Xác định hành vi xâm phạm quyền sao chép và ngăn ngừa, xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu khóa luận

3.4. Một số bất cập hiện nay về bảo hộ quyền tác giả trên Internet

3.4.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sao chép và ngăn ngừa, xử lý

lý hành vi sao chép trái phép thông qua Internet

Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sao chép là việc

tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”. Việc sao chép có thể được tiến hành một cách trực tiếp – là việc

tạo ra bản sao từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, hoặc gián tiếp – là việc tạo ra các bản sao khác không từ chính các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, như sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác. Quy định trên của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quyền sao chép trong môi trường truyền thống như sao chụp và sao chép trong môi trường số, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền tác giả như Điều 9 Công ước Berne và Điều 7 Công ước WPPT. Quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người

khác thực hiện.

Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyền tác giả và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhiều nhất trong môi trường truyền thống (tác phẩm in, bản ghi âm, ghi hình) cũng như trong môi trường số. Trên Internet, việc sao chép và lưu trữ tác phẩm được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng với số lượng rất lớn các bản sao nhưng chi phí rất thấp và chất lượng tuyệt hảo. Việc sao chụp truyền thống thường cho chất lượng không thực sự tốt, đặc biệt nếu sao chụp tác phẩm từ các bản copy. Nhưng trên Internet, có thể sao nhiều lần từ bản copy mà chất lượng đảm bảo như bản gốc. Vì vậy, chỉ cần đưa một bản copy tác phẩm lên Internet là có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người. Việc sao chép trên Internet cũng dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn việc sao chụp trong môi trường truyền thống rất nhiều. Chỉ cần một chiếc máy tính cá nhân hay máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, với một cái kích chuột là có thể sao chép được tác phẩm một cách dễ dàng. Các tác phẩm được sao chép có thể được lưu trữ dễ dàng với một dung lượng lớn các thông tin số hóa, và giới hạn dung lượng này được mở rộng hàng năm, đủ đáp ứng nhu cầu của thực tế với công nghệ ngày càng hiện đại hơn. Có thể vào bất cứ website có lưu trữ các tác phẩm nghe nhìn, người sử dụng Internet có thể nghe, xem trực tuyến thậm chí là download tác phẩm từ kho lưu trữ với hàng trăm nghìn tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền sao chép bị xâm phạm nghiêm trọng trên Internet.

Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sao chép trên Internet đang phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý phức tạp. Một trong những vấn đề đó là việc xác định các bản sao tạm thời có được pháp luật quyền tác giả bảo hộ hay không? Vấn đề khác liên quan đến việc sao chép trong các trường hợp sử dụng các giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả. Điều 25 Luật SHTT và Điều 9 Công ước

Berne quy định một số các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả thù lao với điều kiện việc sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Câu hỏi đặt ra, trên Internet việc thực thi quyền sao chép trong các trường hợp này như thế nào để thực sự đảm bảo cân bằng được lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng là điều không đơn giản. Có thể đưa ra một vài trường hợp. Thứ nhất, đối với trường hợp “tự sao chép không quá một bản nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học” theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc quyền sao chép không quá 10% hoặc 20% số lượng tác phẩm (theo pháp luật một số nước) mà không phải xin phép, không phải trả thù lao sẽ được thực hiện như thế nào trên Internet? Không có bất cứ cơ chế nào kiểm soát số lượng tác phẩm được sao chép gắn với mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học của việc sao chép. Do đó, gần như chắc chắn là không thể thực hiện được quy định này trên Internet. Thứ hai, trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Pháp luật Việt Nam yêu cầu trong trường hợp này, thư viện không được sao chép quá một bản và không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thư viện được phép sao chép để lưu trữ hiện nay vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Trong phiên họp của Ủy ban quyền tác giả và quyền liên quan của WIPO vào tháng 12/2013, vấn đề này được đưa ra thảo luận và nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng quyền này chỉ được phép khi bản gốc không thể lưu trữ được, nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng thư viện chỉ được quyền lưu trữ nhằm mục đích công cộng, phi lợi nhuận, nhằm bảo tồn di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)