5. Kết cấu khóa luận
3.4. Một số bất cập hiện nay về bảo hộ quyền tác giả trên Internet
3.4.3. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên
trên Internet
Theo Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (i) thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; (ii) thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn… Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề gặp nhiều khó khăn trên thực tế, và việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet còn khó khăn hơn rất nhiều. Đơn cử như trường hợp một tác phẩm điện ảnh được lưu trữ và cho phép truy cập trái phép trên mạng Internet, có thể sử dụng công cụ kỹ thuật để đếm được bao nhiêu lượt người truy cập để xem và/hoặc download tác phẩm đó một cách trái phép trên một website cụ thể. Trong trường hợp này, nếu giả
định việc xem trực tuyến và/hoặc tải tác phẩm đó đã được định sẵn cho mỗi lần truy cập thì có thể tính được sơ bộ thiệt hại mà chủ sở hữu quyền tác giả bị mất trên thực tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nhiều trường hợp tác phẩm được sao chép trái phép từ một website, sau đó tiếp tục được đưa lên các Website khác hoặc được các cá nhân chia sẻ với nhau. Rất khó kiểm soát được số lượng người truy cập trái phép trong trường hợp trên. Ngoài ra, cơ sở để đánh giá mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh đối với lĩnh vực quyền tác giả cũng đặc biệt khó khăn. Vì việc sử dụng tác phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tâm lý của công chúng, khả năng thẩm thấu nghệ thuật… Ví dụ tác phẩm điện ảnh bị công bố trái phép trên Internet, sau đó được truyền tải rộng rãi trên mạng cũng như được phân phối dưới hình thức DVD lậu, khó mà xác định được chính xác mức thiệt hại. Bởi lẽ, không ai biết được tác phẩm này, nếu được trình chiếu ngoài rạp chiếu phim, sẽ có bao nhiêu lượt vé được bán, chiếu được trong bao lâu? Doanh thu là bao nhiêu?
Đối với thiệt hại tinh thần, trong lĩnh vực quyền tác giả, đôi khi tổn thất về tinh thần còn nặng nề hơn tổn thất vật chất, nhưng khó mà chứng minh được các tổn thất về tinh thần, Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần tối đa cũng chỉ 500.000.000 VND là quá ít.
Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet là vấn đề không đơn giản. Trong nhiều trường hợp, chủ website dấu danh tính thật của mình. Nhiều trường hợp khác, khó xác định chủ thể xâm phạm quyền. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ tìm kiếm thông tin số, dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số, bao gồm cả việc cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử) trong việc bảo hộ quyền tác giả trên Internet và mạng viễn thông đối với
các hành vi vi phạm quyền tác giả do người sử dụng đưa lên các trang mạng xã hội cũng là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi tại nhiều nước với cách thức giải quyết rất khác nhau. Theo quy định, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian (ISPs) có quyền thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, xử lý các thông tin được đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cũng như quyền đơn phương từ chối cung cấp dịch vụ trái quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan (quyền tác giả). Bên cạnh đó, ISPs có trách nhiệm gỡ bỏ và xóa nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng và tạm ngừng đường truyền Internet, đường truyền viễn thông sau khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông hoặc thanh tra Bộ VHTTDL hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. Đồng thời, ISPs phải chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan trong các trường hợp sau:
a) Là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số qua mạng viễn thông và Internet mà không được phép của chủ thể quyền;
b) Sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép của chủ thể quyền;
c) Cố tình huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu hoá các biện pháp kỹ thuật do chủ thể quyền thực hiện để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;
d) Hoạt động như nguồn phân phối thứ cấp các nội dung thông tin số do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà có.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy trách nhiệm bồi thường của ISPs trong các trường hợp trên là quá nghiêm khắc. Chỉ nên áp dụng các biện pháp này
trong trường hợp chủ sở hữu website không gỡ bỏ nội dung số vi phạm bản quyền sau khi đã có kết luận của thanh tra mà không thực hiện yêu cầu đó. Pháp luật một số quốc gia cũng không quy trách nhiệm bồi thường cho ISPs.