Hạn chế trong việc thi hành án bản án, quyết định tranh chấp kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 101)

2.4. Những hạn chế làm ảnh hƣởng đến vai trò của Tòa án nhân dân

2.4.2. Hạn chế trong việc thi hành án bản án, quyết định tranh chấp kinh

doanh thương mại

Một là,Các tranh chấp KDTM có giá trị lớn liên quan đến tiền, các tài sản,

các bất động sản, trong khi những vấn đề này phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế, sự biến động của thị trƣờng tại mỗi thời điểm khác nhau. Điều này sẽ dẫn tới giá trị các tài sản phải thi hành án sẽ bị biến động rất nhiều. Từ thời điểm tòa giải quyết tranh chấp, lúc án có hiệu lực pháp luật khi cơ quan thi hành án tổ chức thi hành thì giá trị tài sản phải thi hành án sẽ sụt giảm theo tình hình biến động của nền kinh tế. Nhiều tài sản là động sản (nhƣ tàu thuyền, các dây truyền máy móc sản xuất, xe ô tô…) đƣợc thế chấp nhƣng đến khi cơ quan Thi hành án xử lý thì khấu hao tài sản không còn nhiều giá trị sử dụng để đảm bảo thu khoản nợ để trả cho ngƣời thắng kiện.

Hai là, Các tài sản đƣợc thi hành án kê biên bán đấu giá trong các Hợp đồng

kinh tế thƣờng đƣợc bán với giá thấp nguyên nhân do giá trị tài sản bị giảm sút, do tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá thi hành án.

Ba là: Nhƣ đã phân tích ở trên, luật phá sản 2014 quy định về việc tạm đình

chỉ việc thi hành các bản án có hiệu lực pháp luật

Có những vụ tranh chấp KDTM mà Tòa án đã xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng đến giai đoạn thi hành án lại không thể thi hành do bị tạm đình chỉ theo quy định của luật phá sản. Nhƣ vậy quyền và lợi ích của bên bi xâm phạm không đƣợc đảm bảo và bị kéo dài gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp. Nói cách khác là các doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn một cách công khai dù đã đƣợc Tòa án giải quyết bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: bản án số 06/2013 KDTP-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tranh chấp HĐ tín dụng Ngân hàng, giữa nguyên đơn là Ngân hàng phát triển Việt Nam, bị đơn là Công ty TNHH Tây Đô. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào các quy định của pháp luật, sau khi xem xét, đánh giá toàn bộ chứng cứ do các bên xuất trình đã quyết định xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng phát triển Việt Nam, buộc Công ty TNHH Tây Đô phải trả cho Ngân hàng phát triển Việt

Nam số tiền đã vay theo HĐ vay vốn tín dụng đầu tƣ số 12/2008/HĐTD ĐT-NHPT ngày 17/8/2008 là 77.442.000.000đ và 31.757.137.558đ tiền lãi. Đồng thời kê biên tài sản đảm bảo là toàn bộ dự án trƣờng Tây Đô Thanh Hoa để đảm bảo thi hành án, thu hồi nợ cho Ngân hàng theo đúng hợp đồng thế cấp tài sản số 12/2008/HĐTCTS- NHPT ngày 24/9/2008. Bán án có hiệu lực pháp luật, đƣợc Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa chuyển cho Chi cục thi hành án thành phố để thi hành. Tuy nhiên, khi cơ quan Thi hành án đã tiến hành kê biên tổ chức thi hành án thì Công ty TNHH Tây Đô mở tủ tục phá sản, và cơ quan thi hành án không thể tiếp tục tiến hành kê biên bán đấu giá tài sản đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Và dù bản án đã có hiệu lực pháp luật 4 năm nay, nhƣng hiện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam vẫn không thể thu hồi nợ trong khi số tiền nợ cần thu hồi là rất lớn hơn 100 tỷ đồng (cả gốc và lãi)

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nêu trên, kết quả thi hành án kinh doanh thƣơng mại đạt kết quả chƣa cao còn do một số nguyên nhân chủ quan sau đây:

Chấp hành viên chƣa thực sự nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đƣợc giao, chƣa tích cực, chủ động trong việc tổ chức thi hành án. Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận Chấp hành viên chƣa đáp ứng yêu cầu; nhận thức và áp dụng pháp luật chƣa chính xác, dẫn đến khiếu nại tố cáo của đƣơng sự, việc thi hành án các vụ án KDTM bị kéo dài làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Ngoài ra một số bản án quyết định KDTM đƣợc tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho việc tổ chức thi hành án, cơ quan Thi hành án không thể tổ chức thi hành án mà phải yêu cầu Tòa án giải thích bản án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)