3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Tòa án
3.2.2.1. Nâng cao vai trò của thẩm phán trong xét xử án kinh doanh thương mại
Thẩm phán là ngƣời đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng xét xử các tranh chấp KDTM, hoạt động trọng tâm của ngành Tòa án thì điều quan trọng nhất là các Thẩm phán phải thật sự có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc và có tính sáng tạo trong xét xử. Bên cạnh đó, Thẩm phán phải thƣờng xuyên cập nhật kiến thức, không chỉ pháp luật, lĩnh vực đang có rất nhiều thay đổi mà cả những kiến thức khác nhƣ môi trƣờng, tài chính ngân hàng, tin học, quốc tế… Không nắm đƣợc các kiến thức này, khi xét xử nhất định sẽ lúng túng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, thì lĩnh vực tƣ pháp cũng đã “gia nhập” nhiều điều ƣớc quốc tế, ký kết nhiều hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp đa phƣơng và song phƣơng với các nƣớc. Không gian hợp tác KDTM với các nƣớc ngày càng mở rộng thì tất yếu không gian hợp tác tƣ pháp quốc tế cũng sẽ phát triển. Thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, các tranh chấp dân sự, sở hữu trí tuệ, kinh doanh thƣơng mại quốc tế có chiều hƣớng gia tăng nhanh, đòi hỏi ngành Tòa án phải chú trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực là những thẩm phán có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Hiện nay, khi Tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM, ngoại trừ tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng có Tòa chuyên trách kinh tế, có thẩm phán chuyên về xét xử các vụ án kinh tế thì tòa án cấp quận huyện không có thẩm phán chuyên về việc này. Trong khi với sự phân cấp xét xử, án KDTM thƣờng là án sơ thẩm, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện phải giải quyết án KDTM rất nhiều
nhƣng không có thẩm phán chuyên về Kinh tế mà ngƣời thẩm phán thƣờng xét xử tất cả các loại án - từ hình sự, dân sự, cho tới kinh tế, lao động…Việc không có thẩm phán chuyên về Kinh tế và phạm vi xét xử quá “rộng” nhƣ vậy, nên việc giải quyết các tranh chấp KDTM của Thẩm phán khó đạt đƣợc kết quả tốt. Vì các nghiệp vụ về kinh tế (tài chính, ngân hàng …) không phải là đơn giản, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu mới có thể hiểu đƣợc. Nếu thẩm phán không đƣợc trang bị đầy đủ về kiến thức kinh tế thì không nắm đƣợc, hiểu đƣợc nội dung, bản chất sự việc để có thể giải quyết tranh chấp KDTM. Để thẩm phán có thể giải quyết tốt các tranh chấp KDTM thì thẩm phán cần phải tự học trao dồi kiến thƣ́c, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức kinh tế. Tòa án nhân dân Tối cao có trách nhiệm thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình huấn tranh chấp KDTM cho thẩm phán. Thậm chí có thể tổ chức kiểm tra chuyên môn trƣớc khi bổ nhiệm cũng nhƣ tái bổ nhiệm thẩm phán. Thẩm phán nào không tự mình nâng cao trình độ, bồi dƣỡng kiến thức … cần cƣơng quyết loại bỏ, không nên bổ nhiệm theo kiểu cào bằng, bao cấp nhƣ hiện nay. Để tránh tình trạng Thẩm phán giải quyết tranh chấp KDTM mà kiến thức pháp luật chƣa vƣ̃ng, hạn chế về kiến thức KDTM, áp dụng pháp luật không chính xác dẫn đến đƣờng lối xử lý không đúng; xác định sai tƣ cách ngƣời tham gia tố tụng.
Ngoài ra, nhất thiết phải tổ chức, sắp xếp đội ngũ thẩm phán tại các tòa án theo hƣớng có những thẩm phán chỉ chuyên xét xử các vụ án kinh tế. Do đặc thù của tranh chấp KDTM với đƣơng sự chủ yếu là các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Để tạo dựng đƣợc niềm tin của các doanh nghiệp, không có cách nào khác hơn là tòa án phải xét xử thực sự công bằng, khách quan. Mà muốn nhƣ vậy, loại trừ đi yếu tố tiêu cực, nhất thiết đội ngũ thẩm phán phải có kiến thức, phải hiểu biết về lĩnh vực mà mình xét xử
3.2.2.2. Nâng cao vai trò của HTND trong xét xử án kinh doanh thương mại
Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định:
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trƣờng hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,
cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm… 4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số….
Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia, Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham
gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Và
khoản 1 Điều 9 của Luật này quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.
Trong những năm qua, Ngành Tƣ pháp nƣớc ta đã từng bƣớc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng xét xử theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Lịch sử phát triển của nền tƣ pháp nƣớc ta từ năm 1945 đến nay cho thấy, hội thẩm giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án. Đội ngũ hội thẩm qua nhiều thế hệ đã cùng với các thẩm phán luôn luôn song hành với nhau để thực hiện nhiệm vụ cao cả, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sự hiện diện của hội thẩm nhân dân trong xét xử và kết quả hoạt động của hội thẩm lại càng thêm khẳng định rằng, nhân dân luôn phải có tiếng nói của mình trong hoạt động tƣ pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quá trình tổng kết hoạt động xét xử hàng năm, hầu hết các bản án, các quyết định của Tòa án đƣợc ban hành đúng pháp luật, hoàn toàn khách quan, dân chủ, đạt tình đạt lý, bản án tuyên có tính thuyết phục cao. Những thành tựu trong quá trình xét xử của cơ quan tòa án với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của hội thẩm đã tôn vinh thêm vị trí, vai trò và uy tín của Toà án tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.
Theo lý luận, thì hội thẩm nhân dân là ngƣời đem hơi thở của nhân dân vào trong quá trình phán quyết các bản án KDTM, khi giải quyết các vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình thì trong nhiều trƣờng hợp, hội thẩm sẽ am hiểu về lĩnh vực đó hơn thẩm phán. Tuy nhiên, hội thẩm mặc dù có trình độ chuyên môn riêng nhƣng còn hạn chế rất nhiều về trình độ pháp lý, đây là vấn đề bất cập trong thực tiễn hiện nay. Mặt khác Hội thẩm nhân dân chỉ cần thỏa mãn các tiêu
chuẩn quy định tại Điều 85 Luật TCTAND thì có thể đƣợc bầu hoặc cử làm Hội thẩm, mà các tiêu chuẩn đề ra hoàn toàn mang tính định lƣợng không rõ ràng, không cụ thể nên rất dễ tùy nghi vận dụng. Đa số Hội thẩm đƣợc bầu hoặc cử trong các nhiệm kỳ vừa qua chƣa trải qua lớp đào tạo chuyên ngành Luật cho dù là trung cấp, mà chỉ đƣợc trang bị kiến thức rất cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ công tác xét xử sau khi đƣợc bầu làm Hội thẩm thông qua đợt tập huấn hàng năm thời gian từ 02 đến 03 ngày là xong! Nên khi tham gia xét xử, bản thân Hội thẩm đó xem xét các vấn đề đặt ra đối với họ chủ yếu bằng kinh nghiệm sống là chính, chứ không hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật thực định, thậm chí họ cũng không thể biết quan hệ pháp luật đó phải áp luật luật nội dung nào cho phù hợp, chứ chƣa nói đến rất nhiều các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng trong từng lĩnh vực riêng biệt, Hội thẩm chƣa một lần đọc hay nghe đến. Trong khi các tranh chấp KDTM ngày nay rất phức tạp, thậm chí liên quan đến nhiều hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia làm thành viên hoặc ký kết nên đòi hỏi ngƣời giải quyết tranh chấp phải có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực KDTM, điều này không phải HTND cũng có. Không ít Hội thẩm kiến thức pháp luật hạn chế nhƣng lại cùng tham gia xét xử với những Thẩm phán có trình độ, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử nên không tránh khỏi việc các Hội thẩm mang tâm lý “ngồi cho có, cho đủ”. Vì vậy Để nâng cao vai trò của HTND trong xét xử các tranh chấp KDTM thiết nghĩ cần có một số giải pháp:
Một là, Pháp luật cần quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn bầu Hội thẩm nhân dân quy định rõ về cách thức lựa chọn, quy chế thành lập Đoàn Hội thẩm, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm, cơ chế để lựa chọn những ngƣời hiểu biết pháp luật, có kiến thức xã hội phong phú, thực sự đại diện cho tiếng nói của nhân dân để bầu làm Hội thẩm. Hiện nay, pháp luật yêu cầu tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân chỉ cần có sự am hiểu pháp luật, quy định này rất chung chung không mang tính định lƣợng pháp lý điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình xét xử. Trong điều kiện Nhà nƣớc ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn
đề nâng cao chất lƣợng xét xử của Tòa án cần đƣợc quan tâm đặc biệt. Do vậy, các chức danh trong Hội đồng xét xử nhƣ Thẩm phán và Hội thẩm trong các phiên tòa càng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Vì hoạt động của các chức danh này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng xét xử. Những tiêu chuẩn bắt buộc đối với Hội thẩm là hội tụ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, tƣ cách đạo đức, lối sống. Ngoài ra, các Hội thẩm cần phải có nhiệt huyết với công việc, có nhƣ vậy mới hoàn thành đƣợc trách nhiệm xét xử của mình.
Hai là, pháp luật cần quy định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của Hội thẩm nhân dân khi xét xử những vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa án hoặc hủy án. Vì thực tế hiện nay, khi án KDTM sơ thẩm bị hủy, hoặc sửa thì chỉ có thẩm phán là ngƣời phải chịu trách nhiệm, HTND không bị ràng buộc trách nhiệm và chƣa có cơ chế xử lý để xóa bỏ tình trạng HTND “ngồi phiên tòa cho có, ngồi cho đủ”
Ba là, Tòa án nhân dân cần thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dƣỡng hàng
năm cho Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là tập huấn các kỹ năng xét hỏi, bồi dƣỡng kịp thời những quy định của pháp luật về KDTM, chú trọng nâng cao năng lƣ̣c, trình độ chuyên môn nghiệp vụ xét xử và các kiến thức về KDTM nói chung và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế nói riêng để Hội thẩm nhân dân nắm bắt và vận dụng vào thực tiễn xét xử đặc biệt là tập huấn các văn bản pháp luật hoặc văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật mới; tổ chức rút kinh nghiệm trong xét xử một số loại vụ án đặc thù liên quan đến KDTM. Chỉ khi Hội thẩm có sự am hiểu pháp luật thì trong quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm sẽ không lúng túng, khi phán quyết bản án sẽ khách quan, khoa học. Có nhƣ vậy, mới giải quyết tốt vấn đề pháp luật đặt ra là Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau trong quá trình giải quyết vụ án.
Bốn là, pháp luật cần quy định lại về số lƣợng của Hội thẩm nhân dân tham
gia xét xử sơ thẩm cho phù hợp với điều kiện thực tế, đó là số lƣợng Hội thẩm nhân dân ít hơn số lƣợng của Thẩm phán, tránh trƣờng hợp nhƣ hiện nay khi giải quyết các tranh chấp KDTM những ngƣời tham gia xét xử có nghiệp vụ chuyên môn cao nhƣng lại chiếm tỷ lệ ít hơn so với những ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ pháp lý thấp, có thể nói đây là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất
lƣợng xét xử vụ án ở nƣớc ta hiện nay. Trong quá trình cải cách tƣ pháp, cần nghiên cứu thêm quy định Hội thẩm của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng giải quyết án kinh doanh thương mại
Tiếp tục tăng cƣờng tính minh bạch trong hoạt động xét xử. Trong đó yêu cầu cấp thiết nhất vẫn là việc triển khai việc đăng tải các bản án, quyết định của Toà án. Để thực hiện đƣợc vấn đề này, cần phải có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác công bố các văn bản của toà án; chuẩn hoá hình thức soạn thảo của tất cả các loại quyết định; định ra các yêu cầu và loại quyết định về loại vụ việc nào của toà án cần đƣợc công bố; tỷ lệ các quyết định phải đƣợc công bố từ cấp Hội đồng Thẩm phán tới toà án cấp huyện.
Để góp phần đƣa môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam có sức cạnh tranh và thu hút nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, thì hệ thống toà án phải: “gần dân, hiểu dân, giúp dân”. Mọi thủ tục tố tụng cần thân thiện và tạo thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp….
Ngành tòa án cũng có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc minh bạch hóa hoạt động xét xử. Điểm nổi bật trong những năm vừa qua là việc rà soát, đăng tải một số bản án điển hình trên tạp chí của ngành nhằm mục đích tăng cƣờng sự thống nhất trong việc áp dụng luật pháp cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng dễ dự đoán của pháp luật đối với các đối tƣợng tham gia vào nền kinh tế, và củng cố thêm niềm tin của nhân dân, của các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và cộng đồng quốc tế vào các chính sách của Việt Nam. Cùng với đó, các cấp toà án đã tăng cƣờng công khai hoạt động xét xử, nâng cấp, mở rộng phòng xử án, trang bị thiết bị truyền tin tạo điều kiện cho ngƣời dân có thể tham dự phiên toà. Luật sƣ đƣợc tạo điều kiện tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án ngay từ đầu. Việc tranh luận tại phiên toà đƣợc đổi mới theo hƣớng bảo đảm dân chủ, bình đẳng, khách quan, phán quyết của Toà án chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà.
Môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam cũng có nhiều cải thiện hƣớng tới mục tiêu minh bạch. Đó là việc bảo đảm quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến môi trƣờng kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh
nghiệp phải đƣợc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp; việc Thủ tƣớng Chính phủ tổ chức những cuộc gặp gỡ thƣờng xuyên với các doanh nghiệp. Đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc minh bạch hóa các cơ hội đầu tƣ, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy phép đầu tƣ (theo Luật đầu tƣ mới là Giấy chứng nhận đầu tƣ), minh bạch hóa hoạt động quản lý của nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài.
Tiếp tục đề cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tƣ pháp. Phải đảm bảo quyền lực tƣ pháp đƣợc thực thi bình đẳng nhƣ quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đảm bảo sự bình đẳng và có chế ƣớc lẫn nhau của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc sẽ tránh đƣợc sự độc đoán và tha hóa quyền lực chính trị trong xã hội, đảm bảo dân chủ và kỷ cƣơng. Các cơ quan tƣ pháp phải đề cao hơn