Tòa án bảo đảm vững chắc cho việc thực thi các phán quyết tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)

2.2. Những thành công trong thực hiện vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh

2.2.4. Tòa án bảo đảm vững chắc cho việc thực thi các phán quyết tranh

chấp kinh doanh thương mại

Về việc thi hành các bản án, quyết định KDTM có hiệu lực của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Sau khi xét xử xong,bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì sẽ đƣợc chuyển giao cho cơ quan Thi hành án dân sự để đƣợc thi hành đối với phần bản án, quyết định về án phí, lệ phí, tịch thu sung quỹ nhà nƣớc... Tại giai đoạn thi hành án các bên đƣơng sự vẫn có quyền thỏa thuận với ngƣời phải thi hành án, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phƣơng thức, nội dung thi hành án;

Theo số liệu Thống kê của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa thì số vụ việc, tiền, giá trị tài sản phải thi hành đối với các vụ án thuộc tranh chấp KDTM hàng năm luôn chiếm tỷ lệ cao. Chỉ tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2016, tổng

số việc thi hành án kinh doanh thương mại là 34.909 việc với số tiền trên 56.804 tỷ đồng, chiếm trên 50% số tiền phải thi hành, trong đó số tồn năm trước chưa giải quyết được là 22.654 việc, số tiền là 37.775 tỷ đồng. Trong số đó mới thi hành được 6.783 việc với số tiền là 3.424 tỷ, còn tồn 28.126 việc tương ứng 53.380 tỷ đồng [5].

Qua số liệu này cho thấy, số tiền, giá trị tài sản của các tranh chấp KDTM là khá lớn so với toàn bộ số tiền, giá trị tài sản tồn đọng ở các loại án khác nhƣ dân sự, hình sự, lao động… mà cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành. Nguyên nhân là do các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thƣờng là tranh chấp về các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn giữa các Công ty, doanh nghiệp; các hợp đồng tín dụng, ngân hàng.

Về cơ bản, các bản án, quyết định về tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có hiệu lực pháp luật đều đƣợc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành một cách đúng pháp luật, nghiêm túc, đạt hiệu quả, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,qua đó đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích của chủ thể bị xâm phạm.

Để bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thực thi trên thực tế, công tác thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì thế các tranh chấp dân sự, kinh tế, thƣơng mại ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự. Hoạt động thi hành án dân sự nói chung và án kinh doanh thƣơng mại nói riêng, đối tƣợng liên quan đến thi hành án là tài sản, nhân thân, trong đó tài sản có tài sản vô hình, tài sản hữu hình, tài sản cố định và tài sản có thể dịch chuyển đƣợc; tài sản có thể ở nhiều địa bàn, nhiều địa phƣơng khác nhau; tài sản có tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản thuộc sở hữu riêng; có loại tài sản phân chia đƣợc, có loại tài sản không thể phân chia, tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau.

Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong việc tiếp nhận bản án, quyết định; giải thích bản án, quyết định; trả lời kiến nghị khi cơ quan thi hành án có yêu cầu; xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án; giải quyết

yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự về xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự.

Trƣờng hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có những điểm chƣa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu có nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì Thủ trƣởng cơ quan THADS có văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chƣa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc số liệu nhầm lẫn.

Ví dụ: Ngày 12/11/2016 Chi Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Thanh Hóa

có Công văn số 407/ CCTHA gửi Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị Tòa án giải thích bản án KDTM Phúc thẩm số 07/2016/KDTM-PT ngày 23/5/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa giữa:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.(Địa chỉ: Số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa)

Bị đơn: Công ty TNHH Ngọc Trang (Địa chỉ: số 02 Ngõ Nam, Lý Nhân Tông, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.)

Tại bản án nêu trên Tòa án đã tuyên về phần xử lý tài sản thế chấp là: Nhà

biệt thự 2 tầng diện tích 141m2 xây dựng trên diện tích đất 584.06m2 của Công ty

TNHH Ngọc Trang. Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chi Cục thi hành án Dân sự Thành phố Thanh Hóa yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa giải thích rõ

việc cho xử lý tài sản thế chấp là: Nhà biệt thự 2 tầng diện tích 141m2 xây dựng

trên diện tích đất 584.06m2 hay cho xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất diện

tích 584,06m2 và tài sản gắn liền trên đất (gồm nhà biệt thự hai tầng; diện tích xây

dựng 141m 2, diện tích sàn 289 m2) của công ty TNHH Ngọc Trang tại địa chỉ số 02

Ngõ Nam, Lý Nhân Tông, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.

Sau khi nhận được công văn yêu cầu giải thích bản án của Chi Cục Thi hành án Thành phố Thanh Hóa, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 55/CV-TA ngày 18/11/2016 giải thích rõ tài sản thế chấp phải xử lý là quyền sử

dụng đất diện tích 584,06m2 và tài sản gắn liền trên đất (gồm nhà biệt thự hai tầng;

Tòa án có trách nhiệm trả lời về những vấn đề đƣợc nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan THADS. Việc giải thích bằng văn bản những điểm chƣa rõ, sửa chữa lỗi chính tả hoặc sai sót về số liệu đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và Điều 179 Luật THADS.

Văn bản trả lời của Tòa án là căn cứ để cơ quan THADS ra quyết định THA, quyết định thu hồi hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định về THA đã ban hành hoặc để tiếp tục tổ chức việc THA.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản trả lời của Tòa án, cơ quan THADS tiếp tục tổ chức việc THA hoặc ban hành quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định THA đã ban hành, ban hành quyết định về THA mới, trong đó có nội dung tiếp tục duy trì kết quả THA nếu quá trình tổ chức THA trƣớc đó không có sai sót về trình tự, thủ tục THA.

Trƣờng hợp phát hiện có căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Thủ trƣởng cơ quan THADS nơi đang tổ chức thi hành vụ việc có trách nhiệm kiến nghị với ngƣời có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó.

Một bản án không nghiêm minh, không đúng pháp luật, chƣa thấu tình đạt lý thì hậu quả giải quyết ở giai đoạn thi hành án dân sự vô cùng khó khăn, phức tạp; ngoài ra hiệu quả hoạt động còn phụ thuộc cả vào sự phối của các cấp, các ngành hữu quan, sự đồng tâm, hợp lực của cả hệ thống chính trị, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, thì công tác Thi hành án dân sự mới thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, xứng đáng với sự mong đợi của toàn xã hội.

2.3. Nguyên nhân thành công trong việc thực hiện vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

Thứ nhất: Cùng với Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án năm 2014, cũng nhƣ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW (năm 2002) và Nghị quyết số 49- NQ/TW (năm 2005) của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xác định Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm trong cải cách tƣ pháp.

các tranh chấp KDTM phát sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thẩm phán là những ngƣời đại diện cho công lý, bảo vệ công lý. Thẩm phán phải độc lập trong hoạt động xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Trong xét xử, tính độc lập của thẩm phán phải là sự gắn kết tuyệt đối của các thẩm phán với pháp luật. Khi phán quyết, thẩm phán chỉ dựa vào pháp luật trên cơ sở xem xét đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện, khách quan.Về cơ bản Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đáp ứng đƣợc nhu cầu giải quyết các tranh chấp KDTM trong điều kiện kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay.

Thứ hai: Hệ thống các văn bản pháp luật đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ, dần phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho TAND tỉnh Thanh Hóa áp dụng để xét xử các vụ án KDTM. Việc áp dụng một cách đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp KDTM cùng với việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, thông qua hoạt động xét xử của mình TAND tỉnh Thanh Hóa đã hạn chế tối đa những oan sai, đem lại sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.

Thứ ba: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa với tòa chuyên trách là Tòa Kinh tế có những thẩm phán trung cấp, có kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm. Trình độ chuyên môn của thẩm phán và thƣ ký Tòa Kinh tế ngày càng đƣợc chuẩn hóa vừa có chuyên môn về pháp luật vừa có kiến thức về kinh doanh thƣơng mại, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo năng lực xét xử và giải quyết các loại tranh chấp KDTM phát sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kể cả các tranh chấp KDTM có yếu tố nƣớc ngoài. TAND tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ xét xử các tranh chấp KDTM gắn với việc giữ gìn ổn định trong môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thứ tƣ: Sự phối hợp giữa Tòa án và các đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh thƣơng mại nhƣ Sở Kế hoạch đầu tƣ, UBND các cấp, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa cũng đƣợc nâng cao. Khi giải quyết các tranh chấp KDTM phát sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhận đƣợc sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan liên quan trong việc thu thập chứng cứ, góp phần giải quyết các tranh chấp đƣợc hiệu quả đúng quy định của pháp luật.

Để góp phần đảm bảo ổn định môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn tỉnh, năm 2011 Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam VCCI tại Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm các tranh chấp KDTM với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)