Công ước Berne

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Thực trạng các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác

2.1.1. Công ước Berne

Công ước Berne ra đời cách đây 122 năm, văn bản ngày 24-7-1971 tại Paris, sửa đổi ngày 28-9-1979 là văn bản đang được thi hành tại 164 quốc gia thành viên. Từ khi ra đời đến nay Công ước đã trải qua 8 lần sửa đổi, bổ sung. Trong đó lần sửa đổi đầu tiên tại Paris năm 1896, tiếp đó tại Berlin năm 1908, tại Bern năm 1914, tại Rome năm 1928, tại Brussels năm 1948, tại Stockholm năm 1967, tại Paris năm 1971 và bổ sung năm 1979. Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam, đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004. Việc sửa đổi, bổ sung Công ước xuất phát từ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, như việc phát minh ra máy ghi âm, máy ảnh, radio, điện ảnh, phát thanh truyền hình, v.v... đồng thời là nhu cầu nội tại của việc công nhận quyền tinh thần, huỷ bỏ thủ tục hình thức, bảo hộ sự sáng tạo dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, v.v... Các điều luật được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời hạn bảo hộ tối thiểu, chủ sở hữu nguyên thuỷ, v.v... Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đã đưa ra các quy định đạt mức hài hoà cao dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia kết hợp với những quy định về mức độ bảo hộ tối thiểu.

quốc tế về bảo vệ quyền tác giả. Trong vòng chưa đầy 3 năm từ khi gia nhập Công ước, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả như: Công ước Gieneva, Công ướ Brussels, Hiệp định Trips, Công ước Rome… việc tham gia điều ước quốc tế cũng là cơ hội để Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế. Mặt khác, hệ thống tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả bao gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (VCPMC), trung tâm quyền tác giả văn học (VLCC), Hiệp định công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)….đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tự bảo vệ quyền và tạo niềm tin cho các văn sĩ, trí thức và nhà đầu tư trong các lĩnh vực này.

Nhờ có sự tuyên truyền nội dung và những lợi ích khi áp dụng các quy định của Công ước Berne, các chủ thể đã chủ động nộp đơn xin đăng ký quyền tác giả và các hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Công ước Berne là công ước quốc tế về bản quyền lâu đời nhất. Nó tạo nên yếu tố nền tảng và tương tác với các công ước và hiệp ước khác đặc biệt là Hiệp định TRIPS, Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC), các Hiệp ước về Internet (WCT, WPPT). Vì vậy, việc tiếp cận với Công ước Berne và các công ước, hiệp ước quốc tế khác về bản quyền để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động thực thi, khai thác các lợi ích bản quyền trên phạm vi toàn cầu là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập. Việt Nam có tìm thấy lợi ích hài hòa đặt ra tại Công ước Berne và các công ước, hiệp ước quốc tế khác về quyền tác giả và quyền liên quan trong quá trình thực thi, hội nhập hay không, điều đó tuỳ thuộc nhiều ở sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức phi chính phủ liên quan, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)