kinh doanh thương mại
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, trình độ pháp luật của các chủ thể tham gia KDTM cũng đƣợc nâng cao. Thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, tƣ vấn pháp lý, tìm hiểu pháp luật cũng nhƣ thông qua các kênh thông tin truyền thông, các chủ thể đã đƣợc tiếp cận với các qui định hiện hành của pháp luật để từ đó họ có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh doanh, về quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động KDTM. Tuy nhiên một thực tế ở Việt Nam hiện nay là hầu hết các chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM đều chƣa thực sự chú trọng đến việc tìm hiểu pháp luật. Thƣờng thì khi xảy ra tranh chấp hay kiện tụng thì lúc đấy các chủ thể mới lo và vội vàng tìm hiểu các quy định của pháp luật nên hay ở vào thế bị động.
Mặt khác do đặc thù của kinh doanh thƣơng mại là lợi nhuận nên nhiều chủ thể đã mƣu cầu lợi nhuận bất chấp các quy định pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong hoạt động kinh doanh. Điều đó dẫn đến các tranh
Văn hoá pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động Kinh doanh thƣơng mại chính là trình độ ý thức pháp luật, trình độ của cá nhân về cách sử dụng pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của mình, đƣợc thể hiện thông qua ý thức pháp luật của họ, ý thức và hành vi văn hoá, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, thái độ đúng mực trong việc tiếp nhận và thi hành các quyết định của các cơ quan tƣ pháp.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay, xu hƣớng toàn cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan trong thập kỷ này và những thập kỷ tới. Toàn cầu hoá sẽ tạo nên một sức ép lớn về kinh tế, thƣơng mại nhất là khi chúng ta tham gia WTO. Các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh thƣơng mại đứng trƣớc những thách thức không nhỏ trong. Từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng và vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận không ít các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại có những tƣ tƣởng cho rằng tuân thủ pháp luật sẽ làm giảm lợi ích của doanh nghiệp.
Chính vì vậy một vấn đề hết sức quan trọng là việc tuân thủ pháp luật sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp. Hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng ngày càng đi vào chiều sâu, cạnh tranh và rủi ro đi cùng doanh nghiệp, vì vậy có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp nào am hiểu và tuân thủ pháp luật, xây dựng đƣợc văn hóa kinh doanh sẽ tiến xa, còn ngƣợc lại nguy cơ bị đào thải luôn rình rập. Am hiểu và tuân thủ pháp luật có nghĩa là chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài trong tƣơng lai.
Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng đã và đang tạo ra những mầm mống tiêu cực ngày càng lớn dần trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của pháp luật cần đƣợc phát huy mạnh mẽ, ý thức pháp luật càng cần đƣợc nâng cao để từng bƣớc xây dựng môi trƣờng kinh doanh minh bạch, công bằng nhằm khuyến khích và huy động nguồn lực xã hội đƣa vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào đời sống kinh doanh cần có lộ trình và cách làm phù hợp.
Khi xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại, nếu các bên có một trình độ Văn hóa pháp lý, ý thức pháp luật nhất định thì việc Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn tạo lập điều
kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, phòng tránh rủi ro pháp lý và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
1.4.3. Năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thư ký trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp Kinh doanh thƣơng mại. Bên cạnh kiến thức và các kinh nghiệm về pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn phải có các nghiệp vụ về kinh tế (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng mua bán, xây dựng, đầu thầu, thuế …) những lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên sâu mới có thể nắm đƣợc, hiểu đƣợc nội dung, bản chất sự việc các bên đang tranh chấp để xét xử.
Trong quá trình thực hiện cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ Thẩm phán, thƣ ký ngành TAND nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thẩm phán và HTND, thƣ ký Tòa án là những ngƣời trực tiếp giải quyết tranh chấp KDTM nên bên cạnh kiến thức về các quy định của pháp luật, đòi hỏi Thẩm phán và HTND, thƣ ký tòa án phải có kiến thức về chuyên ngành kinh tế. Năng lực xét xử cũng nhƣ trình độ chuyên môn của của thẩm phán, HTND sẽ có yếu tố quyết định rất lớn đến việc giải quyết tranh chấp KDTM một cách chính xác, hiệu quả, đúng pháp luật. Đối với Thƣ ký tòa án là ngƣời giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án KDTM, vì vậy Thƣ ký Tòa án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
1.4.4. Vị trí của Tòa án trong tổ chức quyền lực nhà nước
Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử giải quyết các tranh chấp KDTM nói chung và các tranh chấp dân sự nói chung. Chính vì vậy Tòa án có một vị trí quan trọng trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc.
Trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội nói chung và tranh chấp KDTM nói riêng, “Quyền tƣ pháp của Tòa án” là những quyền sinh ra từ hoạt động
tranh chấp xảy ra trong xã hội; Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất của Nhà nƣớc thực hiện quyền tƣ pháp thông qua hoạt động xét xử để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia tranh chấp. Vì vậy, xử lý các vi phạm pháp luật bằng các chế tài nhà nƣớc, giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp KDTM nói riêng bằng quyền lực nhà nƣớc đều phải thuộc thẩm quyền của Tòa án. Các cơ quan nhà nƣớc khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tƣ pháp, không có chức năng thực hiện quyền tƣ pháp, mà các cơ quan này chỉ thực hiện các hoạt động tƣ pháp. Từ đó, Quy định của Hiến pháp là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, giao cho Tòa án bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật là thể hiện xu thế tất yếu của nhà nƣớc pháp quyền.
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc CHXHCNVN khẳng định chỉ Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án khác do luật định là những cơ quan duy nhất thực hiện quyền tƣ pháp, có chức năng xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Ngoài Tòa án nhân dân không có cơ quan nào khác đƣợc giao xét xử về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp trong xã hội. Quy định này phù hợp với việc phân công thực hiện quyền lực trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.
Quyền tƣ pháp, chức năng xét xử của TAND thể hiện ở chỗ: TAND là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý xảy ra trong xã hội trong đó có tranh chấp KDTM. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nƣớc, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nƣớc đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thực hiện quyền tƣ pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nƣớc Việt Nam và đƣợc giao cho Toà án nhân dân. Do vậy, Toà án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [20]. Theo bản Hiến pháp (sửa đổi), vị thế của TAND đƣợc nâng lên rõ rệt. Ngoài việc xác định là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tƣ pháp; quy định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thể hiện vị trí trung tâm trong hệ thống tƣ pháp..., Hiến pháp 2013 có những quy định mới thể hiện vị thế quan trọng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nƣớc ta. Bên cạnh quy định Chánh án TAND tối cao do Quốc hội bầu, Hiến pháp quy định Thẩm phán TAND tối cao do Quốc hội phê chuẩn tƣơng xứng với các cán bộ cao cấp khác của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, thay cho Chánh án TAND tối cao; Thẩm phán các Tòa án khác do Chủ tịch nƣớc trực tiếp bổ nhiệm; nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án đƣợc nhấn mạnh và ở tầm hiến định nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án; quy định mở về hệ thống Tòa án mở đƣờng cho việc tổ chức Tòa án theo cấp xét xử, không theo đơn vị hành chính... là những quy định mới, không chỉ khẳng định vị thế của TAND trong Nhà nƣớc pháp quyền mà còn là các cơ sở hiến định quan trọng để TAND thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình [10].
Nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật đƣợc thể hiện ở hai yêu cầu: Xét xử độc lập và tuân theo pháp luật. Muốn vậy, trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM Tòa án phải độc lập với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, không bị giám sát, kiểm soát, lệ thuộc về quan điểm, tổ chức, nhân sự… Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ do hai bên cung cấp và xuất trình tại Tòa để làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Các cơ quan Nhà nƣớc khác không đƣợc can thiệp vào việc xét xử của Tòa án vì Tòa án là cơ quan duy nhất đƣợc Nhà nƣớc giao cho thực hiện chức năng xét xử.
Chỉ khi Tòa án đƣợc độc lập quyền tƣ pháp một cách “tuyệt đối” khi giải quyết các tranh chấp KDTM thì sẽ đƣa ra đƣợc phán quyết bảo đảm sự công bằng,
lẽ phải, bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện đất nƣớc ta đang xây dựng nền tƣ pháp phụng sự nhân dân, gần nhân dân, đáp ứng những yêu cầu của nhân dân phải giải quyết nhanh chóng những tranh chấp, sự việc phát sinh để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của ngƣời dân thì mức độ và phạm vi kiểm sát hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc khác của Tòa án cần đƣợc cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật.
1.4.5. Tinh thần thượng tôn pháp luật, mức độ của pháp quyền
Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới đi cùng với nó thì pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng, vừa là công cụ quản lý hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế.Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ xã hội dân sự đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đƣa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật.
Mọi chủ thể tham gia hoạt động KDTM đều phải thƣợng tôn pháp luật và phải hiểu rằng mình đang sống trong một xã hội có pháp luật, đƣợc pháp luật bảo vệ, cũng nhƣ sẵn sàng bị pháp luật trừng trị nếu có hành vi coi thƣờng pháp luật, hành động đi ngƣợc lại lợi ích của quốc gia, cộng đồng, vi phạm quyền lợi ích chính đáng của ngƣời khác.
Trong một xã hội thƣợng tôn pháp luật, mọi công dân, tổ chức, công chức, và cả quan chức đều phải sống và làm việc dựa trên các quy định của luật pháp; không ai đƣợc phép đặt mình ra khỏi các quy định của luật pháp cả; luật pháp phải đƣợc thực thi một cách nghiêm minh, nhất quán từ trên xuống dƣới, không có ngoại lệ, không có biệt đãi, càng không thể có một hệ thống luật pháp dành riêng cho công chức hoặc nhóm đối tƣợng cụ thể nào đó hoặc theo ý chí một cá nhân hay tổ chức
Ngƣợc lại, một xã hội không có tinh thần thƣợng tôn pháp luật thì tất yếu sớm muộn sẽ loạn. Các biểu hiện của nó chính là việc những ngƣời có chức trách thực thi pháp luật bắt đầu phớt lờ các quy định của luật pháp, họ áp dụng các quy tắc bất thành văn - một dạng thể chế phi chính thức - trong việc thực thi pháp luật. Trong xã hội không có thƣợng tôn pháp luật, ngƣời có quyền lại tự cho mình cái quyền đứng cao hơn luật. Ngƣời có tiền nhƣng không có quyền có thể dùng tiền để ngƣời có quyền dành cho họ một chỗ đứng bên cạnh, tức là cũng cao hơn luật. Trong trƣờng hợp này thì ngƣời thực thi luật ở cấp thấp hơn, dù có tinh thần thƣợng tôn pháp luật cũng khó thi hành luật đƣợc.
Khi các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại có tinh thần thƣợng tôn pháp luật, thì mọi hoạt động của mình đều phải tuân thủ quy định pháp luật và trong phạm vi pháp luật cho phép. Các chủ thể có quyền cùng nhau hợp tác kinh doanh trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này sẽ hạn chế đƣợc nhiều các tranh chấp nảy sinh trong hoạt động Kinh doanh thƣơng mại.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng I của luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về tranh chấp KDTM, khái niệm và đặc điểm của tranh chấp KDTM khi giải quyết tại Tòa án, các phƣơng thức giải quyết tranh chấp KDTM. Qua đó tác giả cũng đã nêu lên vai trò và tính ƣu việt của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác . Chƣơng I cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án nhƣ : sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh doanh thƣơng mại; văn hóa ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ Kinh doanh thƣơng mại; năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thƣ ký trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM.
Chƣơng 2
VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI -