Thực trạng kiểm tra tàu biểnViệt Nam hoạt động tuyến quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 52 - 58)

2.1. Thực thi Hiệp định TokyoMOU tại Việt Nam

2.1.3. Thực trạng kiểm tra tàu biểnViệt Nam hoạt động tuyến quốc tế

Công tác kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế do Việt Nam thực hiện áp dụng các quy định của các công ước quốc tế. Các công ước đó bao gồm:

Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (Solas); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (Solas Protocol 1988);

Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (Load Lines); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (Load Lines Protocol 1988);

Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 và các sửa đổi; Nghị định thư 1978 và 1997 liên quan đến Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 (Marpol);

Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 và các sửa đổi (STCW);

Công ước quốc tế về đo dung tích của tàu biển 1969 (Tonnage);

Công ước quốc tế về hệ thống kiểm soát chống hà độc hại của tàu biển 2001 (AFS);

Công ước quốc tế về lao động hàng hải 2006;

Công ước quốc tế về quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển, 1972 (Colreg) Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có tính pháp lý cao nhất bao trùm nhất đến tất cả các hoạt động liên quan của Kiểm tra nhà nước cảng biển ở Việt Nam là Bộ Luật hàng hải năm 2005 và sửa đổi 2017. Bộ luật gồm ...đã quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra kiểm tra liên quan đến hoạt động kiểm tra PSC, đã quy định rõ trách nhiệm củ chủ tàu, thuyền viên, và liên quan đến con tàu, cơ quan đăng ký đăng kiểm... Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn việc triển khai thực hiện có tính quy định về lĩnh vực này hay có liên quan, ví dụ như: Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Việc kiểm tra được dựa trên tiêu chí lựa chọn tàu biển kiểm tra

Khi có những bằng chứng rõ ràng quy định tại khoản 2 Điều 3 thì tàu biển sẽ được kiểm tra ngay khi vào cảng.

Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế. Trong trường hợp tàu biển không có bằng chứng rõ ràng thì việc lựa chọn tàu biển để kiểm tra theo khung cửa sổ khoảng thời gian của APCIS. Đối với những tàu biển chưa có thông tin trong APCIS thì sẽ áp dụng khoảng thời gian kiểm tra từ 02 tháng đến 04 tháng kể từ lần kiểm tra trước.

Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa áp dụng khoảng thời gian kiểm tra từ 02 tháng đến 04 tháng kể từ đợt kiểm tra trước.

Quy trình kiểm tra sẽ bao gồm:

Kiểm tra ban đầu, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam khi tiến hành kiểm tra tàu biển, trước khi lên tàu biển đánh giá tình trạng chung của tàu biển, tình trạng sơn, tình trạng han rỉ hay những hư hỏng không được sửa chữa xung quanh tàu biển.

Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam xác định loại tàu biển, năm đóng, kích thước để áp dụng các quy định phù hợp.

Khi lên tàu biển sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam kiểm tra các chứng chỉ, tài liệu có liên quan của tàu biển. Nếu các giấy chứng nhận phù hợp và sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam đánh giá công tác bảo dưỡng của tàu biển được thực hiện tốt, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có thể kết thúc việc kiểm tra.

Trong trường hợp tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên không đáp ứng được những yêu cầu quy định của công ước, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.

Kiểm tra chi tiết, sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam kiểm tra tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, buồng lái, boong, hầm hàng, buồng máy, khu vực đón trả hoa tiêu và các quy trình cơ bản của tàu biển.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có thể quyết định kiểm tra chi tiết một phần hoặc tất cả các trang thiết bị, quy trình cơ bản của tàu biển.

Việc kiểm tra được tiến hành theo thẩm quyền của sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam. Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu tàu biển có khiếm khuyết Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được quyền hành động như sau:

Cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết ở cảng Việt Nam tới, mã code số 15; yêu cầu tàu biển khắc phục khiếm khuyết trước khi khởi hành, mã

code số 17; cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết theo kế hoạch thỏa thuận, mã code số 49; các hành động khác, mã code số 99 (ghi cụ thể hành động cho phép); xác nhận khiếm khuyết đã được khắc phục, mã code số 10.

Báo cáo kiểm tra tàu biển

Sau khi kết thúc kiểm tra, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải lập biên bản kiểm tra tàu biển và các hành động khắc phục đối với thuyền trưởng hay công ty theo mẫu quy định ở Phụ lục số 08 đối với tàu biển hoạt động tuyến quốc tế và Phụ lục số 09 đối với tàu biển hoạt động tuyến nội địa và cấp một bản cho thuyền trưởng.

Đối với khiếm khuyết nghiêm trọng liên quan đến tổ chức đăng kiểm, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam báo cáo giám đốc cảng vụ hàng hải và yêu cầu tổ chức đăng kiểm phải cử đăng kiểm viên tàu biển xuống tàu biển đánh giá, kiểm tra việc khắc phục khiếm khuyết của tàu biển. Kết quả kiểm tra, đánh giá của đăng kiểm viên tàu biển có thể là cơ sở để cảng vụ hàng hải chấp thuận tàu biển đã khắc phục xong khiếm khuyết để cho phép tàu biển rời cảng.

Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam áp dụng các mã code của Tokyo MOU về khiếm khuyết, hành động khắc phục để lập biên bản kiểm tra tàu biển.

Thông báo dừng kiểm tra

Trong trường hợp dừng kiểm tra, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam cần phải thông báo ngay cho chủ tàu và cục dăng kiểm Việt Nam theo mẫu thông báo.

Khi nhận được thông báo dừng kiểm tra tàu biển, chủ tàu và Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp khắc phục, sửa chữa khiếm khuyết.

Khắc phục khiếm khuyết và cho phép tàu biển rời cảng

Trong trường hợp các khiếm khuyết đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của tàu biển, thuyền viên hay môi trường, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam bảo đảm những khiếm khuyết này được khắc phục trước khi cho tàu biển rời cảng.

Trong trường hợp các khiếm khuyết nghiêm trọng không thể khắc phục tại cảng kiểm tra, cảng vụ hàng hải có thể cho tàu biển hành trình đến cảng sửa chữa gần nhất trên cơ sở xem xét mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết và được cảng đó chấp thuận. Trong trường hợp này, cảng vụ hàng hải thông báo cho cảng vụ hàng hải tại cảng tới.

Trong trường hợp tàu biển nêu trên không đến cảng sửa chữa đã thống nhất thì cảng vụ hàng hải sẽ xử lý nghiêm chủ tàu và thuyền viên theo quy định.

Trong trường hợp tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với chủ tàu khắc phục các khiếm khuyết nghiêm trọng của tàu biển. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thông báo lại cho chính quyền cảng thực hiện việc kiểm tra tàu biển Việt Nam về các hành động khắc phục đã thực hiện theo mẫu quy định.

Kiểm tra lại

Sau khi tàu biển đã khắc phục xong các khiếm khuyết phát hiện được trong quá trình kiểm tra, thuyền trưởng thông báo cho sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam biết để tổ chức xuống tàu biển kiểm tra lại. Khi các khiếm khuyết đã được khắc phục thỏa mãn các quy định, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam ghi kết quả vào trong biên bản kiểm tra.

Trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa đạt yêu cầu sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục các khiếm khuyết.

Cảng vụ hàng hải Việt Nam có thể căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá khắc phục khiếm khuyết của đăng kiểm viên tàu biển để cho tàu biển rời cảng.

Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có thể sử dụng hình ảnh làm bằng chứng về việc khắc phục khiếm khuyết của tàu biển thay cho việc kiểm tra lại trực tiếp dưới tàu biển.

Về giải quyết khiếu nại

Sau khi kết thúc kiểm tra, thuyền trưởng, chủ tàu hoặc tổ chức dăng kiểm hay các bên liên quan không thỏa mãn với kết quả kiểm tra của sĩ quan

kiểm tra tàu biển Việt Nam thì các bên có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra của Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam. Quy trình được thực hiện như sau:

Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, tổ chức được công nhận hay có liên quan gửi yêu cầu trực tiếp đến sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam về những nội dung không thỏa mãn, nêu cụ thể các quy định của pháp luật Việt Nam để chứng minh khiếu nại của mình là đúng. Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam tiếp nhận các khiếu nại, báo cáo lãnh đạo cảng vụ hàng hải để trả lời cụ thể, rõ ràng về các khiếu nại của thuyền trưởng hoặc chủ tàu, tổ chức đăng kiểm hay các bên có liên quan trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Sau khi nhận được trả lời của sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam nhưng thuyền trưởng hoặc chủ tàu, tổ chức đăng kiểm hay các bên có liên quan chưa thỏa mãn với trả lời đó thì có quyền tiếp tục gửi khiếu nại đến Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết và trả lời kết quả trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận được khiếu nại.

Cập nhật báo cáo lên cơ sở dữ liệu kiểm tra tàu biển Việt Nam

Sau khi kết thúc kiểm tra tối đa 03 ngày, sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải cập nhật biên bản kiểm tra lên phần mềm cơ sở dữ liệu kiểm tra tàu biển Việt Nam.

Trong trường hợp cần chỉnh sửa, cập nhật lại thông tin đã đưa lên phần mềm cơ sở dữ liệu, cảng vụ hàng hải kiểm tra tàu biển có trách nhiệm kiểm tra và cập nhật lại thông tin cho đúng.

Bảng 2.3: Số liệu kiểm tra tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 Tổng cộng Tổng số lượt tàu kiểm tra 1476 975 926 521 202 4100 Số lượt tàu có khiếm khuyết 1314 871 841 475 181 3682 Số khiếm khuyết 16798 9351 10531 5417 2236 44333

Hình 2.1: So sánh số lượt tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế được kiểm tra qua các năm được kiểm tra qua các năm

Nguồn: Báo cáo hàng năm Tokyo MOU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)