Những tồn tại trong công tác kiểm tra nhà nước cảng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 82 - 91)

3.1. Những tồn tại trong việc thực thi Hiệp định TokyoMOU

3.1.1. Những tồn tại trong công tác kiểm tra nhà nước cảng biển

Sau gần 20 năm gia nhập Hiệp định Tokyo MOU về Hiệp định hợp tác liên chính phủ về kiểm tra nhà nước cảng biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Những năm đầu tham gia Việt Nam triển khai PSC tại 6 cảng vụ hàng hải và đến nay đã mở rộng ra 13 trong tổng số 25 cảng vụ hàng hải. Số lượng PSCO được đào tạo, huấn luyện gia tăng cả về chất lượng và số lượng phần nào đáp ứng được các yêu cầu của Tokyo MOU. Số lượng lượt tàu biển được kiểm tra bởi Việt Nam được gia tăng hàng năm (phụ lục 4). Các tàu biển bị lưu giữ qua kiểm tra phản ánh đúng tình trạng an toàn của con tàu và trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục nâng cao tỉ lệ kiểm tra các tàu biển đến Việt Nam [10]. Tuy nhiên, mỗi năm hệ thống cảng biển Việt Nam đón nhận hàng chục nghìn lượt tàu biển ra vào làm hàng tỉ lệ các tàu biển được kiểm tra bởi các sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam còn ít, số tỉ lệ tổng khiếm khuyết của tàu nước ngoài ít hơn khoảng 4 lần tàu Việt Nam, tỉ lệ các tàu biển Việt Nam có khiếm khuyết/số lượt tàu kiểm tra của tàu nước ngoài ít hơn khoảng 2 lần tàu Việt Nam và tỉ lệ phần trăm lưu giữ tàu nước ngoài giảm theo từng năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất, nguồn lực, trang thiết bị cho sĩ quan kiểm tra còn thiếu. Ở Việt Nam chúng ta có một số cảng biển ngoài khơi, trong khi phương tiện để ra các cảng biển này chưa có hoặc có nhưng rất khó khăn và tốn kém để ra được các bến cảng này, do đó tất cả các tàu làm hàng ở các

cảng ngoài khơi đều không được kiểm tra, giám sát bởi cảng vụ hàng hải. Thực tế bờ biển của chúng ta dài, hệ thống cảng biển trải rộng khắp các bờ biển dẫn đến khu vực quản lý của cảng vụ rộng lớn. Có những cảng vụ quản lý bến cảng nằm cách xa trụ sở hàng trăm cây số trong khi phương tiện đi lại như ôtô, canô... còn rất hạn chế điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra tàu.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra như máy tính, máy ảnh, tài liệu và các thiết bị hỗ trợ cho sĩ quan kiểm tra tàu biển còn nhiều hạn chế.

Việc kiểm tra tàu biển còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan bên ngoài; còn có nhiều yếu tố tác động trong quá trình kiểm tra tàu biển. Sĩ quan kiểm tra chưa được thực hiện chuyên môn một cách độc lập.

Số lượng sĩ quan kiểm tra nhiều về số lượng (hiện cả nước có gần 78 sĩ quan kiểm tra tàu biển) nhưng chất lượng chưa tương xứng, chưa đồng đều giữa các khu vực.

Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các sĩ quan kiểm tra tàu biển còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Sĩ quan kiểm tra tàu biển của Việt Nam chưa chuyên môn hóa, mỗi sĩ quan kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ hàng ngày do đó hạn chế về mặt thời gian cho công tác nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật kiến thức mới.

Thứ hai, đội ngũ sĩ quan kiểm tra tàu biển còn yến về năng lực và thiếu về số lượng.

Để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; đồng thời thực hiện nghĩa vụ của một nước có biển, có cảng và là thành viên của tổ chức hàng hải quốc tế - IMO, tổ kiểm tra nhà nước cảng biển châu Á-Thái Bình Dương - Tokyo MOU, Cơ quan đại diện quốc gia tàu mang cờ Việt Nam là Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập đội ngũ sĩ quan kiểm tra tàu biển và Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển từ năm 2003, hiện nay số lượng được thống kê như sau:

Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có 78 sĩ quan, trong đó có 72 người có trình độ đại học, 04 người có trình độ cao đẳng, 02 người có trình độ Trung học tất cả đều được đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc chuyên ngành máy tàu biển hoặc chuyên ngành điện tàu thủy; tất cả các sĩ quan đều trình độ ngoại ngữ (tiếng anh) trình độ B trở lên hoặc tương đương và chứng chỉ tin học trình độ A trở lên. Trong 78 Sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam chỉ có 05 người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là thuyền trưởng tàu biển không hạn chế, 02 máy trưởng tàu biển không hạn chế, 08 sĩ quan boong, 03 sĩ quan máy, 03 thuyền trưởng tàu biển dưới 500 GT, 02 máy trưởng tàu biển dưới 3000KW (chi tiết xem trong bảng 8.1 và 8.2).

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có 83 sĩ quan, trong đó có 77 người có trình độ đại học và 04 người có trình độ trên đại học, 02 người có trình độ cao đẳng tất cả đều được đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc chuyên ngành máy tàu biển hoặc chuyên ngành điện tàu thủy; 17 người có bằng cử nhân anh văn, 39 người có trình độ tiếng anh hàng hải cấp độ 3, 24 người có chứng chỉ TOEIC (hơn 450 điểm) và còn lại là các sĩ quan có trình độ tiếng Anh tương đương. Trong 83 sĩ quan kiểm tra kiểm tra nhà nước cảng biển chỉ có 17 người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là thuyền trưởng tàu biển không hạn chế, 03 người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là đội phó tàu biển không hạn chế, 04 máy trưởng tàu biển không hạn chế, 12 sĩ quan boong, 04 sĩ quan máy và 01 người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là thuyền trưởng tàu biển dưới 500GT [20].

Ta có thể thấy, số lượng sĩ quan kiểm tra tàu biển của Việt Nam hiện có là tương đối nhiều, tuy nhiên, số lượng sĩ quan kiểm tra tàu có thực thế đi biển là ít, điều này sẽ tạo ra không ít khó khăn trong quá trình đào tạo, đòi hỏi phải xây dựng giáo trình sát với thực tế và các sĩ quan kiểm tra tàu biển phải được thường xuyên cập nhật kiến thức, tăng cường thực hành thì mới đáp ứng được các yêu cầu để kiểm tra tàu biển đạt kết quả tốt nhất.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải trong việc đào tạo, tuyển dụng còn nhiều bất cập.

Từ các số liệu trên ta có thể thấy số lượng các sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam và Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển hiện nay là tương đối nhiều tuy nhiên trên thực tế các sĩ quan kiểm tra tàu biển nằm rải rác ở 25 Cảng vụ hàng hải và do tính chất đặc thù của công việc, mỗi cảng vụ hàng hải chỉ có từ 03 đến 05 sĩ quan kiểm tra tàu biển nên khi so với số lượng tàu biển ra, vào tại một khu vực thì đã dẫn đến sự chênh lệch rất lớn như tại một số khu vực số lượng sĩ quan kiểm tra tàu biển này là còn thiếu không đủ lực lượng để kiểm tra tất cả các tàu biển Việt Nam xuất cảnh và các tàu nước ngoài đến các cảng biển Việt Nam (như khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh); trong khi đó một số khu vực có số lượt tàu thuyền ra vào ít, có nơi thậm chí dưới 10 lượt tàu/năm (khu vực Thái Bình, Nam Định, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau), số lượng cán bộ kiểm tra tàu trở nên dư thừa, không có điều kiện thường xuyên kiểm tra tàu để nâng cao trình độ kiểm tra thực tế. Bên cạnh đó, một số sĩ quan kiểm tra tàu biển đã lên chức danh lãnh đạo các cảng vụ hàng hải thường sẽ không đi kiểm tra tàu và các sĩ quan kiểm tra tàu biển thường kiêm nhiệm rất nhiều các công việc khác nhau như Điều tra tai nạn hàng hải, xử phạt vi phạm hành chính, kiểm tra luồng hàng hải...

Thứ tư, công tác đào tạo phát triển sĩ quan kiểm tra tàu biển tại Việt Nam chưa phù hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế và Tokyo MOU.

Căn cứ theo mu ̣c 5 của biên bản ghi nhớ thỏa thuâ ̣n khu vực Tokyo MOU về các chương trình huấn luyê ̣n và các hô ̣ i thảo thì các chính quyền hàng hải sẽ nỗ lực để thiết lâ ̣p các chương trình đào ta ̣o và hô ̣i thảo cho sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển [21], do đó các chính quyền hàng hải phải có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho các PSCOs của mình. Bên cạnh đó nhằm

nâng cao năng lực của các PSCOs và hài hòa, thống nhất cách thức thực hiện kiểm tra tàu cũng như thiết lập mạng lưới liên lạc giữa các quốc gia, ban thư ký Tokyo MOU thường tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo... cho các PSCOs. Từ khi th am gia tổ chức Tokyo MOU, cục hàng hải Việt Nam dựa vào những nỗ lực c ủa mình và sự hỗ trợ từ b an thư ký Tokyo MOU đã tổ chức nhiều khóa đào ta ̣o các sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển trong nước cho các nhân viên cảng vu ̣, cụ thể như:

Cục Hàng hải Việt Nam đã bám sát chương trình đào tạo mẫu của IMO, xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện cho các sĩ quan kiểm tra tàu biển của Việt Nam.

Hàng năm cử cán bô ̣ tham dự khóa tâ ̣p huấn đào ta ̣o PSCOs c ủa Tokyo MOU tổ chức như Basic Training Course, General Trainning Course, seminar, special training course;

Mời chuyên gia của các nước có kinh nghiệm về triển khai thực hiện PSC sang Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo giúp các PSCOs của Việt Nam;

Đăng cai các khoá huấn luyện, hội thảo của Tokyo MOU tại Việt Nam để Việt Nam cử được nhiều cán bộ PSCOs tham dự khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực về thực hiện công tác PSC;

Trong những năm gần đây, Việt Nam cử một số sĩ quan kiểm tra tàu biển có năng lực, ngoại ngữ tốt tham dự một số khóa huấn luyện do Paris MOU tổ chức cho các thành viên của thỏa thuận Paris MOU;

Bên ca ̣nh viê ̣c cử người tham dự các khóa tâ ̣p huấn ta ̣i nước ngoài , cục hàng hải Việt Nam cũng chú trọng huấn luyện cán bộ kiểm tra tàu biển trong nước theo cách tổ chức các khóa huấn luyê ̣n ki ểm tra tàu biển. Hàng năm thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu để các cán bộ làm công tác kiểm tra tàu có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Việc đào tạo hiện nay có thể nói còn chưa đáp ứng được yêu cầu; đặc biệt là các yêu cầu, đòi hỏi đối với các PSCOs rất chuyên sâu về chuyên môn, sự hiểu biết rộng về các quy định của công ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành hàng hải, các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của IMO, ILO… ngày càng được nâng cao và được cập nhật bổ sung liên tục; điều này đòi hỏi các PSCOs cũng cần thường xuyên được cập nhật, bổ sung những kiến thực về những quy định mới này.

Thứ sáu, tiêu chuẩn của sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển ; sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam còn thấp so với các nước thành viên của Tokyo MOU.

Căn cứ theo Thông tư số 54/2013/TT-BGTVT ngày 16/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về sĩ quan kiểm tra tàu biển, hiện nay quy định rõ những tiêu chuẩn cho sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và sĩ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam như: trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm đi biển... Nhằm mục đích tăng cường chất lượng đội ngũ sĩ quan kiểm tra tàu biển của Việt Nam, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, góp phần giảm thiểu tai nạn và giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ qua kiểm tra PSC.

Thứ bảy, hoạt động tổ chức đào tạo sĩ quan kiểm tra tàu biển của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập.

Căn cứ theo hướng dẫn của b an thư ký Tokyo MOU, tất cả các khóa đào ta ̣o cho sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đều phải do các chuyên gia của tổ chức đề cử ; Cục Hàng hải Việt Nam đã giao cho các trường thực hiện việc xây dựng các bài giảng theo chương trình mẫu của IMO, tuy nhiên các bài giảng chỉ đáp ứng được kiến thức cơ bản, một số là các kinh nghiê ̣m của các PSCO, các đăng kiểm viên đúc kết la ̣i.

Viê ̣c phối hợp giữa các cơ quan liên quan như bộ g iao thông vận tải, bô ̣ ngoa ̣i giao , bô ̣ tài chính còn nhiều bất cập , viê ̣c xin tổ chức các khóa đào tạo có yếu tố nước ngoài (nằm trong dự toán hàng năm ) mất rất nhiều thủ tu ̣c và thời gian . Kinh phí dành cho tổ chức các khóa đào tạo còn rất hạn chế (thực tế trong những năm gần đây cục hàng hải rất chú trọng công tác đào tạo PSCO nhưng mỗi năm cũng chỉ có 2 khóa tập huấn).

Đào ta ̣o được sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển th eo như hướng dẫn của Tokyo MOU và theo quy định của Thông tư số 54/2013/TT-BGTVT ngày 16/12/2013 hiê ̣n ta ̣i cũng gặp khó khăn, việc tuyển dụng các thuyền viên có năng lực trình độ và kinh nghiệm đi biển về làm còn rất khó khăn vì thực tế chế độ đãi ngộ cho các công chức, viên chức nhà nước còn quá thấp so với mức lương của sĩ quan thuyền viên lành nghề làm việc trên tàu biển. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của một số PSCO của Việt Nam còn hạn chế, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp khi làm việc trên tàu. Cán bộ được đào tạo trở thành PSCO hiện nay đều có rất ít kinh nghiệm đi biển (trừ một số cảng vụ hàng hải), điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng của các đợt kiểm tra.

Một số PSCO giỏi về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, sau một thời gian ngắn công tác được cất nhắc, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý do đó ít có thời gian đi kiểm tra thực tế dưới tàu. Biên chế cho đội ngũ làm công tác an toàn và thanh tra hàng hải ở các cảng vụ hàng hải còn quá ít, trong đó không ít cán bộ được tuyển dụng từ lâu năm có một số điểm chưa đáp ứng được với yêu cầu mới của công việc. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải có một quá trình với những nội dung đào tạo phù hợp, đa dạng.

3.1.2. Những tồn tại của đội tàu biển Việt Nam

Về cơ cấu đội tàu biển, theo số liệu tại sổ đăng ký tàu biển quốc gia tại Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến hết năm 2016, Viê ̣t Nam có t ổng số 1.608 tàu v ới tổng dung tích gần 4,8 triệu GT, tổng trọng tải gần 7,8 triệu DWT.

Tuy nhiên, cơ cấu đội tàu Việt Nam còn chưa hợp lý, đặc biệt là tỷ trọng tàu công-te-nơ trong tổng trọng tải đội tàu thấp với 34 tàu công-te-nơ với năng lực chở khoảng 20.000TEU; số chủ tàu nhiều (trên 600) nhưng năng lực tài chính, trình độ quản lý chưa cao [15].

Về chủ sở hữu tàu, Việt Nam hiện có 597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 10.000 DWT, còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, nhỏ lẻ tại các địa phương Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Cần Thơ... Trong số 33 chủ tàu lớn có đến 25 chủ tàu thuộc 4 tập đoàn kinh tế lớn như: tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro- VietNam), tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Các chủ tàu thuộc Vinalines sở hữu đội tàu lớn nhất, lên đến 3,4 triệu DWT với 154 tàu các loại, bao gồm 18 tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)