3.1. Yêu cầu bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh
3.1.3. Yêu cầu hội nhập Kinh tế Quốc tế
Giải quyết tranh chấp kinh tế dù bằng phƣơng thức nào thì Tòa án Việt Nam luôn có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo môi trƣờng phát triển, môi trƣờng cạnh tranh cho các chủ thể nền kinh tế.
Thể hiện thông qua việc giải quyết hiệu quả, công bằng và nhanh chóng các tranh chấp kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ
Việt Nam đã tham gia nhiều thỏa thuận quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp thƣơng mại: Công ƣớc New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài, Công ƣớc Washington về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tƣ giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia năm 1965... Các công ƣớc quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp thƣơng mại đều chú trọng đến phƣơng thức trọng tài. Các qui tắc trọng tài qui định trong Luật mẫu của UNCITRAL, các qui tắc trọng tài của ICC đƣợc nhiều tổ chức trọng tài ở các quốc gia áp dụng, tạo nên sự hài hoà nhất định trong thủ tục giải quyết các tranh chấp thƣơng mại.
Việt Nam đã là thành viên của WTO nên Việt Nam buộc phải tuân thủ các thỏa thuận đƣợc coi là nền tảng của tổ chức này. Trong số những thoả thuận đó có ghi nhớ các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO tuy đƣợc hình thành để giải quyết các tranh chấp giữa thành viên liên quan đến việc thực hiện các cam kết của mình song bản ghi nhớ vẫn ảnh hƣởng rất lớn đến cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa các thƣơng nhân.
Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc thành lập vào ngày 31/12/ 2015 là bƣớc tiến mới của các quốc ASEAN trong hội nhập sâu, toàn diện về kinh tế và là nền móng cho những bƣớc hội nhập sâu hơn trong các lĩnh vực khác nhƣ an ninh, chính trị, văn hóa. Cùng với đó, việc Việt Nam ký văn kiện xác thực nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và đang chuẩn bị cho việc phê chuẩn văn kiện này cũng là một trong những sự kiện quan trọng, nổi bật nhất của Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập quốc tế.
Việt Nam đang ngày càng chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc hài hòa hóa quyền tƣ pháp và hoàn thiện thể chế kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ trong quá trình hội nhập kinh tế luôn luôn đặt ra yêu cầu về môi trƣờng pháp lý trong đó việc giải quyết nhanh, công bằng, hiệu quả các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cƣờng tính minh bạch môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Việc minh bạch hóa môi trƣờng kinh doanh, đặc biệt đối với môi trƣờng đầu tƣ, là một yêu cầu cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Để làm đƣợc điều đó, trong thời gian tới Việt Nam cần nâng cao tính minh bạch trong việc xây dựng quy hoạch phát triển các ngành và vùng lãnh thổ; cần công bố rõ ràng các lĩnh vực cấm đầu tƣ để các nhà đầu tƣ đƣợc đầu tƣ vào tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật không hạn chế hoặc cấm; bảo đảm tính minh bạch và hiệu qủa trong việc áp dụng các ƣu đãi đầu tƣ; tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tƣ và nâng cao hiệu quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ, nâng cao trách nhiệm và tăng cƣờng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành, công khai mọi quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục đầu tƣ nƣớc ngoài.
Những thách thức nêu trên đặt ra cho hệ thống pháp luật Việt Nam những đòi hỏi không thể né tránh. Trong số những thách thức đối với thể chế của Việt Nam thì đảm bảo quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng là những nội
dung liên quan chặt chẽ đến vai trò của Tòa án. BLTTDS năm 2015, Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010, Luật Tổ chức TAND năm 2014 và đặc biệt là Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tiếp cận đƣợc phần nào các thách thức này. Đây là những bƣớc tiến của pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo giải quyết tốt hơn các tranh chấp phát sinh trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ.
Những bƣớc tiến này đã thúc đẩy sự phát triển của các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm tố tụng tƣ pháp, các phƣơng thức tố tụng ngoài Tòa án tức là các phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Nhiều qui định trong các văn bản pháp luật nói trên thể hiện khá rõ nhận thức của những nhà hoạch định chính sách và pháp luật về vai trò cũng nhƣ giá trị của việc giải quyết tranh chấp đối với sự phát triển, hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Những yếu tố nêu trên cho thấy vai trò đặc biệt của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh tế và từ đó thúc đẩy đảm bảo tự do kinh doanh, môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng.
Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII đều nhấn mạnh vai trò của nền dân chủ trong phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng và chấp nhận kết quả từ những luật chơi dân chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thƣơng mại quốc tế là rất cần thiết. Đó chính là những bƣớc đi quan trọng tiến tới một nền kinh tế phát triển dân chủ: dân chủ trong thiết lập các quan hệ đối tác và trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Chính vì vậy, Tòa án cần có sự độc lập và các tiếp cận đúng đối với những luật chơi dân chủ để hài hóa đƣợc nền tƣ pháp nƣớc nhà theo yêu cầu hội nhập đặt ra bởi WTO, AEC và TTP.
Rõ ràng, vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ ở Việt Nam đang chiếm ƣu thế tuyệt đối. Giải quyết tranh chấp kinh tế dù bằng phƣơng thức nào thì Tòa án Việt Nam luôn có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo môi trƣờng phát triển, môi trƣờng cạnh tranh cho các chủ thể nền kinh tế thông qua việc giải quyết hiệu quả, công bằng và nhanh chóng các tranh chấp kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ.