Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 97 - 103)

3.2. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Hiện nay, ngành hàng hải chưa có chiến lược của ngành định hướng tầm nhìn phát triển dài hạn và lâu dài về hoạt động hàng hải an toàn, bảo đảm môi trường biển trong sạch. Trên thực tế các hoạt động vận tải biển trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam đều liên quan tới các vấn đề về an toàn, an ninh hàng hải và các mối nguy hại tới môi trường biển. Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải phải có trách nhiệm đảm bảo hoạt động của mình diễn ra an toàn, đồng thời phải tuân thủ những quy định của pháp luật, đánh giá đầy đủ những nguy hại và mức độ rủi ro mà hoạt động đó có thể gây ra cũng như cách thức để loại bỏ hoặc giảm thiểu những mối nguy hại, rủi ro đó. Trong thực tế, các hành động can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải là cần thiết để đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng hải phải chịu trách nhiệm về tất cả các rủi ro và mối nguy hại có thể xảy ra.

Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải. Ngày 04/12/2013, tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã ban hành bộ luật thực hiện các văn kiện của IMO (III Code), được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết A.1070(28), trong đó tại phụ lục, phần 1 - nghĩa vụ chung quốc gia thành viên có yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện việc xây dựng chiến lược toàn diện bảo đảm đáp ứng nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế với vai trò quốc gia tàu mang cờ quốc

tịch, quốc gia có cảng và quốc gia ven biển; thiết lập phương pháp giám sát và đánh giá nhằm khẳng định chiến lược bảo đảm việc thực hiện và thi hành có hiệu quả các văn kiện quốc tế bắt buộc liên quan; và liên tục rà soát chiến lược để đạt được, duy trì và cải tiến năng lực và tổ chức thực hiện toàn diện với vai trò là quốc gia tàu mang cờ quốc tịch, quốc gia có cảng và quốc gia ven biển.

Do đó việc xây dựng chiến lược quốc gia tuân thủ các công ước quốc tế về hàng hải của tổ chức hàng hải quốc tế là thật sự cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên, góp phần vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Việc xây dựng chiến lược phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước; hiến pháp và quy định của pháp luật về hàng hải; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược tổng thể của các ngành có liên quan.

Nâng cao ý thức, nâng cao trách nhiệm mọi tổ chức, cá nhân về công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động hàng hải.

Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các hành vi không an toàn, gây thiệt hại, ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải; xử lý các tai nạn, sự cố đối với tàu biển hoặc sự cố tràn dầu hay những chất độc hại thải ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Ngày 27/11/2003, tại kỳ họp lần thứ 23 của Đại hội đồng tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua Nghị quyết A.946(23) về kế hoạch đánh giá tự nguyện của quốc gia thành viên IMO (Voluntary IMO Member State Audit Scheme - sau đây gọi tắt là kế hoạch đánh giá tự nguyện).

Để cụ thể hóa kế hoạch tự nguyện đánh giá và quy định tiêu chuẩn đánh giá, IMO cũng đã thông qua các Nghị quyết như: Nghị quyết A.974(24) ngày 01/12/2005 về khuôn khổ và chương trình cho Kế hoạch đánh giá tự nguyện của quốc gia thành viên IMO - Framework and Procedurees for the Voluntary IMO Member State Audit Scheme - và Nghị quyết A.973(24) ngày 01/12/2005 được thay thế bằng Nghị quyết A.966(25) ngày 29/11/2007 về nguyên tắc thực hiện các điều ước IMO bắt buộc - Code for the Implementation of Mandatory IMO Instruments, 2007. Ngày 30/11/2011, Đại hội đồng IMO đã thông qua Nghị quyết A.1054(27) về luật thực hiện các văn bản bắt buộc của IMO, 2011 để thay thế Nghị quyết A.966(25) [37].

Thực hiện chương trình đánh giá tự nguyện đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013, Cục Hàng hải Việt Nam được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp bộ, đã tổ chức thực hiện thành công việc đánh giá đối với 6 Công ước và 4 Nghị định thư (sau đây gọi tắt là các Điều ước) bắt buộc của IMO nhằm xác định các lĩnh vực đã phù hợp, phù hợp một phần hoặc chưa phù hợp , để đưa ra các ki ến nghị, đề xuất b ổ sung các quy định của pháp luật Việt Nam cho phù hợp với quy định của công ước.

Các công ước và nghị định thư liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bao gồm: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển và sửa đổi bổ sung (SOLAS 1974); Nghị định thư 1978 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển và sửa đổi bổ sung (SOLAS PROT 1978); Nghị định thư 1988 của công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển và sửa đổi bổ sung (SOLAS PROT 1988); Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973, và bổ sung bởi Nghị định thư 1978và các sửa đổi (MARPOL 73/78); Nghị định thư 1997 sửa đổi Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973, sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 và các sửa đổi (MARPOL PROT 1997); Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo,

cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên, 1978 và sửa đổi (STCW 1978); Công ước quốc tế về đường nước tải trọng, 1966 (LL66); Nghị định thư 1988 của Công ước quốc tế về đường nước tải trọng, 1966 (LL PROT 1988); Công ước quốc tế về dung tích của tàu, 1969 (TONNAGE 1969); Công ước về quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va trên biển, 1972, và các sửa đổi (COLREG 1972).

Trong quá trình tổ chức đánh giá các công ước, đã tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan, gồm các luật, thông tư, nghị định, chỉ thị và các quy chuẩn quốc gia mà Việt Nam đã xây dựng liên quan các quy định của các công ước cũng như các công tác thực thi, kiểm tra và kiểm soát; rà soát phân tích và đánh giá sự phù hợp các văn bản pháp luật hiện có của Việt Nam với các quy đi ̣nh của các công ước; tổ chức khảo sát, tìm hiểu việc thực thi các quy định của công ước tại nước ngoài.; tổ chức khảo sát trong nước tại các cảng biển, khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; tiến hành làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các cơ quan thuộc các bộ, ngành liên quan như: cục khí tượng, thủy văn và biến đổi khí hậu (bộ tài nguyên và m ôi trường): tìm hiểu về công tác khí tượng , thủy văn; đoàn đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển (quân chủng hải quân); tìm hiểu về việc công tác xuất bản hải đồ ; cục an toàn bức xạ hạt nhân (bô ̣ khoa ho ̣c và công nghê ̣ ); tìm hiểu về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển liên quan đến vâ ̣n chuyển chất phóng xạ; cục an toàn lao động (bộ lao đô ̣ng và thương binh xã hô ̣i ); tìm hiểu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển liên quan đến kiểm tra bình chi ̣u áp lực, bình xon khí, bình ga nhiều thành phần, bồ (xi-téc) di đô ̣ng.

Kết thúc kế hoạch đánh giá tự nguyện vào năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam nhận thấy về cơ bản Việt Nam đã thực thi các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, quốc gia có cảng, quốc gia có tàu treo cờ và quốc gia ven biển theo yêu cầu của bộ luật thực hiện các văn bản bắt buộc của IMO trong việc thực hiện 6 công ước và 04 Nghị định thư liên quan đến công tác an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Với vai trò là cơ quan chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu các quy định của công ước ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu, đánh giá tổng kết, phân tích những phát sinh bất cập trong quá trình thực tế thực hiện nhiều năm để đưa vào quy định của pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng hải được xây dựng và phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành. Năm 1990, Bộ luật hàng hải Việt Nam - Bộ luật chuyên ngành kinh tế đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1991. Năm 2005, bộ luật được sửa đổi, bổ sung và thông qua lần thứ hai. Ngay sau khi được Quốc hội thông qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ động phối hợp triển khai quyết liệt việc xây dựng để trình bộ, Chính phủ ban hành kịp thời theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật năm 2005. Hầu hết các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật năm 2005 đã được ban hành gồm: 01 pháp lệnh, 25 nghị định, 17 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 100 quyết định hoặc thông tư cấp Bộ trưởng, đánh dấu một bước hoàn thiện cơ bản của hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Về cơ bản, những nội dung quy định của công ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng, tiêu chuẩn, khả năng chuyên môn thuyền viên và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết được nội luật hóa trong Bộ luật hàng hải Việt Nam, các văn bản hướng dẫn Bộ luật. Đối với các công ước sửa đổi, bổ sung được thông qua bởi các kỳ họp của Tổ chức hàng hải quốc tế, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định mới.

Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hàng hải và đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế của nền

kinh tế, Cục Hàng hải Việt Nam đã tham mưu xây dựng, trình Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ, Quốc hội thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Tính đến hết năm 2016, đã có 05 Nghị định của Chính phủ và 19 Thông tư của bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được ban hành hướng dẫn chi tiết bộ luật, dự kiến đến thời điểm 01/7/2017, toàn bộ các văn bản pháp luật hướng dẫn Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 sẽ được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm.

Để các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ luật hàng hải Việt Nam và những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện đi vào thực tế hoạt động hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng rãi, có chiều sâu bằng các hình thức thiết thực như: tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Bộ luật hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành trong toàn Ngành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; mở các lớp tập huấn tại từng khu vực hàng hải có sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học theo yêu cầu. Từ năm 2006 đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức trên 70 đợt hội thảo, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật hàng hải tại các khu vực trong cả nước. Mọi thông tin, văn bản quy phạm pháp luật mới, các sửa đổi, bổ sung của công ước về hàng hải đã được thông báo tới các tổ chức liên quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trong hoạt động tiếp cận và xúc tiến hợp tác, đầu tư kinh doanh. Qua đó ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, công nhân, thuyền viên trong toàn ngành hàng hải đã được nâng cao. Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã thường xuyên hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong hoạt động hàng hải, đặc biệt là những vụ việc có yếu tố nước ngoài, góp phần giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, giảm thiểu số vụ vi phạm trong hoạt động hàng hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)