hai bên đƣơng sự chấp nhận, không có kháng cáo kháng nghị, án có hiệu lực pháp luật và đã đƣợc cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa thi hành. Để có đƣợc bản án đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên đƣơng sự, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng pháp luật nội dung là căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật TTDS, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Hàng hải, để giải quyết tranh chấp.

Khi tham gia vào các hoạt động thƣơng mại, các chủ thể tham gia bao giờ cũng cùng nhau ký các hợp đồng kinh tế với các điều khoản quy định về quyền và ngã vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng. Sự thỏa thuận của các bên đƣợc thể hiện qua HĐ mà hai bên cùng nhau ký kết. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì HĐ chính là đối tƣợng đƣợc mang ra xem xét về tính pháp lý, xem bên nào là ngƣời vi phạm các quy định của HĐ, bên nào là ngƣời có lỗi, bên nào quyền và lợi ích bị xâm phạm… Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Tòa án phải xem xét và đánh giá xem bên nào đúng bên nào sai. Tuy nhiên, khi xem xét nội dung HĐ hai bên soạn thảo và ký kết, Tòa án gặp nhiều khó khan vì không phải HĐ nào cũng đƣợc soạn thảo và ký kết theo đúng quy định của pháp luật, nội dung HĐ có nhiều sự mâu thuẫn chồng chéo nhau. Chính vì vậy Tòa án khi giải quyết tranh chấp lại phải áp dụng các quy định của pháp luật để xem xét và đánh giá lại toàn bộ tính pháp lý của HĐ

Ví dụ: Tại bản án số 08/2015/KDTM –PT ngày 17/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tranh chấp HĐ bao thầu mỏ giữa Nguyên đơn: Công ty CP thƣơng mại và xây dựng Tây Đô với bị đơn là Công ty CP Thƣơng mại Thanh Hoàng.

Tóm tắt nội dung vụ án: Công ty Tây Đô và Công ty Thanh Hoàng ký HĐ bao thầu mỏ số 26 ngày 21/3/2013. Theo đó công ty Tây Đô giao cho Thanh Hoàng quyền khai thác, sản xuất mỏ quặng số 01 thôn Vần Trong, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa trong vòng 3 năm với giá bao thầu toàn bộ mỏ là 4.000.000USD/1 năm, lấy mệnh giá USD làm chuẩn, tỷ giá chuyển sang tiền VND theo thời điểm chuyển đổi. Tại khoản 8.1 Điều 8 HĐ số 26 đã nêu rõ “HĐ này đƣợc hiểu và điều chỉnh theo pháp luật nƣớc Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên tại khoản 8.3 điều 8 HĐ này lại nêu” Việc tranh chấp sẽ dung pháp luật Hồng Kông (HKIAC) làm trọng tài giải quyết”. Khi xảy ra tranh chấp, hai bên có biên bản ngày 05/2/1015 thống nhất không đƣa vụ án ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Hồng Kong (HKIAC) để giải quyết tranh chấp mà đồng ý đƣa vụ việc về Tòa án Việt Nam để giải quyết, nhƣng các bên vẫn không thống nhất đƣợc việc lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Công ty Tây Đô đã thực hiện quyền lựa chọn của nguyên đơn theo quy định của BLTTDS là chọn Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là nơi HĐ đƣợc thực hiện để giải quyết tranh chấp. Công ty Tây Đô cam kết không thực hiện khởi kiện tại Trung tâm trọng tài nào khác ngoài Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh đã thụ lý và xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm, sau khi xét xử sơ thẩm công ty Thanh Hoàng kháng cáo đến Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh thụ lý và xét xử sai thẩm quyền, đề nghị chuyển hồ sơ về Trọng tài Việt Nam để giải quyết.

Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, chứng cứ và lời trình bầy của các bên, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa thấy rằng: Việc Công ty Tây Đô và công ty Thanh Hoàng thỏa thuận áp dụng pháp luật Hồng Kông để giải quyết là trái với quy định tại các khoản 1 và 2 điều 2 của Bộ luật dân sự; khoản 1 điều 1 luật Thƣơng Mại và

khoản 1 điều 14 Luật trọng tài thƣơng mại. Đối tƣợng của HĐ nằm trong lãnh thổ của Việt Nam, việc ký kết thực hiện HĐ hay giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo pháp luật VN. Mặt khác khoản 8.1 Điều 8 HĐ số 26 đã nêu rõ “ HĐ này đƣợc hiểu và điều chỉnh theo pháp luật nƣớc Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên tại khoản 8.3 điều 8 HĐ này lại nêu” Việc tranh chấp sẽ dụng pháp luật Hồng Kông (HKIAC) làm trọng tài giải quyêt” là không thể thực hiện đƣợc trên thực tế, ngoài ra HĐ ghi là pháp luật Hồng Kông (HKIAC) là không chính xác, vì pháp luật Hồng Kông không phải là HKIAC.Mà HKIAC là chữ viết tắt của là Trung tâm trọng tài Quốc tế Hồng Kông (Hồng Kông Internationnal Arbitration Center). Vậy thỏa thuận trọng tài này bị vô hiệu theo quy định tại khoản 16 luật Trọng tài Thƣơng mại, khoản 6 điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.. Vì vậy công ty Tây Đô khi khởi kiện, đã thực hiện quyền lựa chọn của nguyên đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự là Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa nơi hợp đồng đƣợc thực hiện để giải quyết tranh chấp. Do đó, căn cứ Điều 6 Luật Trọng tài thƣơng mại về thẩm quyền của Tòa án thụ lý vụ án trong trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu và không thể thực hiện đƣợc., căn cứ khoản 1 điều 29, điểm b khoản 1 điều 33; điểm g khoản 1 điều 36 Bộ luật TTDS, công ty Tây Đô nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa là đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, vào thời điểm Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh thụ lý vụ án không có Tòa án nào khác thụ lý vụ án này, không có trung tâm trọng tài nào đang giải quyết tranh chấp. Tòa án nhân dân huyện Lang Chánh thụ lý và giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm là đúng thẩm quyền. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã bác kháng cáo của công ty Thanh Hoàng.

Thành công của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc thể hiện ở tỉ lệ án có hiệu lực pháp luật, tỷ lệ án bị kháng cáo kháng nghị, tỷ lệ số vụ án kinh doanh thƣơng mại đƣợc Tòa án hòa giải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)