2.2. Thực thi Hiệp định TokyoMOU tại một số quốc gia
2.2.2. Thực thi Hiệp định TokyoMOU của Trung Quốc
Là một thành viên của Tokyo MOU, Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện trách nhiệm của Quốc gia có cảng. Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc (China MSA) chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước cảng
biển đối với tàu treo cờ nước ngoài vào - rời cảng của Trung Quốc. China MSA cũng phê duyệt cho tàu treo cờ nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển của Trung Quốc.
China MSA bao gồm 20 MSA ở khu vực cùng với 97 cơ sở ở địa phương. Trong những năm gần đây, thông qua việc giới thiệu những khái niệm về quản lý rủi ro, China MSA đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đội tàu của Trung Quốc và hồ sơ PSC của các tàu Trung Quốc cũng được cải thiện một cách đáng kể.
Luật an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc được thông qua vào năm 1983 và áp dụng cho tất cả các tàu, chủ tàu và cơ quan khai thác tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển của Trung Quốc. Điều 19 của luật này cũng là cơ sở pháp lý để China MSA thực hiện công tác kiểm tra nhà nước cảng biển, lưu giữ tàu hay yêu cầu tàu thay đổi lộ trình trong trường hợp tàu không đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế hay vi phạm những quy định của Trung Quốc.
Hiện nay China MSA có hơn 200 Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển. Với phương châm làm việc "Tiêu chuẩn, văn minh, trung thực và chuyên nghiệp", các PSCO của Trung Quốc phải là thanh tra viên có tay nghề cao, thuyền trưởng, máy trưởng có kinh nghiệp hoặc là cán bộ có chuyên môn cao trong các chuyên ngành liên quan. Tất cả PSCO phải được đào tạo theo chương trình đào tạo mẫu của IMO về hoạt động kiểm tra nhà nước cảng biển. Bên cạnh đó, các MSA khu vực cũng quan tâm đến công tác đào tạo đi đôi với thực hành. Những nhà lãnh đạo tại MSA khu vực thường bố trí tham dự những khóa đào tạo PSCO, đồng thời bố trí những chuyến thực địa, đưa học viên đi kiểm tra tàu nhằm đảm bảo học viên được cập nhật những quy định mới liên quan tới hoạt động kiểm tra tàu biển, cũng như nâng cao trình độ của học viên thông qua việc kiểm tra thực hành.
Bảng 2.7: Số liệu kiểm tra PSC do Trung Quốc thực hiê ̣n trong những năm gần đây
Năm Số tàu kiểm tra Số lần kiểm tra Tỷ lệ kiểm tra tàu trong khu vực (%)
Số lần kiểm tra có khiếm
khuyết Số khiếm khuyết Số tàu lưu giữ Tỷ lệ tàu lưu giữ (%) 2005 3163 4020 19.09 3394 20839 259 6.44 2006 3164 4020 18.54 3550 24036 319 7.94 2007 3089 4151 18.84 3752 29546 464 11.18 2008 3417 4545 20.52 4044 32594 553 12.17 2009 3599 4308 18.64 3757 28257 404 9.38 2010 4098 5186 20.13 4469 33537 532 10.26 2011 5916 7821 27.32 6745 48222 678 8.67
Nguồn: Báo cáo hàng năm Tokyo MOU.