Thực thi Hiệp định TokyoMOU của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 73 - 75)

2.2. Thực thi Hiệp định TokyoMOU tại một số quốc gia

2.2.1. Thực thi Hiệp định TokyoMOU của Singapore

Singapore là một trong những quốc gia là thành viên sáng lập của Biên bản ghi nhớ về hoạt động Kiểm tra nhà nước cảng biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - thường được biết đến với tên gọi Tokyo MOU.

Singapore tập trung mạnh mẽ vào việc củng cố chất lượng vận tải hàng hải và kiểm tra nhà nước cảng biển. Công tác kiểm tra nhà nước cảng biển là một chức năng quan trọng, được thực hiện bởi chính quyền cảng và hàng hải (MPA) của Singapore. Công tác này được thực hiện bởi các Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển - thuộc phòng an toàn tàu biển - cục tàu biển.

Công tác kiểm tra này nhằm đảm bảo khi tàu rời cảng sẽ phải đáp ứng những yêu cầu của quốc tế về an toàn, an ninh và những tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Những tàu không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị

lưu giữ và áp dụng việc theo dõi, kiểm tra trước khi tàu được phép rời cảng. Đối với lần kiểm tra đầu tiên, tàu không chịu bất cứ chi phí nào, tuy nhiên với việc theo dõi, kiểm tra, chủ tàu phải chịu chi phí cho những lần kiểm tra tiếp theo. Chủ tàu hay công ty khai thác tàu có quyền khiếu nại quyết định lưu giữ.

Có 09 tổ chức sau đây được công nhận và được MPA ủy quyền thực hiện việc theo dõi, kiểm tra đối với các tàu bị lưu giữ PSC ở Singapore do các khiếm khuyết nguy hiểm, cụ thể bao gồm: đăng kiểm ABS của Mỹ (American Bureau of Shipping - ABS); đăng kiểm BV (Bureau Veritas - BV); cơ quan đăng kiểm Trung Quốc (China Classification Society - CCS); Đăng kiểm Det Norske Veritas (DNV); Đăng kiểm Germanischer Lloyd (GL); đăng kiểm Hàn Quốc (Korean Register of Shipping (KR); đăng kiểm Lloyd (LR); đăng kiểm Nippon Kaiji Kyokai (NK); và cơ quan đăng kiểm của Ý (Registro Italiano Navale - RINA).

Các tàu được đăng kiểm bởi các tổ chức trên có thể chỉ định những cơ quan này tiến hành việc theo dõi, kiểm tra. Báo cáo kiểm tra theo dõi do những tổ chức này thực hiện sẽ được gửi tới Ban Kiểm tra nhà nước cảng biển - phòng an toàn tàu biển - cục vận tải biển để chờ phê duyệt trước khi tàu được thả. Đối với những tàu không được đăng kiểm bởi các tổ chức được ủy quyền nêu trên, chủ tàu phải làm đơn đề nghị MPA thực hiện việc theo dõi, kiểm tra. Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải được quốc gia công nhận và có khả năng giao tiếp tiếng anh tốt, đảm bảo giao tiếp được với thuyền viên, thủy thủ chính của tàu. Những sĩ quan này phải đảm bảo không có bất kỳ ý định tư lợi nào từ việc kiểm tra tàu tại cảng và phải được chỉ định bởi các tổ chức được ủy quyền.

Những khóa đào tạo cho Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải cung cấp đầy đủ kiến thức về những quy định của quốc tế và tuân thủ theo hướng dẫn từ khóa đào tạo mẫu của IMO dành cho hoạt động kiểm tra nhà

nước cảng biển. Chính quyền hàng hải cũng phải tham dự vào những khóa đào tạo này nhằm đảm bảo nội dung đào tạo bao gồm những quy định về kiểm tra nhà nước cảng biển đối với những loại tàu có khả năng sẽ ra - vào cảng.

Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải là thuyền trưởng, máy trưởng hoặc có kinh nghiệm đi biển tương đương, hoặc hoàn thành khóa huấn luyện đặc biệt tại học viện được ủy quyền bởi Chính quyền hàng hải, nhằm đảm bảo có đủ khả năng chuyên môn và những kỹ năng cần thiết để tiến hành việc kiểm tra tàu. Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cũng có thể là cán bộ của chính quyền hàng hải, hoàn thành những khóa đào tạo và có kinh nghiệm làm việc tương đương, để thực hiện việc kiểm tra nhà nước cảng biển.

Bên cạnh đó, những hội thảo về hoạt động kiểm tra nhà nước cảng biển phải được tổ chức định kỳ nhằm cung cấp thông tin cập nhật cho Sĩ quan kiểm tra nhà nước cảng biển về những quy định mới liên quan đến hoạt động kiểm tra nhà nước cảng biển.

Bảng 2.6: Số liệu kiểm tra PSC do Singapore thực hiê ̣n trong những năm gần đây

Năm Số tàu

kiểm tra Số lần kiểm tra Tỷ lệ kiểm tra tàu trong khu vực (%)

Số lần kiểm tra có khiếm

khuyết Số khiếm khuyết Số tàu lưu giữ Tỷ lệ tàu lưu giữ (%) 2005 1161 1359 6.45 1086 5429 75 5.52 2006 1107 1290 5.95 958 5252 99 7.67 2007 761 946 4.29 650 2874 39 4.12 2008 663 814 3.68 467 1570 21 2.58 2009 536 666 2.88 468 1892 14 2.10 2010 608 792 3.07 635 2518 19 2.40 2011 580 740 2.58 659 2840 29 3.92

Nguồn: Báo cáo hàng năm Tokyo MOU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi hiệp định tokyo MOU và việc duy trì đội tàu biển việt nam trong danh sách xám trắng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)