2.1. Thực thi Hiệp định TokyoMOU tại Việt Nam
2.1.4. Thực trạng kiểm tra tàu biểnViệt Nam do chính quyền hàng hải nước
nước ngoài thực hiện
Chính quyền hàng hải các nước khu vực thỏa thuận kiểm tra nhà nước cảng biển châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo MOU) đã tiến hành kiểm tra 2746 lượt tàu biển Viê ̣t Nam , trong đó 2284 lượt tàu biển kiểm tra lần đầu, phát 1635 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 8475 khiếm khuyết và lưu giữ 126 lượt tàu.Cụ thể:
Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra tàu biển Việt Nam tại các cảng biển nước ngoài khu vực Tokyo MOU từ 2012 - 2015 và 6 tháng đầu năm 2016
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 Tổng cộng
Tổng số lượt tàu kiểm tra 938 923 885 872 453 4071
Số lượt tàu kiểm tra lần đầu 784 767 733 722 373 3379
Số lượt tàu có khiếm khuyết 564 560 511 551 297 2483
Số khiếm khuyết 3207 2958 2310 2005 1260 11740
Số lượt tàu bị lưu giữ 53 47 26 20 15 161
Tỷ lệ lưu giữ (%) 6,76 6,13 3,55 2,77 4,02 4,76
Hình 2.2: So sánh số lượt tàu biển Việt Nam kiểm tra tại các cảng biển nước ngoài qua các năm
Nguồn: Báo cáo hàng năm Tokyo MOU.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tỷ lệ lưu giữ trung bình của đội tàu biển Việt Nam qua công tác kiểm tra PSC là cao, cụ thể:
Năm 1999, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 73 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 54 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 594 khiếm khuyết và 09 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 12,33%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 7,18%.
Năm 2000, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 79 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 71 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 753 khiếm khuyết và 22 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 27,85%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 6,87%.
Năm 2001, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 117 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 102 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 1168 khiếm khuyết và 32 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 27,35%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 7,76%.
Năm 2002, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 144 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 114 lượt tàu có khiếm
khuyết với tổng số 1055 khiếm khuyết và 19 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 13,19%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 6,67%.
Năm 2003, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 185 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 176 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 1579 khiếm khuyết và 39 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 21,08%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 8,49%.
Năm 2004, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 244 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 215 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 1943 khiếm khuyết và 38 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 15,57%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 6,51%.
Năm 2005, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 307 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 276 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 2400 khiếm khuyết và 56 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 18,24%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,21%.
Năm 2006, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 331 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 291 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 2420 khiếm khuyết và 40 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 12,08%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,40%.
Năm 2007, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 350 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 284 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 1795 khiếm khuyết và 28 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 8,00%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,62%.
Năm 2008, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 475 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 379 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 2415 khiếm khuyết và 58 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 12,21%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 6,91%.
Năm 2009, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 495 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 372 lượt tàu có khiếm
khuyết với tổng số 2133 khiếm khuyết và 37 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 7,47%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,78%.
Năm 2010, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 640 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 503 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 3296 khiếm khuyết và 55 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 8,59%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,48%.
Năm 2011, các quốc gia thành viên của tổ chức Tokyo MOU đã tiến hành kiểm tra 738 lượt tàu biển Việt Nam, phát hiện 589 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 3881 khiếm khuyết và 91 lượt tàu bị lưu giữ - chiếm tỷ lệ lưu giữ là 12,33%. Trong khi đó tỷ lệ lưu giữ trung bình của khu vực là 5,46% [12].
Bắt đầu từ tháng 02/2004, tại PSCC 13, Ủy ban Tokyo MOU đề cập đến "Danh sách đen" - danh sách các tàu ở mức độ rất cao về hệ số mục tiêu kiểm tra (ưu tiên kiểm tra) hoặc tàu bị lưu giữ từ 03 lần trở lên trong 03 năm gần nhất. Tháng 11/2004, việc xây dựng và phát hành "Danh sách đen" đã được quyết định. Do có tỷ lệ tàu bị lưu giữ luôn cao hơn mức trung bình của khu vực trong nhiều năm liền nên từ năm 2003, Việt Nam đã nằm trong "Danh sách đen" của Tokyo MOU. Hơn nữa, Việt Nam luôn rơi vào phần màu đỏ hoặc màu cam của "Danh sách đen" - có nghĩa là, tàu biển quốc tịch Việt Nam được các PSCO của các nước trong khu vực đặc biệt quan tâm. Đồng thời, cũng từ năm 2004, Ủy ban Tokyo MOU đã đưa vào sử dụng hệ thống lựa chọn tàu để kiểm tra thông qua việc tính điểm cho từng con tàu. Việc tính điểm này dựa trên các tiêu chí như: tuổi tàu, loại tàu, cờ quốc tịch của tàu, các khiếm khuyết phát hiện được trong 4 lần kiểm tra gần nhất; cơ quan phân cấp tàu (là thành viên hoặc không là thành viên của Hiệp hội phân cấp quốc tế IACS)… Tàu có điểm cao sẽ được các PSCO ưu tiên kiểm tra. Đội tàu biển Việt Nam luôn bị điểm cao, do đó số lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra và bị lưu giữ đều tăng qua các năm.
Trong thời gian Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU, đã có tổng số 126 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài có 48 tàu biển xuất cảnh từ các cảng biển Việt Nam (trong vòng 01 tháng) bị lưu giữ, 78 tàu biển đa phần là các tàu chạy chuyên tuyến quốc tế. Số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các quốc gia khu vực Tokyo MOU được ghi nhận lần lượt như sau: 93 lượt tàu tại Trung Quốc, 11 lượt tàu tại Indonesia, 06 lượt tàu tại Hồng Kông, 05 lượt tàu tại Australia, 05 lượt tàu tại Hàn Quốc, 03 lượt tàu tại Nhật Bản, 02 lượt tàu tại Phillipines, 01 lượt tàu tại Singapore.
Trong số 126 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài có 1729 khiếm khuyết các loại được phát hiện trong quá trình kiểm tra với 342 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu. Trong đó: 74.85% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến trang thiết bị của tàu; 11.69% khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ, tài liệu của tàu; 12.28% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến việc vận hành của thuyền viên, 1.16% khiếm khuyết lưu giữ liên quan đến an ninh tàu biển. Về tuổi tàu bị lưu giữ, có tới 41 lượt tàu biển từ 01 đến 05 tuổi, 39 lượt tàu biển từ 06 đến 10 tuổi, 11 lượt tàu biển từ 11 đến 15 tuổi, 20 lượt tàu biển từ 16 đến 20 tuổi, 10 lượt tàu biển từ 21 đến 25 tuổi, 01 lượt tàu biển từ 26 đến 30 tuổi và 04 lượt tàu biển trên 30 tuổi (tàu TAI CHINH II, tàu GOLDEN LIGHT, tàu NAM LONG 03 - lưu giữ 02 lần); có 34 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ là các tàu biển thuộc các công ty, doanh nghiệp của Nhà nước (VINALINES, VOSCO, NOSCO, VINASHIP, VINASHINLINES) và tới 92 lượt tàu bị lưu giữ là các tàu biển thuộc các công ty, doanh nghiệp tư nhân. Như vậy nếu tính theo tuổi tàu trong nhóm từ 0 đến 15 tuổi thì số lượt tàu bị lưu giữ chiếm đến 72%, còn nếu tính từ 0 đến 20 tuổi thì số lượt tàu bị lưu giữ chiếm đến 88%. Số lượt tàu bị lưu giữ thuộc doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 17%.
Về loa ̣i tàu, đội tàu tổng hợp có số lượt lưu giữ là lớn nhất (81 lượt - 64%), tiếp đó là đội tàu chở hàng rời (19 lượt - 15%), các tàu loại khác (12 lượt), tàu chở container (06 lượt), tàu chở dầu (05 lượt), tàu chở hóa chất (02 lượt), tàu chở khí (01 lượt).
Trong số các tàu bị lưu giữ, có nhiều tàu đã hành trình qua rất nhiều cảng, nhiều tháng sau mới bị lưu giữ, thậm chí có tàu cũng đã được các PSCO nước ngoài kiểm tra nhiều lần trước khi bị lưu giữ. Điều đó chứng tỏ các khiếm khuyết dẫn đến lưu giữ PSC ở nước ngoài phụ thuộc chủ yếu ý thức trách nhiệm của thuyền viên trong công tác duy tu, bảo dưỡng, kỹ năng vận hành và khả năng phát hiện, xử lý các khiếm khuyết trong quá trình khai thác.
Qua phân tích, đánh giá hầu hết các tàu bị lưu giữ trong vòng 01 tháng là do thuyền viên, chủ tàu không tuân thủ các quy định của bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) và có một số trường hợp liên quan đến việc kiểm tra cấp giấy của đăng kiểm, một số ít trường hợp tàu bị lưu giữ có liên quan đến sĩ quan kiểm tra.
Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, phát huy những kết quả đạt được của 03 năm (2012-2014) thực hiện đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã cố gắng thực hiện một cách tốt nhất công tác kiểm tra tàu biển theo đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Tokyo MOU; cập nhật các quy định mới về kiểm tra tàu, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho các Sĩ quan kiểm tra tàu biển, chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài. Mặc dù một số biện pháp trong đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào cuối năm 2014 đã tạm dừng nhưng số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tiếp tục giảm, tuy nhiên những tháng giữa năm 2016
số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ đang có chiều hướng tăng lên, điều này đòi hỏi cần phải có biện pháp loại bỏ xu hướng này [42], cụ thể:
Số lượt tàu kiểm tra tại các cảng biển Việt Nam (từ 16/12/2015 đến 15/12/2016):
Tàu biển Việt Nam: Kiểm tra được 1276 lượt tàu biển Viê ̣t Nam hoa ̣t đô ̣ng tuyến nô ̣i đi ̣a (tăng 03 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2015), phát hiện 1247 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 8590 khiếm khuyết; Kiểm tra 419 lượt tàu biển Viê ̣t Nam hoa ̣t đô ̣ng tuyến quốc tế (giảm 109 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2015), phát hiện 370 lượt tàu có khiếm khuyết với tổng số 4389 khiếm khuyết.
Số lượt tàu biển Việt Nam kiểm tra tại các cảng biển nước ngoài (từ 16/12/2015 đến 15/12/2016):
967 lượt tàu biển Viê ̣t Nam được kiểm tra t ại các cảng nước ngoài (trong đó có 170 lượt tàu kiểm tra theo da ̣ng follow -up, 797 lượt tàu kiểm tra lần đầu) bị lưu giữ 28 lượt tàu.
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra tàu biển Việt Nam tại các cảng biển nước ngoài bởi các Tổ chức kiểm tra tàu biển năm 2016
Khu vực Số lượt kiểm tra lần đầu Số lượt kiểm tra tiếp theo Số lượt kiểm tra có khiếm khuyết Số khiếm khuyết Số lượt tàu bị lưu giữ Tỷ lệ lưu giữ (%) Tokyo MOU 737 154 557 2337 28 3.80 Indian Ocean MOU 45 16 29 147 00 00 Abuja MOU 07 00 00 00 00 00 Riyadh MOU 08 00 00 00 00 00 Tổng cộng 797 170 586 2484 28
Nguồn Cục Hàng hải Việt Nam.
Tính từ 01/01/2016 đến hết ngày 15/12/2016, đã có 851 lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra (trong đó 704 lượt tàu biển kiểm tra lần đầu, 147 lượt tàu biển kiểm tra theo dạng follow-up, giảm 03 lượt so với cùng kỳ năm
2015) tại các cảng của khu vực Tokyo MOU, lưu giữ 28 lượt tàu (01 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Indonesia, 01 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Malaysia, 02 lượt tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Hàn Quốc, 02 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Singapore, 03 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Nhật Bản, 19 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Trung Quốc); tỷ lệ lưu giữ 3.98%.
Trong tổng số 28 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ trong khu vực Tokyo MOU, các Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển của các nước trong khu vực đã phát hiện 320 khiếm khuyết trong đó có tới 88 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu, trong đó được chia ra khiếm khuyết liên quan đến trang thiết bị chiếm 72,73%, khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ tài liệu tàu chiếm 10,23% và khiếm khuyết liên quan đến vận hành của thuyền viên là 17,54%.
Tính đến hết ngày 15/12/2016, tổng số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ năm 2016 là 28 lượt tàu, đã tăng 08 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2015 và tăng 02 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2014.
Do, trong năm 2016, kinh tế vận tải biển vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2015, nhằm duy trì đội tàu biển Việt Nam trong Danh sách Trắng của Tokyo MOU, Cục Hàng hải Việt Nam và các Cảng vụ Hàng hải đã nỗ lực triển khai một số giải pháp của Đề án "Đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi Danh sách Đen của Tokyo MOU" và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Đề án "Duy trì đội tàu biển Việt Nam trong Danh sách Trắng - Xám của Tokyo MOU" đưa ra các giải pháp như nâng cao năng lực đội ngũ Sĩ quan kiểm tra tàu biển và Đăng kiểm viên; duy trì công tác kiểm tra tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế trước khi rời cảng đi nước ngoài, nâng cao chất lượng kỹ thuật đóng mới và sửa chữa tàu biển...
Thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Đăng kiểm Việt Nam triển khai thực hiện các giải pháp của Đề án "Duy
trì đội tàu biển Việt Nam trong Danh sách Trắng - Xám" đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt để giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài, bảo đảm thực hiện thành công Năm an toàn giao thông hàng hải [14].