Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 102 - 110)

5. Kết cấu khóa luận

3.5. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu

3.5.5. Các biện pháp khác

- Về phía các chủ sở hữu quyền cần nhanh chóng tiếp cận các biện pháp tự bảo vệ quyền, đặc biệt là các biện pháp công nghệ vốn có tính hiệu quả cao và chủ động ngăn chặn các hành vi xâm phạm khi được thiết lập. Chẳng hạn như tác giả có thể tự mình hoặc thông qua các doanh nghiệp, tổ chức để xác lập biện pháp thông tin quản lý quyền như kinh nghiệm của Hoa Kỳ; hoặc liên kết trực tiếp với các công ty về công nghệ để tiến hành các biện pháp phòng chống tìm kiếm trái phép liên quan đến tác phẩm của mình.

- Đối với các cơ quan đại diện quyền tác giả cần phải có cơ chế phối hợp chủ động với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như với các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Với tư cách một đại diện sở hữu quyền, được các tác giả tin tưởng ủy thác một phần trách nhiệm thì những cơ quan này không nên làm việc một cách thụ động, phó mặc cho các hành vi xâm phạm xảy ra và chỉ hành động khi có yêu cầu của các bên liên quan. Cụ thể là các cơ quan này có thể làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ mạng để tiến hành các biện pháp

ngăn chặn cung cấp sản phẩm sở hữu trí tuệ trên đường truyền hoặc các biện pháp cảnh báo điện tử. Còn trong làm việc với các cơ quan nhà nước thì vai trò của các cơ quan đại diện cũng được thể hiện rõ nét bởi họ thường nắm chắc về các quy định pháp luật hơn so với các tác giả.

Kết luận chƣơng 3

Mặc dù pháp luật Việt Nam còn một số điểm chưa thực sự phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhưng đánh giá một cách khách quan, pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam đã tạo được khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả trên Internet nói riêng. Các quy định này cũng được coi là phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên Internet tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói trên Internet nói riêng diễn ra đối với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… phổ biến bị xâm phạm đối với loại hình tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình. Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm …

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet ngày một tăng lên và phức tạp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đứng trước tình trạng này, việc tạo lập thiết chế cần thiết cho việc thực thi pháp luật cần phải được nghiên cứu ở nhiều chuyên sâu hơn nữa: Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trên Internet; Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet của các Cơ quan Nhà nước; Tăng cường hợp tác quốc tế; Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo hộ quyền tác giả trên Internet; Nâng cao ý thức tự bảo hộ quyền tác giả của chủ sở hữu nhằmxây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện ngay từ khâu xác lập quyền sở hữu cho đến cơ

KẾT LUẬN

Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Internet xuất hiện, hình thành một môi trường đặc biệt – môi trường kỹ thuật số, đã làm cho việc bảo hộ quyền tác giả khó khăn và phức tạp hơn. Bởi đặc thù của Internet giúp cho việc sao chép, tải về máy cá nhân một cách bất hợp pháp dễ dàng hơn, và thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền vì vậy cũng nhiều hơn.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những quốc gia có nền khoa học công nghệ hiện đại, là một trong những cường quốc có đóng góp lớn các phát minh, sáng tạo hàng năm. Nguyên nhân quan trọng nhất để có thành quả đó là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có khung pháp luật bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả trên Internet nói riêng là rất phát triển, với sự linh hoạt cao trong quá trình thực thi pháp luật, đặc biệt trong thời điểm mà sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và internet cũng như thương mại điện tử đã và đang tác động lớn đến những nỗ lực bảo hộ quyền tác giả.

Pháp luật quyền tác giả của Hoa Kỳ và Hàn Quốc so với Việt Nam cũng có những điểm tương đồng và có những điểm khác biệt nhất là về truyền thống luật pháp, tư duy pháp lý và cơ chế thực thi pháp luật.

Những nghiên cứu so sánh về mặt pháp luật cũng như thực tiễn được đề cập trong luận văn cho thấy, để tạo lập được cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó cần nhấn mạnh tới các yếu tố: Nhận định rõ ràng các chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền tác giả để chỉ rõ những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam so với các chuẩn quốc tế đã được thừa nhận; các hiệp định song phương, đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia trong việc thiết lập hành lang pháp lý bảo hộ quyền tác giả, trong đó cần nhận rõ những điểm khác biệt trong truyền thống pháp luật các nước để bảo đảm sự hài hòa trong việc thực thi các cam kết quốc tế...

Pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trên Internet nói riêng đã tiến gần tới chuẩn mực quốc tế, đặt nền móng pháp lý cho việc thiết lập cơ chế bảo hộ quyền tác giả trên Internet. Các quy định pháp luật về quyền tác giả trên Internet về cơ bản, đã đi vào cuộc sống, đóng vai trò tích cực, thúc đẩy sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng thụ hưởng.

Pháp luật Việt Nam về vấn đề này vẫn còn cần được tiếp tục hoàn thiện, việc nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia khác về Quyền tác giả đặc biệt là bảo hộ quyền tác giả trên Internet, cho phép có một cái nhìn tổng quát hơn về các chế định cũng như các biện pháp để tăng cường bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh mới, hiện đại. Bảo hộ quyền tác giả trên Internet trong thời kỳ hội nhập là vấn đề thiết yếu không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà còn góp phần lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức, là điều kiện cần để Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới với nhiều cơ hội phát triển hội nhập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và truyền thông – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (2012),

Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19 tháng 06 năm 2012 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông, Hà Nội.

2. Chính phủ (2001), Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, Hà Nội.

3. Chính phủ (2005), Nghị định số 11/2009/NĐ-CP, ngày 10/02/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

5. Chính phủ (2008), Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm

2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, Hà Nội.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 85/2011/NĐ-CP, 20/9/2011 sửa đổi, bổ

sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, 16/10/2013 quy định

xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

8. Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Công văn số 2627/CXB-QLXB ngày 29/08/2011 về xuất bản trên mạng thông tin máy tính (mạng internet), Hà Nội.

9. Điêu Ngọc Tuấn (2004), “Khái quát về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam”, Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, (5). 10. Hải Duyên (2014), Nhạc sĩ Trần Lập kiện Zing MP3 vi phạm sở hữu trí

tuệ, https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nhac-si-tran-lap-kien-zing-mp3-

vi-pham-so-huu-tri-tue-3115993.html.

11. Hoàng Lâm (2015), Kiện tụng bản quyền cuộc chiến thiệt hại trăm bề, http://nhandan.com.vn/vanhoa/dien-dan/item/26659402-kien-tung-ban- quyen-cuoc-chien-thiet-hai-tram-be.html.

12. Hoàng Minh Thái (2006), “Một số quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trong Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9).

13. Hồ Hạ (2014), Lỗ hổng trong bảo hộ quyền tác giả, http://ktdt.vn/van-

hoa/tin-tuc/2014/05/81024AF2/lo-hong-trong-bao-ho-quyen-tac-gia/ (truy cập 23/06/2014).

14. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, tài liệu bài giảng, Nxb ĐHQG

TPHCM.

15. Lê Thị Nam Giang (2016), Những thách thức trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet, http://www.agllaw.com.vn/nhung- thach-thuc-trong-viec-bao-ho-quyen-tac-gia-trong-moi-truong-

internet/&prev=search.

16. Minh Hạnh (2009, Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả, http://www.vtr.org.vn.

17. Minh Nhựt (2007), Pháp luật mới chống xâm phạm bản quyền trên Internet, http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Phap-luat-

moi-chong-xam-pham-ban-quyen-tren-Internet-290243/.

18. Nguyễn Thị Tuyết (2010), “Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả”, Tạp chí Luật học (1), Hà Nội. 19. Nguyệt Hà (2014), Thực hiện tác quyền: Vẫn còn nhiều khe hở,

http://baodientu.chinhphu.vn/Van-hoa-The-thao/Thuc-hien-tac-quyen- Van-con-nhieu-khe-ho/200100.vgp (truy cập 22/06/2014).

20. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội. 21. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội

23. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.

24. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung

năm 2009), Hà Nội

25. Quốc hội (2009), Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Hà Nội.

26. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

28. Thông tấn xã Việt Nam - VietnamPlus (2014), Thu-nộp tác quyền: Việt Nam đi sau nhưng làm ngược với thế giới.

29. Trần Văn Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp

chí Luật học, 7(122), Hà Nội.

30. Yukuo Nagano (2009), Thực trạng sử dụng và chia sẻ nội dung được bảo

hộ bản quyền trên internet: Cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản, Hội

thảo WIPO khu vực châu Á – Thái Bình Dương về quyền tác giả trong công nghệ thông tin – truyền thông tại Hà Nội, Việt Nam, 29 – 31/7/2009

II. Tài liệu tiếng Anh

31. Copyright Timeline: A History of Copyright in the United States (2003), http://www.arl.org/focus-areas/copyright-ip/2486-copyright-timeline#.U- xhFKPgy_0.

32. Garry Trillet (2012), Liability and Evidence in Case of Infringement of Copyright on the Internet: A legal comparison between Belgium and France: http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2346690.

33. Google Loses in French Copyright Case, (2009).

34. Keneth C.Green (2013), The Campus Costs of P2P Compliance.

http://www.campuscomputing.net/sites/www.campuscomputing.net/files /Green-P2PCompliance-Oct08_6.pdf.

35. RIAA (2001), Collects $1 Million From Company Running Internal

36. United States Court of Appeals, No. 12-2146 (2013), Appeal from the United States District Court for the District of Massachusetts

III. Tài liệu trang Website

37. http://antg.cand.com.vn/vi-vn/vuan/2008/4/64972.cand (23/06/2014). 38. http://www.riaa.com/newsitem.php?news_month_filter=1&news_year filter=&resultpage=85&id=E9996E0C-D33C-CA18-851A 19690EE763FA. 39. http://www.vietnamplus.vn/thunop-tac-quyen-viet-nam-di-sau-nhung- lam-nguoc-voi-the-gioi/276576.vnp (truy cập 03/07/2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)