Kinh nghiệm của Hàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc bảo hộ quyền tác giả trên

2.2.1. Kinh nghiệm của Hàn quốc

Sáng tạo trí tuệ là một trong những tài nguyên quan trọng của đất nước. Việc bảo vệ bản quyền sẽ giúp cho ngành công nghiệp dựa trên bản quyền phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được điều này, Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ bản quyền, thông qua một loạt các hoạt động, từ việc xây dựng chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các bên liên quan; tuyên truyền, nâng cao nhận thức công chúng về vấn đề tôn trọng và bảo vệ bản quyền, hỗ trợ các ngành công nghiệp bản quyền phát triển.

i. Quy định pháp luật cập nhật và phù hợp với thực tế: Trước tiên, phải

nhìn nhận rằng thay vì quy định dàn trải tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, những quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đều được ghi nhận tại Luật quyền tác giả Hàn Quốc. Là một quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển đi cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ kỹ thuật số, việc bảo hộ quyền tác giả ở Hàn Quốc cũng đòi hỏi được quy định cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là đối với việc xử lý các hành vi vi phạm về quyền tác giả, những quy định này được ghi nhận tại Chương XI Luật quyền tác giả Hàn Quốc năm 2006.

Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ, kỹ thuật số, khả năng sao chép thông tin được đẩy mạnh và đáng chú ý là sự tăng lên về chất lượng thông tin theo sự phân phối kết quả sao chép một cách phong phú đã dẫn tới “sự tràn ngập về thông tin”. Kể từ khi ban hành vào năm 1957, Luật Bản quyền của Hàn Quốc đã trải qua 20 lần sửa đổi, bổ sung, trong đó có sửa đổi đầy đủ vào năm 1986 và 2006, để chủ động thích ứng và đối phó với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, môi trường thay đổi để sử dụng tác phẩm có bản quyền, và xu hướng quốc tế về bảo vệ bản quyền. Trong khi đó, các tác giả cũng có nhận thức cao về việc bảo vệ quyền tác giả của mình và các tác phẩm được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Những sự thay đổi

này đã dẫn tới kết quả của việc sửa đổi, cải thiện Luật Quyền tác giả Hàn Quốc. Ước tính tới tháng 06 năm 1997 có khoảng 5,4 triệu máy tính được phân phối tại Hàn Quốc, số tài khoản sử dụng các dịch vụ trực tuyến vào khoảng 2,6 triệu tính tới tháng 08 năm 1997. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và số người sử dụng Internet ngày càng tăng, chúng ta đã từng chứng kiến những tiến bộ công nghệ mang tính chất cách mạng, và ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ bản quyền. Sự phát triển của công nghệ số mang tính cách mạng tuy nhiên luật bản quyền vẫn còn nhiều lỗ hổng đối với công nghệ số. Với sự sửa đổi năm 2006, ngoài việc sắp xếp các quy định một cách rõ ràng hơn thì Luật quyền tác giả năm 2006 cũng được chỉnh sửa phần nhiều những nội dung đã được quy định trước đó. Luật quyền tác giả Hàn quốc đã được sửa đổi nhiều về nội dung để có thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển về công nghệ số đồng thời cũng quy định đa dạng hơn về việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu và đảm bảo sự công bằng đối với các tác phẩm; chế độ bản quyền được thiết lập và phát triển nền văn hóa công nghiệp.

ii. Chế tài xử lý vi phạm có tính răn đe: Đối với các hành vi vi phạm về

quyền tác giả, các biện pháp hình sự đi kèm với biện pháp hành chính được áp dụng tùy theo mức độ vi phạm:

- Bất cứ người nào xâm phạm quyền sở hữu của tác giả hoặc các quyền liên quan được bảo vệ trong luật này về tái sản xuất, trình diễn công cộng, truyền đạt tới công chúng, triển lãm, phân phối, cho thuê, hoặc sản xuất một tác phẩm phái sinh, có thể bị phạt tù không quá 5 năm hoặc không quá 50 triệu won, hoặc cả hai.

- Pháp luật Hàn Quốc dặt biệt coi trọng quyền nhân thân của tác giả hay người biểu diễn, và đặt ra các quy phạm điều chỉnh vấn đề này, theo đó “bất kỳ người nào đã vi phạm về quyền tác giả hoặc quyền nhân thân (quyền tinh thần) của nghệ sĩ biểu diễn hoặc bôi nhọ danh dự của tác giả hay người biểu

diễn có thể bị phạt tù không quá ba năm hoặc phạt tiền không quá 30 triệu won, hoặc cả hai”. Mức phạt này cũng áp dụng với trường hợp người nào đó xâm phạm quyền sản xuất bằng các phương tiện sao chép.

- Bên cạnh những quy phạm điều chỉnh về vi phạm đối với quyền tác giả, pháp luật Hàn Quốc cũng đặt ra những quy định để xử lý hành vi vi phạm đối với các tác phẩm bất hợp pháp. Mức phạt được áp dụng là không quá một năm tù hoặc phạt 10 triệu won đối với những vi phạm sau: thực hiện tác phẩm dưới tên thật hoặc bút danh của người khác; công khai trình diễn hoặc phân phối các bản sao dưới tên thật hoặc nghệ danh của một nghệ sĩ khác;…

iii. Có chính sách về bản quyền. Để đối phó với những thay đổi trong

môi trường chính sách bản quyền toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành tầm nhìn chính sách "tạo ra một hệ sinh thái bản quyền cân bằng và tăng cường chia sẻ", với bốn nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng một hệ thống bản quyền linh hoạt và chia sẻ; xây dựng một mạng lưới bảo vệ bản quyền thông suốt; thúc đẩy hệ thống sử dụng và phân phối bản quyền; và nâng cao nhận thức về bản quyền trong cuộc sống hàng ngày.

iv. Mở rộng tuyên truyền, giáo dục về bản quyền: thiết lập hệ thống bảo

hộ, tạo thuận lợi cho việc sử dụng hợp pháp thông qua Internet của công chúng đối với các đối tượng được bảo hộ bản quyền sẽ tạo nền móng cho việc thúc đẩy sáng tạo những nội dung có chất lượng cao, các hoạt động này như là điểm khởi đầu cho việc đạt được sự phục hưng văn hóa và hiện thực hóa nền kinh tế sáng tạo.

v. Hàn Quốc có một bộ phận chuyên trách: Phòng bảo hộ bản quyền

với chức năng: ngăn chặn việc phân phối các bản sao bất hợp pháp trực tuyến hoặc ngoại tuyến; hỗ trợ hoạt động của Trung tâm bảo hộ bản quyền; ra lệnh đình chỉ truyền trực tuyến các bản sao bất hợp pháp, lệnh gỡ bỏ, phạt tiền và tiến hành các biện pháp thích hợp; hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của hệ

thống truy tìm và quản lý các bản sao bất hợp pháp, v.v…

vi. Sử dụng công nghệ hạn chế vi phạm quyền tác giả trên Internet.

Chính phủ Hàn Quốc vận hành "hệ thống đăng ký webhard” để giảm sự phân phối trực tuyến các bản sao bất hợp pháp. Đồng thời cũng vận hành một hệ thống thu thập và phân tích các bằng chứng liên quan đến xâm phạm bản quyền kỹ thuật số, tăng cường đáng kể khả năng điều tra của lực lượng cảnh sát tư pháp đặc biệt bảo vệ bản quyền. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc tiến hành "Dự án giám sát mở của công dân", bằng cách tuyển dụng nhân viên giám sát, trong đó có người tàn tật, những người này làm việc tại nhà, thông qua việc sử dụng máy vi tính để theo dõi các hành vi vi phạm bản quyền. Những nỗ lực này đã góp phần không chỉ để ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến và ngoại tuyến, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người khuyết tật. Theo thông tin từ KCC (Ủy ban viễn thông Hàn Quốc), với một loạt nỗ lực để bảo vệ bản quyền, tỷ lệ vi phạm bản quyền của Hàn Quốc đã giảm từ 21,6% năm 2009 xuống còn 16,2% năm 2012.

Bản quyền cũng là một trong những động lực hàng đầu của kỷ nguyên kinh tế sáng tạo. Trong một xã hội nếu bản quyền không được tôn trọng, lợi ích của các nhà sáng tạo không được đảm bảo do tình trạng vi phạm bản quyền thì sẽ không thể nhận ra được giá trị cốt lõi của nền kinh tế sáng tạo. Việt Nam và Hàn quốc đã tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bản quyền. Ngày 04/9/2013 Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 nước đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về bảo hộ bản quyền. Thông qua những hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, pháp luật, cơ cấu quản lý và hệ thống pháp luật bản quyền giữa hai bên sẽ thúc đẩy hoạt động hợp tác về bảo hộ bản quyền giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)