Thực trạng kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC) ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 43 - 52)

2.1. Thực thi Hiệp định TokyoMOU tại Việt Nam

2.1.2. Thực trạng kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC) ở Việt Nam

Việt Nam chính thức là thành viên của Thỏa thuận kiểm tra nhà nước tại cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo MOU) từ 01/01/1999 và từ đó đến nay Việt Nam đã nỗ lực hết mình thực thi đầy đủ nghĩa vụ thành viên của Tokyo MOU. Kể từ khi gia nhập Tokyo MOU (01/01/1999), Việt Nam triển khai PSC tại 6 cảng vụ hàng hải và đến nay đã mở rộng ra 13 cảng vụ hàng hải trong tổng số 25 Cảng vụ hàng hải. Đây là những cảng vụ có đủ năng lực tiến hành việc kiểm tra tàu biển.

Danh sách cụ thể các cảng vụ hàng hải hiện đang thực hiện công tác PSC ở Việt Nam, gồm: cảng vụ hàng hải Quảng Ninh ; cảng vụ hàng hải Hải Phòng; cảng vụ h àng hải Nghệ An ; cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh ; cảng vụ hàng hải Quảng Bình; cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế ; cảng vu ̣ h àng hải Đà Nẵng; cảng vụ h àng hải Quảng Ngãi ; cảng vụ hàng hải Quy Nhơn ; cảng vụ hàng hải Nha Trang; cảng vụ hàng hải Vũng Tàu; cảng vụ hàng hải Đồng Nai; cảng vụ hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh; và cảng vụ hàng hải Cần Thơ.

Số lượng Sĩ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển của 12 cảng vụ hàng hải được đào tạo, huấn luyện gia tăng cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được các yêu cầu của Tokyo MOU. Số lượng lượt tàu biển được kiểm tra bởi Việt Nam được gia tăng hàng năm (năm 2012 kiểm tra 1.689 lượt tàu, phát hiện 3.481 khiếm khuyết và lưu giữ (Lưu giữ tàu biển (Detention) theo nội dung của đề tài ghiên cứu được hiểu là quyết định của Sĩ quan kiểm tra

nhà nước cảng biển khi phát hiện các khiếm khuyết nghiêm trọng theo các quy định của công ước, yêu cầu chủ tàu và thuyền trưởng khắc phục trước khi rời cảng để bảo đảm tàu biển hành trình không gây nguy hiểm cho con người, tàu biển, hoặc đe dọa gây ô nhiễm môi trường biển; hành động can thiệp này có thể trì hoãn việc khởi hành của tàu biển) 37 lượt tàu; năm 2013 kiểm tra 1903 lượt tàu, phát hiện 3709 khiếm khuyết và lưu giữ 21 lượt tàu; năm 2014 kiểm tra 1868 lượt tàu, phát hiện 3688 khiếm khuyết và lưu giữ 09 lượt tàu; năm 2015 kiểm tra 1945 lượt tàu, phát hiện 2955 khiếm khuyết và lưu giữ 08 lượt tàu; năm). Các tàu biển bị lưu giữ qua kiểm tra là thỏa đáng, phản ánh đúng tình trạng an toàn của con tàu và trong thời gian tới Việt Nam sẽ cố gắng tiếp tục nâng cao tỉ lệ kiểm tra các tàu biển đến Việt Nam. Trong thời gian qua số khiếu nại của các bên liên quan đối với kết quả kiểm tra tàu biển của Việt Nam là rất nhỏ số với số lượt kiểm tra tàu; điều này đã đánh giá cơ bản được kết quả của công tác PSC của Việt Nam [1].

Bảng 2.1: Thống kê tàu thuyền qua các cảng biển

TT Năm Số lượt tàu Phương tiện sông

(TẤN.PT)

Tàu nội Tàu ngoại

1 2010 49.260 70.483 28.203.876 2 2011 48.376 81.626 27.460.795 3 2012 52.045 46.856 37.186.655 4 2013 51.812 33.928 40.685.472 5 2014 58.134 35.604 67.408.572 6 2015 61.183 38.195 97.312.081

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam.

Bảng 2.2: Tàu nước ngoài được kiểm tra bởi chính quyền cảng Việt Nam

Năm Số lượt tàu kiểm tra

Số lượt tàu kiểm tra có khiếm khuyết

Số khiếm

khuyết lưu giữ Số tàu trăm lưu giữ Tỉ lệ phần

2015 1945 885 2955 08 0.55 2014 1868 942 3688 09 0.64 2013 1903 883 3709 21 1.46 2012 1689 759 3481 37 2.87 2011 1523 691 3196 36 3.29 2010 1410 734 3685 52 5.06

Trong năm 2010, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị của Ủy ban Tokyo MOU lần thứ 20 tại Hà Nội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã đăng cai các khóa huấn luyện, hội thảo của Tokyo MOU và đề nghị Tokyo MOU cử các chuyên gia sang giúp Việt Nam đào tạo huấn luyện các Sĩ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển. Qua các buổi hội thảo, huấn luyện này đã tạo cơ hội cho các Sĩ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những quy định mới của IMO về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường và đặc biệt thiết lập mạng lưới, trao đổi thông tin giữa các Sĩ quan kiểm tra nhà nước tại cảng biển để hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn của mình với mục đích cuối cùng các con tàu rời bến đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của IMO [2].

Tiêu chí lựa chọn tàu biển kiểm tra là khi có những bằng chứng rõ ràng quy định thì tàu biển sẽ được kiểm tra ngay khi vào cảng. Trong trường hợp tàu biển không có bằng chứng rõ ràng thì việc lựa chọn tàu biển để kiểm tra theo khung cửa sổ khoảng thời gian được đánh giá dựa trên mức độ rủi ro của tàu biển do APCIS đề xuất.

Kiểm tra ban đầu (Initial inspection) (là việc lên tàu biển kiểm tra thực tế các giấy chứng nhận và các tài liệu có liên quan của tàu biển, tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên), Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển khi tiến hành kiểm tra tàu biển, trước khi lên tàu biển đánh giá tình trạng chung của tàu biển, tình trạng sơn, tình trạng han rỉ hay những hư hỏng không được sửa chữa xung quanh tàu biển. Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xác định loại tàu biển, năm đóng, kích thước để áp dụng các quy định của công ước phù hợp. Khi lên tàu biển Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra các chứng chỉ, tài liệu có liên quan của tàu biển. Nếu các giấy

chứng nhận phù hợp và Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá công tác bảo dưỡng của tàu biển được thực hiện tốt, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có thể kết thúc việc kiểm tra và lập biên bản kiểm tra tàu biển FORM A theo mẫu quy định.

Trong trường hợp tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên không đáp ứng được những yêu cầu quy định của công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra chi tiết (Detailed inspection) (được hiểu là việc kiểm tra được tiến hành khi có các bằng chứng rõ ràng về tình trạng của tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên không tuân thủ với nội dung của các giấy chứng nhận),

sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, buồng lái, boong, hầm hàng, buồng máy, khu vực đón trả hoa tiêu và các quy trình cơ bản của tàu biển. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có thể quyết định kiểm tra chi tiết một phần hoặc tất cả các trang thiết bị, quy trình cơ bản của tàu biển.

Thẩm quyền của Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển

Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu tàu biển có khiếm khuyết thì Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển được quyền thực hiện các quyền, cụ thể: cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết ở cảng tới, mã code số 15; cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết trong vòng 14 ngày, mã code số 16; yêu cầu tàu biển khắc phục khiếm khuyết trước khi khởi hành, mã code số 17; cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết trong vòng 03 tháng, mã code số 18; cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết theo kế hoạch thỏa thuận, mã code số 49; lưu giữ tàu biển, mã code số 30; các hành động khác, mã code số 99 (ghi cụ thể hành động cho phép); xác nhận khiếm khuyết đã được khắc phục, mã code số 10.

Biên bản kiểm tra tàu biển,sau khi kết thúc kiểm tra, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải lập biên bản kiểm tra tàu biển (Form A và Form B) và các yêu cầu khắc phục đối với thuyền trưởng hay công ty theo mẫu quy. Trong trường hợp dừng kiểm tra tàu biển, khi đó Form B sẽ ghi các khiếm khuyết trong lần đầu phát hiện và các khiếm khuyết phát hiện được trong lần kiểm tra lại (nếu có).

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cấp cho thuyền trưởng một biên bản kiểm tra. Đối với khiếm khuyết lưu giữ tàu biển, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải chỉ rõ điều khoản cụ thể của công ước quy định.

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển áp dụng các mã code về khiếm khuyết, tổ chức đăng kiểm hoặc tổ chức được công nhận, cảng kiểm tra, cờ quốc tịch, loại tàu biển, hành động khắc phục được quy định trong sổ tay hướng dẫn kiểm tra tàu biển (PSC Manual) của Tokyo MOU để lập biên bản kiểm tra tàu biển.

Thông báo lưu giữ tàu biển, dừng kiểm tra (Stoppage of an operation)

(là việc không tiếp tục kiểm tra tàu biển do trong quá trình kiểm tra chi tiết sĩ quan kiểm tra tàu biển phát hiện tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên có quá nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng) và thả tàu biển,

trong trường hợp lưu giữ tàu biển hoặc dừng kiểm tra, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thông báo ngay cho chính quyền tàu biển mang cờ và các bên có liên quan biết bằng văn bản.

Sau khi tàu biển đã được khắc phục các khiếm khuyết nghiêm trọng, thỏa mãn các yêu cầu của công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển sẽ kiểm tra lại và thông báo cho chính quyền tàu biển mang cờ, các bên liên quan về việc thả tàu biển, thông báo có những thông tin được quy định.

Các khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu biển được quy định cụ thể.

Về khắc phục khiếm khuyết và cho phép tàu biển rời cảng, trong trường hợp các khiếm khuyết đe dọa nghiêm trọng đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải hay môi trường, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển bảo đảm những khiếm khuyết này được khắc phục trước khi tàu biển rời cảng.

Trong trường hợp các khiếm khuyết lưu giữ tàu biển không thể khắc phục tại cảng kiểm tra, giám đốc cảng vụ hàng hải có thể cho tàu biển hành trình đến cảng sửa chữa gần nhất được lựa chọn bởi thuyền trưởng và được chính quyền cảng đó chấp thuận. Đồng thời, chính quyền tàu biển mang cờ thống nhất các điều kiện bảo đảm an toàn cho tàu biển với cảng vụ hàng hải. Trong trường hợp này, cảng vụ hàng hải thông báo cho chính quyền cảng tới và các bên liên quan theo mẫu.

Kiểm tra lại, sau khi tàu biển đã khắc phục xong các khiếm khuyết, thuyền trưởng thông báo cho Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển biết để tổ chức xuống tàu biển kiểm tra lại. Trong trường hợp các khiếm khuyết đã được khắc phục thỏa mãn theo quy định của công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển ghi kết quả vào trong biên bản kiểm tra.

Trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa thỏa mãn, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục.

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có thể sử dụng hình ảnh làm bằng chứng về việc khắc phục khiếm khuyết của tàu biển thay cho việc kiểm tra lại trực tiếp dưới tàu biển.

Kiểm tra tiếp theo (Follow-up inspection) (là việc kiểm tra đối với một tàu biển đã được kiểm tra bởi Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nhưng còn có một số khiếm khuyết được phát hiện chưa được khắc phục), trong trường hợp trên hệ thống APCIS cho thấy tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam có một số khiếm khuyết chưa được khắc phục, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có thể xuống tàu để kiểm tra khiếm khuyết chưa được khắc phục này.

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có quyền kiểm tra trong phạm vi giới hạn của các khiếm khuyết chưa được khắc phục của đợt kiểm tra trước, hoặc có thể mở rộng phạm vi kiểm tra sang các nội dung khác về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Giải quyết khiếu nại, chủ tàu, người quản lý và khai thác tàu biển có quyền khiếu nại về việc lưu giữ tàu biển của cảng vụ hàng hải, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải thông báo cho thuyền trưởng về quyền được khiếu nại này, việc khiếu nại không ảnh hưởng tới quyết định lưu giữ tàu biển.

Sau khi kết thúc kiểm tra, thuyền trưởng, chủ tàu biển hoặc tổ chức được công nhận hay có liên quan không thỏa mãn với kết quả kiểm tra của Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thì các bên có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra của Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển. Quy trình được thực hiện như sau:

Thứ nhất, thuyền trưởng hoặc chủ tàu biển, tổ chức được công nhận hay có liên quan gửi yêu cầu trực tiếp đến Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển về những nội dung không thỏa mãn, nêu cụ thể các quy định của công ước để chứng minh khiếu nại của mình là đúng. Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tiếp nhận các khiếu nại, báo cáo lãnh đạo cảng vụ hàng hải để trả lời cụ thể, rõ ràng về các khiếu nại của thuyền trưởng hoặc chủ tàu biển, tổ chức được công nhận hay có liên quan trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Thứ hai, sau khi nhận được trả lời của Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nhưng thuyền trưởng hoặc chủ tàu biển, tổ chức được công nhận hay có liên quan chưa thỏa mãn với trả lời đó thì có quyền tiếp tục gửi khiếu nại đến Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét giải quyết và trả lời kết quả trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Thứ ba, trong trường hợp thuyền trưởng hoặc chủ tàu biển, tổ chức được công nhận hay có liên quan không thỏa mãn với kết quả giải quyết của Cục Hàng hải Việt Nam, thuyền trưởng hoặc chủ tàu biển, tổ chức được công

nhận hay có liên quan tiếp tục gửi khiếu nại tới ban thư ký Tokyo MOU, kết quả giải quyết của Tokyo MOU là kết quả cuối cùng.

Cập nhật báo cáo lên hệ thống APCIS,sau khi kết thúc kiểm tra tối đa 02 ngày, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cập nhật biên bản kiểm tra lên phần mềm của APCIS; trong vòng 05 ngày, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền phê duyệt biên bản kiểm tra vào hệ thống APCIS.

Trong trường hợp cần chỉnh sửa thông tin trên APCIS, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc cảng vụ hàng hải phê duyệt có trách nhiệm kiểm tra và cập nhật lại thông tin cho đúng.

Tàu biển của quốc gia không phải là thành viên công ước, không có bất kỳ ưu tiên nào cho tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước.

Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước không có giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận (Certificate) theo đề tài này được hiểu là giấy được cấp trực tiếp bởi một quốc gia thành viên công ước hoặc bởi một tổ chức được ủy quyền đáp ứng các yêu cầu của công ước tương ứng với các đặc điểm của tàu biển, thuyền viên, trang thiết bị và bao gồm ngày có hiệu lực) theo công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá thuyền viên và tàu biển đủ điều kiện an toàn cho chuyến đi.

Trong trường hợp thuyền viên và tàu biển có giấy chứng nhận khác với yêu cầu của công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xem xét nội dung của các giấy chứng nhận này khi đánh giá tình trạng tàu biển.

Tàu biển dưới Công ước, Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá tính phù hợp các giấy chứng nhận và tài liệu được cấp bởi chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận. Trong trường hợp này, Sĩ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)