Tiêu chí lựa chọn tàu theo NIR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 29 - 32)

Thông số

Lịch sử kiểm tra Tàu nguy cơ cao

(HRS, có điểm tăng nặng >4) Tàu có nguy cơ chuẩn (SRS) Tàu có nguy cơ thấp (LRS)

Tiêu chí Trọng số Tiêu chí Tiêu chí

Loại tàu Tàu chở hóa chất, chở khí, chở dầu, tàu hàng rời, tàu khách 2 Không phải HRS hoặc LRS -

Tuổi tàu Tất cả các loại > 12 tuổi 1 -

Treo cờ Danh sách BGW(1) Đen 1 Trắng

VIMSAT(2) - - Có Tổ chức được ủy quyền RO RO của Tokyo MOU(3) - - Có Chỉ số kết quả

kiểm tra(4) Rất thấp 1 Cao

Chỉ số lịch sử của công ty(5) Rât thấp 2 cao

Khiếm khuyết

Số lượng các khiếm khuyết ghi nhận được tại các đợt kiểm tra trong vòng

36 tháng trước đó Có bao nhiêu đợt kiểm tra mà ghi nhận được từ 5 khiếm khuyết trở lên? Số lượng đợt kiểm tra có từ 5 khiếm khuyết trở lên Tất cả các đợt kiểm tra có ít hơn 5 khiếm khuyết Lưu giữ Số lần bị lưu giữ trong vòng 36 tháng trước đó Từ 3 lần bị lưu

giữ trở lên 1 Không

Chú thích: (1) BGW: Danh sách Đen, Xám Trắng đối với các chỉ số hoạt động của mỗi chính quyền được thiết lập dựa trên lịch sử số lần bị lưu giữ trên số lượt kiểm tra; (2) Tình trạng hoàn thành VIMSAS dựa trên việc cập nhật các thông tin nhận được từ Ban thư ký ở Tokyo; (3) RO của Tokyo MOU là các tổ chức được ít nhất một thành viên Tokyo MOU công nhận; (4) Chỉ số hoạt động của RO; (5) Chỉ số hoạt động của công ty.

Nguồn: Thông báo hàng năm của Tokyo MOU. Quy trình kiểm tra

Là một tổ chức thừa hành của IMO, Tokyo MOU cũng áp dụng quy trình kiểm tra của chính quyền cảng tuân thủ theo Nghị quyết A.1052(27)

của IMO - Quy trình kiểm tra nhà nước cảng biển, 2011. Nghị quyết này đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách thức triển khai công tác kiểm tra của kiểm tra nhà nước cảng biển đối với tàu biển nước ngoài tại cảng. Sau đây là các tóm lược chính.

Trình tự kiểm tra

Thanh tra viên PSC lên tàu không cần thông báo trước và chủ yếu kiểm tra tính hoàn chỉnh và hiệu lực của các tài liệu trên tàu.

Nếu có bằng chứng để tin rằng tàu không thỏa mãn các công ước, thanh tra viên sẽ tiến hành kiểm tra mở rộng về tình trạng tàu và các thiết bị yêu cầu. Thuyền trưởng sẽ nhận được một biên bản kiểm tra chính thức bao gồm Mẫu A và B. Mẫu A liệt kê các đặc điểm của tàu và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan. Mẫu B liệt kê các khiếm khuyết (nếu có), cùng với mã phân biệt nêu thời hạn khắc phục mỗi khiếm khuyết.

Nếu có bằng chứng rõ ràng về việc tàu tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn và/hoặc môi trường, PSCO có quyền giữ tàu trong cảng cho tới khi các khiếm khuyết được khắc phục và kiểm tra lại. Chính quyền cảng có thể cử thanh tra viên của họ thực hiện việc kiểm tra lại hoặc yêu cầu thuyền trưởng phải trình biên bản xác nhận việc khắc phục của tổ chức phân cấp tàu.

Trong trường hợp lưu giữ tàu, chính quyền cảng có quyền yêu cầu trả tiền cho các hoạt động kiểm tra của họ. Bất kỳ việc lưu giữ tàu nào đều phải được thông báo càng sớm càng tốt cho chính quyền cảng mà tàu treo cờ, tổ chức phân cấp và IMO. Dữ liệu về kiểm tra và thời hạn khắc phục được đưa vào hệ thống máy tính cho tất cả các thành viên của thỏa thuận PSC sử dụng.

Mã phân biệt hành động khắc phục

Thời hạn khắc phục khiếm khuyết thường được đưa ra ở dạng mã trong biên bản kiểm tra, gọi là mã phân biệt hành động khắc phục.

Các mã sau đây thường được sử dụng: 30 - cơ sở cho việc giữ tàu; 17 - thuyền trưởng được yêu cầu khắc phục khiếm khuyết trước khi rời cảng; 16 - phải khắc phục trong vòng 14 ngày; 15 - phải khắc phục tại cảng kế tiếp; 10 -khiếm khuyết đã được khắc phục; 40 - thông báo cho cảng kế tiếp; 50 - thông báo cho chính quyền tàu treo cờ/lãnh sự; và mã 70 là thông báo cho tổ chức phân cấp.

Có thể coi các hình thức khắc phục chính là một dạng chế tài để kiểm soát các tàu dưới tiêu chuẩn và hình thức lưu giữ tàu (lỗi 30) là biện pháp chế tài cứng rắn nhất.

1.2. Thực tra ̣ng đô ̣i tàu biển Viê ̣t Nam

Về quy mô đội tàu

Tính đến hết năm 2011, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1.691 tàu các loại, với tổng dung tích 4.4434.551 GT và tổng trọng tải 7.476.269 DWT, trong đó có 492 tàu biển hoạt động quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu GT. Nếu xét về số lượng, đội tàu thuộc sở hữu Việt Nam đứng thứ 3/10 nước ASEAN, đứng sau hai nước Singapore (1.329 chiếc) và Indonesia (2.041 chiếc); xét về tổng trọng tải, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4/10 nước ASEAN, đứng sau các nước Singapore (gấp 15 lần tổng trọng tải đội tàu Việt Nam), Malaysia (2,9 lần), Philippines (1,8 lần).

Về cơ cấu đội tàu

Phân theo chủng loại tàu. Theo quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu sẽ đạt 11,8 - 13,2 triệu DWT, trong đó tàu hàng bách hóa tổng hợp 3,84 - 4,45 triệu DWT; tàu hàng rời 2,70 - 3,11 triệu DWT; tàu container 1,49 - 1,71 triệu DWT; tàu dầu thô 1,92 - 2,21 triệu DWT; tàu dầu sản phẩm 1,69 - 1,77 triệu DWT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)