5. Kết cấu khóa luận
3.5. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu
3.5.2. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác
quyền tác giả trên Internet của các Cơ quan Nhà nước
Pháp luật Việt Nam quy định hai hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi xâm phạm quyền tác giả nói riêng. Tuy nhiên, do tính đặc thù của hảo hộ quyền tác giả trên Internet nên cần phải có những quy định riêng cũng như
một cơ chế hiệu quả mới có thể bảo vệ tốt quyền tác giả trên Internet.
- Thành lập cơ quan hành chính có thẩm quyền độc lập. Cơ quan này thực hiện các nhiệm vụ như bảo vệ các tác phẩm và các nội dung đối với sự xâm phạm các quyền này trên mạng thông tin điện tử, khuyến khích việc chuyển nhượng quyền tác giả phù hợp với các quy định của pháp luật, giám sát việc sử dụng hợp pháp và bất hợp pháp các tác phẩm. Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ điều tiết và giám sát các biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc bảo vệ và xác định các tác phẩm được bảo vệ bởi quyền tác giả.
- Công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò to lớn trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet. Tuy nhiên, hiện nay việc thanh tra, kiểm tra quyền tác giả mới được thực hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ tập trung vào một số trang Website hoặc doanh nghiệp kinh doanh trên mạng. Các hoạt động này cần thường xuyên, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước. Thực tế cho thấy qua những chiến dịch kiểm tra, thanh tra thì những hành vi xâm phạm đã được đẩy lùi một bước, nhưng nếu không làm thường xuyên, không đồng bộ thì không hiệu quả.
- Cơ chế thực thi bảo vệ quyền. Đây được coi là một khâu yếu nhất trong hệ thống bảo vệ quyền ở Việt Nam với thực trạng năng lực chuyên môn của cán bộ còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cùng với đó là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các đơn vị có liên quan. Nhiều trường hợp xảy ra vi phạm có hàng loạt đơn vị cùng tiến hành xác minh, điều tra, xử lý vi phạm song có nhiều trường hợp trách nhiệm lại bị đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm dẫn đến suy giảm lòng tin đối với lực lượng thực thi bảo vệ quyền.
- Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và xét xử vụ án về xâm phạm quyền tác giả trên Internet. Hầu như các thẩm phán của chúng ta hiện nay chưa được học về quyền SHTT trong chương trình đại
hoặc, hoặc chỉ là một phần rất nhỏ mang tính giới thiệu do vậy đội ngũ thẩm phán hiện nay của nước ta vẫn chưa thật sự nắm chắc các kiến thức và hiểu biết về quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Đó là một trong những vấn đề quan trọng cần phải kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi của bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cũng như xét xử các vụ án hình sự của Tòa án.
Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị trao đổi về những vấn đề giải quyết tranh chấp quyền tác giả và quyền tác giả trên Internet và xem như đó là một diễn đàn để các cán bộ, thẩm phán trong ngành Tòa án trao đổi kiến thức, nêu lên những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết án của mình.
Mặc dù hiện nay số lượng các vụ án về quyền SHTT được đưa ra xét xử tại Tòa án còn chưa nhiều nhưng có xu hướng gia tăng các vụ xâm phạm quyền SHTT cũng như quyền tác giả thì việc thành lập Tòa án chuyên trách về quyền SHTT là cần thiết. Thời gian đầu có thể lập toàn chuyên trách ở một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Tòa án nhân dân tối cao thường xuyên thực hiện việc tổng kết công tác thực tiễn công tác xét xử các vụ án tranh chấp về quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ giải quyết và phổ biến cho Tòa án các cấp.