Vấn đề đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh thuốc tân dược ở việt nam (Trang 113 - 127)

3.2. Một số kiến nghị

3.2.3. Vấn đề đạo đức kinh doanh

Trong mấy năm gần đây, từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều giá trị xã hội bị thay đổi. Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta thường gọi là "đạo đức nghề nghiệp"

mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất, nên đòi hỏi người làm việc trong ngành dược cũng phải có những phẩm chất đặc biệt, không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn làm việc trong ngành dược và kinh doanh dược. Theo các nhà xã hội học, "Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội" [77]. Như vậy, đạo đức của ngành dược là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa người hành nghề dược, người kinh doanh dược với người dùng thuốc và với đồng nghiệp.

Nhưng vì tính mạng, sức khoẻ của con người là quý giá nhất, nên chỉ dựa vào dư luận xã hội, nghĩa là chỉ có đạo đức nghề dược, đạo đức kinh doanh dược thôi chưa đủ, mà mỗi Nhà nước, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và phong tục tập quán của đất nước, dân tộc mình, đều đưa một số điểm quan trọng của đạo đức nghề dược và đạo đức kinh doanh dược vào luật và các văn bản dưới luật, quy định bắt buộc cả thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân thủ. Như vậy, đạo đức nghề dược đã được thể chế hoá thành các quy định, bắt buộc mọi người phải tuân thủ.

* Về đạo đức hành nghề dược

Qua nghiên cứu nội dung mới quy định tại dự thảo Luật Dược sửa đổi chỉ quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với người Việt Nam mà không quy định đạo đức người hành nghề dược [54]. Cụ thể như sau:

-Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký hành nghề được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trong đó người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh như sau:

-Người quản lý chuyên môn của nhà thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược; Người quản lý chuyên môn của quầy thuốc phải

là dược sĩ tốt nghiệp trung học trở lên đứng tên; Người quản lý chuyên môn của tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên; Người quản lý chuyên môn của cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc dược liệu phải là dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền; Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên.

-Có thời gian thực hành tại cơ sở dược phù hợp với trình độ chuyên môn của người đăng ký hành nghề; Có đủ sức khỏe để hành nghề dược. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn dược theo bản án, quyết định của tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn dược; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mặc dù, Bộ Y tế đã ban hành Bản quy định "Đạo đức hành nghề dược" để áp dụng cho người hành nghề dược kể cả người nước ngoài hành nghề dược tại Việt Nam kèm theo Quyết định 2397/1999/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 1999. Theo đó người hành nghề dược có trách nhiệm thực hiện 12 điều quy định về Y đức, đồng thời phải có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng- đạo đức hành nghề dược- để rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Đạo đức hành nghề dược gồm 10 nội dung, cụ thể như sau:

-Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết. -Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người

bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

-Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh.

-Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

-Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.

-Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

-Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.

-Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.

-Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.

-Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.

Đồng thời, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 13 của Luật Dược hiện hành có quy định rõ ràng như sau: “Người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải

có các điều kiện sau đây: c) Có đạo đức nghề nghiệp”, song không quy định vi phạm đạo đức nghề dược sẽ phải chịu chế tài gì, mức độ ra sao... và các văn bản hướng dẫn cũng bỏ ngỏ vấn đề này.

Như vậy, so với nội dung quy định tại Luật Dược 2005 thì dự thảo Luật Dược sửa đổi đã bỏ quy định người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải có đạo đức nghề nghiệp. Ở đây có thể có hai lý do: Một là, có lẽ các nhà làm luật cảm thấy quy định về đạo đức nghề dược là không cần thiết nên đã bỏ.

Hai là, trước thực trạng không quản lý được việc kinh doanh thuốc như hiện nay nên các nhà làm luật chấp nhận bỏ điều kiện tối quan trọng này. Theo tác giả thì dù bất cứ lý do gì cũng không thể bỏ điều kiện cực kỳ quan trọng này.

* Về đạo đức kinh doanh dược

Vấn đề đạo đức của những người kinh doanh dược là một trong những nội dung cần được quan tâm và đưa ra nghiên cứu, xem xét. Bởi thực tế cho thấy, bất kỳ ai nếu thuê được bằng dược sĩ cao cấp là cũng có thể thành lập cơ sở kinh doanh dược, thậm chí đứng ở quầy để bán thuốc chữa bệnh. Những người này sẵn sàng bỏ qua mối nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe của người bệnh mà kinh doanh thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng vì họ đặt mục đích thu được lợi nhuận lên trên hết. Hiện nay, nhiều loại thuốc tân dược như thuốc bổ, thuốc giảm béo... có giá cao và chưa gây tác hại về sức khỏe, tính mạng ngay sau khi dùng thuốc. Nhiều người mua thuốc theo nhu cầu gì thì họ bán thuốc đó, không cần toa của bác sĩ, cũng không cần biết người mua có bệnh thật hay không hoặc người mua sử dụng vào mục đích gì? Thậm chí có không ít người mua thuốc để tự tử, nhưng người bán vẫn cứ vô tư thu tiền và xuất thuốc.

Chính vì vậy, tác giả kiến nghị trong dự thảo Luật Dược sửa đổi cần phải quy định rõ về đạo đức nghề dược, đạo đức kinh doanh dược chứ không quy định chung chung là “Có đạo đức nghề nghiệp” như luật hiện hành. Đồng thời

điều này cần được quy định cụ thể, chi tiết và có chế tài thích đáng với những trường hợp vi phạm quy định về đạo đức hành nghề dược, đạo đức kinh doanh dược như: định kỳ công bố danh sách các trường hợp vi phạm lên website của Bộ Y tế, các phương tiện thông tin đại chúng, xử phạt tiền ở mức độ hành chính và thậm chí nên có cả chế tài hình sự đối với các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề đạo đức của người hành nghề dược, người kinh doanh dược cần được đưa ra xem xét, bàn bạc một cách nghiêm túc và tham khảo ý kiến của giới chuyên môn cũng như toàn thể nhân dân.

Để các quy định về đạo đức người hành nghề dược, người kinh doanh dược phát huy hiệu quả trên thực tế và thực sự đi vào đời sống thì cần có cơ chế đảm bảo thực hiện bao gồm:

-Quy định pháp luật chặt chẽ; -Đảm bảo đời sống cho Dược sĩ;

-Cơ chế giám sát chặt chẽ, quản lý hiệu quả;

-Đưa vấn đề đạo đức của người hành nghề dược, người kinh doanh dược vào nhà trường

-Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, nghĩa là của dư luận xã hội, trong việc điều chỉnh hành vi của người hành nghề dược, người kinh doanh dược. Báo chí giữ vai trò rất quan trọng nhưng báo chí không chỉ nêu hiện tượng, sự việc, mà điều quan trọng hơn là nên phán xét.

KẾT LUẬN

Có chuyên gia đã nhận định: Kinh doanh thuốc tân dược là một nghệ thuật nhưng cũng là một chiến trường giữa các thương nhân. Hiện nay hoạt động Kinh doanh thuốc tân dược đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, ứng phó với các loại dịch bệnh hiện đang có diễn biến khôn lường.

Các quy định của pháp luật kinh doanh thuốc tân dược đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh dược. Pháp luật được hình tượng hóa như cái “van điều tiết dòng chảy của sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của các quan hệ pháp luật”. Cho nên hoạt động Kinh doanh thuốc tân dược sẽ tiếp tục phát triển như thế nào là tùy thuộc vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Dược trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu, tìm hiểu bản chất khái niệm, các vấn đề có tác động tới kinh doanh thuốc tân dược, chỉ ra những thành quả cũng như tồn tại, hạn chế của pháp luật kinh doanh thuốc tân dược trong thời gian qua, đồng thời tham khảo pháp luật kinh doanh thuốc tân dược của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, đề xuất những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh thuốc tân dược.

Việc hoàn thiện pháp luật dược nói chung cũng như pháp luật kinh doanh thuốc tân dược nói riêng là yêu cầu cần thiết và đòi hỏi có quá trình lâu dài, đi từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề phức tạp. Bởi vậy, Đảng và Chính phủ đã có sự quan tâm và chỉ đạo nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh thuốc tân dược, thể hiện ở việc Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì soạn thảo và trình dự thảo Luật Dược sửa đổi. Mặc dù vậy, để dự thảo Luật Dược đi vào cuộc sống thì cũng cần một khoảng thời gian để thảo luận và lấy ý kiến cũng như khảo sát hiệu quả tác động tới các ngành, lĩnh vực khác và ban hành các

văn bản hướng dẫn thi hành. Theo tác giả, ngay lúc này cơ quan, ban ngành cần kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật Kinh doanh thuốc tân dược đang áp dụng để điều tiết hoạt động Kinh doanh thuốc tân dược vốn đang sôi động hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Phạm Hải An (2011), Pháp luật thương mại về quảng cáo thuốc tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

2. Đặng Thị Vân Anh (2013), Bảo hộ sáng chế dược phẩm ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị Quyết 48/NQ-TW, ngày 24/05/2005, về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế (2001), Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 về nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc, Hà Nội.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế (2001), Quyết định 3121/QĐ-BYT ngày 18/07/2001, về quy chế đăng ký thuốc, Hà Nội.

7. Bộ trưởng Bộ Y tế (2013), Quyết định 02/QĐHN-BYT, ngày 4/10/2013, về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2000), Quyết định 1570/2000/QĐ-BYT, ngày 22/05/2000, về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 08/2006/QĐ-BYT, ngày 06/02/2006, ban hành tiêu chuẩn ngành y tế, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2006), Thông tư 06/2006/TT-BYT, ngày 16/5/2006, hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm do Bộ Y tế ban hành, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT, ngày 24/01/2007 về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, Hà Nội. 12. Bộ Y tế (2007), Quyết định 29/2007/QĐ-BYT, ngày 11/05/2007, bổ sung

nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc” kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BYT, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2007), Thông tư 02/2007/TT-BYT, ngày 24/1/2007, hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc, Hà Nội. 14. Bộ Y tế (2008), Thông tư 04/2008/TT-BYT, ngày 12/05/2008, hướng dẫn

ghi nhãn thuốc, Hà Nội.

15. Bộ Y tế (2009), Thông tư 03/2009/TT-BYT, ngày 01/6/2009, quy định về tổ chức, quản lý, hoạt động của chuỗi nhà thuốc GPP, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2010), Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2010, Hà Nội.

17. Bộ Y tế (2010), Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn hoạt động xuất, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, Hà Nội.

18. Bộ Y tế (2010), Thông tư số 43/2010/TT-BYT, ngày 15/12/2010 quy định 1 lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, Hà Nội. 19. Bộ Y tế (2011), Thông tư 15/2011/TT-BYT, ngày 19/04/2011, quy định

về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện, Hà Nội. 20. Bộ y tế (2011), Thông tư số 45/2011/TT-BYT, ngày 21/12/2011, sửa đổi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh thuốc tân dược ở việt nam (Trang 113 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)