Về quy mô đội tàu
Tính đến hết năm 2011, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1.691 tàu các loại, với tổng dung tích 4.4434.551 GT và tổng trọng tải 7.476.269 DWT, trong đó có 492 tàu biển hoạt động quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu GT. Nếu xét về số lượng, đội tàu thuộc sở hữu Việt Nam đứng thứ 3/10 nước ASEAN, đứng sau hai nước Singapore (1.329 chiếc) và Indonesia (2.041 chiếc); xét về tổng trọng tải, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4/10 nước ASEAN, đứng sau các nước Singapore (gấp 15 lần tổng trọng tải đội tàu Việt Nam), Malaysia (2,9 lần), Philippines (1,8 lần).
Về cơ cấu đội tàu
Phân theo chủng loại tàu. Theo quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu sẽ đạt 11,8 - 13,2 triệu DWT, trong đó tàu hàng bách hóa tổng hợp 3,84 - 4,45 triệu DWT; tàu hàng rời 2,70 - 3,11 triệu DWT; tàu container 1,49 - 1,71 triệu DWT; tàu dầu thô 1,92 - 2,21 triệu DWT; tàu dầu sản phẩm 1,69 - 1,77 triệu DWT.
Bảng 1.2: Cơ cấu, chủng loại đội tàu vận tải biển Việt Nam năm 2011 (chỉ tính tàu vận tải hàng hóa từ 150 DWT trở lên) (chỉ tính tàu vận tải hàng hóa từ 150 DWT trở lên)
T
T Loại tàu
2008 2011
Số lượng Trọng tải Số lượng Trọng tải
Chiếc Tỷ lệ (%) DWT Tỷ lệ (%) Chiếc Tỷ lệ (%) DWT Tỷ lệ (%) 1 Tàu bách hóa 957 83,15 2.478.032 42,19 1.086 64 3.067.458 41 2 Tàu hàng rời 58 5,04 1.846.526 31,44 188 11 1.971.919 26 3 Tàu container 31 2,69 354.326 4,84 35 2 370.000 5 4 Tàu dầu 105 9,1 1.264.318 21,5 130 8 1.591.206 21 5 Tàu khác 226 13 167.148 2 Tổng đội tàu 1.151 5.873.202 1.691 100 7.467.269 100
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam.
Đội tàu bách hóa, năm 2011 đội tàu bách hóa có 1.086 chiếc (chiếm 64% về số lượng) với tổng trọng tải 3.067.458 DWT (chiếm 41% về trọng tải) trong cơ cấu đội tàu quốc gia. So với năm 2008, mặc dù tỷ trọng đã giảm đi nhưng đội tàu bách hóa đã phát triển thêm được 129 chiếc (tăng 13%) với tổng trọng tải gần 500 ngàn DWT (tăng 24%). Trung bình tàu bách hóa tăng khoảng 32 tàu mỗi năm tương ứng gần 125.000 DWT.
So với đội tàu bách hóa của thế giới, đội tàu của Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%. Mặc dù đội tàu có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức trọng tải bình quân năm 2011 chỉ đạt khoảng 2.800 DWT/tàu, không tăng trưởng nhiều so với 2007 (2.200 DWT/tàu). Trong khi mức trọng tải bình quân của đội tàu thế giới đối với nhóm tàu trên 20 tuổi là 3.962 DWT, đối với nhóm tàu dưới 4 tuổi là 9.221 DWT.
Đội tàu hàng rời, năm 2011 đội tàu hàng rời có 188 chiếc (chiếm 11%) với tổng trọng tải 1.971.919 DWT (chiếm 26%) trong cơ cấu đội tàu quốc gia. Trọng tải bình quân là 10.488 DWT. So với năm 2008, đội tàu hàng rời đã tăng thêm 100 chiếc (khoảng 224%) và 125.393 DWT, tương đương với 6% về trọng tải.
Đội tàu container, trong 5 năm (2007-2011), đội tàu container Việt Nam đã tăng gấp đôi cả về số lượng và tổng trọng tải. Năm 2007 Việt Nam
mới chỉ có 31 tàu với tổng trọng tải 243.996 DWT (tương đương 15.487 TEU) thì năm 2011 đã có 61 tàu với tổng trọng tải 669.538 DWT. Cơ cấu đội tàu container trong đội tàu quốc gia còn rất thấp, chỉ chiếm 3,6% về số lượng và 9% về trọng tải. Trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, chỉ có Singapore và Trung Quốc là hai nước có đội tàu container với quy mô vượt trội. Thực tế thì đây là hai nước có những tập đoàn vận tải container có quy mô toàn cầu, thuộc 20 hãng tàu container lớn nhất thế giới. Vì vận tải container có tính chất đặc thù trong khai thác nên ngoại trừ Singapore và Trung Quốc, Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực chỉ sở hữu tàu container cỡ 1.000 TEU và hoạt động khai thác trên các tuyến feeder trong khu vực.
Đội tàu dầu, đội tàu dầu của Việt Nam bao gồm các loại: tàu dầu thô, tàu xăng dầu, tàu LPG, tàu hóa chất các loại. Đến hết 2007, đội tàu dầu của Việt Nam có 90 chiếc với tổng trọng tải 771.936 DWT, bao gồm các loại: tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm, tàu LPG, tàu hóa chất. Đến hết năm 2011, đội tàu dầu đã tăng lên thành 130 chiếc với tổng trọng tải 1.591.206 DWT. Nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy quy mô, năng lực và cơ cấu đội tàu dầu Việt Nam còn rất hạn chế, không thể so sánh được các nước như Malaysia, Trung Quốc và đặc biệt là Singapore. Tổng trọng tải đội tàu dầu Việt Nam chỉ bằng 1/9 của Malaysia, 1/11 của Trung Quốc và 1/40 của Singapore.
Như vậy, trong cơ cấu đội tàu biển Việt Nam, đội tàu bách hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất (41%), tiếp đó là đội tàu hàng rời (26%), đội tàu dầu (21%) và đội tàu container (9%). Tuy nhiên, trong cơ cấu đội tàu thế giới, đội tàu hàng khô và đội tàu chở dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất (38,1% và 34%), đội tàu container chiếm 13,2%, đội tàu hàng bách hóa chỉ chiếm 7,8%. Đồng thời, tỷ trọng của đội tàu hàng bách hóa luôn có xu hướng giảm xuống qua các năm (từ 11,1% năm 2004 còn 7,8% năm 2011), đội tàu chở dầu giảm từ 37% (2004) còn 34% (2011). Đội tàu hàng khô vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định,
luôn chiếm khoảng 36 - 38% tổng trọng tải đội tàu thế giới. Đội tàu container có mức tăng trưởng nhanh nhất, từ 10,6% (2004) lên 13,2% (2011). Cơ cấu đội tàu thế giới phản ánh rõ nét cơ cấu và xu hướng phát triển của các nhóm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Theo đó, hàng container có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với hoạt động container hóa tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trong thương mại thế giới. Nhóm hàng rời, đặc biệt là 5 loại hàng rời chính (gồm quặng sắt, than, lương thực, nhôm/bô xít và phốt phát) vẫn tiếp tục tăng lên trong khi tỷ trọng dầu thô và dầu sản phẩm giảm dần xuống.
Qua các số liệu phân tích trên cho thấy, cơ cấu chủng loại tàu của đội tàu Việt Nam còn chưa phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường vận tải thế giới.
Phân theo cỡ tàu (trọng tải). Đội tàu Việt Nam có trọng tải bình quân là 4.178 DWT/tàu. Tàu hàng rời có trọng tải bình quân cao nhất với 23.627 DWT/tàu, thấp nhất là tàu bách hóa chỉ có 2.285 DWT/tàu. Nếu so sánh với các nước ASEAN và Trung Quốc, đội tàu Việt Nam có trọng tải bình quân đứng thứ 8/9 nước, chỉ cao hơn của Indonesia (2.980 DWT/tàu).
Về cỡ tàu, loại tàu dưới 5.000 DWT chiếm tới 80% số lượng đội tàu quốc gia; trong đó loại tàu có trọng tải dưới 1.000 DWT chiếm tới 45% số lượng đội tàu quốc gia. Điều này cho thấy đội tàu Việt Nam đa phần là tàu nhỏ, chủ yếu chỉ hoạt động ven biển.
Số tàu trọng tải dưới 10.000 DWT chiếm 41,6%, số tàu trọng tải từ 10.000- 20.000 DWT chiếm 16%, số tàu trọng tải trên 20.000 DWT chiếm 42%.
Phân theo chủ sở hữu. Theo thống kê của cục đăng kiểm, Việt Nam hiện có 597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 10.000 DWT. Tuy nhiên trong số 33 chủ tàu này có đến 25 chủ tàu thuộc 4 tập đoàn kinh tế lớn Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro-VietNam), Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Hiện 4 đơn vị này tuy chỉ sở hữu 18,5% số lượng tàu nhưng lại chiếm 82% tổng trọng tải đội tàu Việt Nam, trong đó chiếm 76% trọng tải tàu hàng khô, 99% trọng tải tàu container và 94% trọng tải tàu dầu.
Các chủ tàu thuộc Vinalines sở hữu đội tàu lớn nhất 3,4 triệu DWT với 154 tàu các loại, bao gồm 18 tàu container với tổng trọng tải 160.395 DWT, 8 tàu dầu sản phẩm tổng trọng tải 451.375 DWT; tàu chở hàng khô 120 chiếc có tổng trọng tải 2.765.235 DWT, tàu khác 37.706 DWT. Như vậy Vinalines chiếm 45% tổng trọng tải đội tàu quốc gia, trong đó tàu hàng khô chiếm 55%, container chiếm 24% và tàu dầu chiếm 28%.
Các chủ tàu vận tải thuộc Petro-VietNam sở hữu 10 tàu với tổng trọng tải 428.618 DWT.
Các chủ tàu vận tải thuộc Petrolimex sở hữu 10 tàu dầu sản phẩm với tổng trọng tải 288.239 DWT, chiếm 32% tổng trọng tải tàu dầu Việt Nam và 7% tổng trọng tải đội tàu quốc gia.
Trang thiết bị đội tàu
Cơ bản các tàu đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về trang thiết bị hàng hải, bao gồm cả các tàu mua cũ, mới từ nước ngoài và các tàu trong nước, trước khi cấp đăng kiểm hoạt động đều đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh hàng hải. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, khai thác, các vật tư, trang thiết bị hư hỏng, một số chủ tàu chưa ý thức được vấn đề này, đặc biệt là đối với các tàu chạy tuyến nội địa, đối với các tàu chạy tuyến quốc tế, vấn đề này đã được các chủ tàu chú trọng hơn do các yêu cầu của đăng kiểm, các đợt kiểm tra PSC tại các cảng vụ trong nước và quốc tế nghiêm ngặt hơn so với tuyến nội địa, nhưng theo thống kê, trong bảy tháng đầu năm 2011, tình hình tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các đợt kiểm tra của chính quyền cảng ở nước ngoài, do có các khiếm khuyết ảnh hưởng đến khả năng hoạt động an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đang phát triển theo chiều hướng rất xấu so với cùng kỳ năm 2010.
4,384,800 5,579,524 6,218,397 7,182,775 7,467,269 6,900,000 6,986,490 7,354,105 7,971,801 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 1.2: Tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam.
Đội tàu biển Việt Nam có tuổi tàu trung bình cao, cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, nhiều tàu chở hàng tổng hợp, thiếu tàu chở hàng chuyên dùng, tàu container, đặc biệt là tàu container trọng tải lớn. Chi tiết xem các hình dưới đây. (đơn vi ̣: tàu) Tàu chở hàng bách hóa 56.51% Tàu chở hàng rời Các loại tàu khác 21.17% Tàu khí hóa lỏng 0.52% Tàu dầu 7.02% Tàu hóa chất 1.48% Tàu chở khách và hàng 2.38% Tàu chở Container 1.89%
Hình 1.3: Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam 2015 theo chủng loại
Tàu chở hàng rời Tàu chở hàng bách hóa Tàu chở Container
Tàu chở khách và hàng Tàu cao tốc Tàu chở hóa chất + dầu
Tàu chở dầu Tàu khí hóa lỏng Các loại tàu khác
25,92% 38,61% 25,92% 38,61% 2,69% 0.10%0.2% 21,5% 0,49% 6,57%
Hình 1.4. Cơ cấu đội tàu biểnViệt Nam 2015 theo trọng tải
Chương 2
THỰC THI HIỆP ĐỊNH TOKYO MOU TẠI VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI