Công ước quyền tác giả toàn cầu (“UCC”)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Thực trạng các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác

2.1.4. Công ước quyền tác giả toàn cầu (“UCC”)

Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC) bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, do Tổ chức các nước Châu Mỹ quản lý, được thông qua tại Geneva, Thụy Sỹ ngày 6-9-1952 và sửa đổi ngày 24-7-1971 tại Paris Cộng hòa Pháp. Công ước UCC gồm có 21 điều, phần phụ lục, nghị quyết và biên bản, để mở cho bất kì quốc gia nào đệ đơn gia nhập. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập phải được gửi tới Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Công ước quy định các quốc gia thành viên có quy định bảo hộ quyền tác giả phải coi điều kiện được đáp ứng khi trên các bản sao của tác phẩm được công bố lần đầu tiên có dấu hiệu chữ “C” bên trong vòng tròn.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả không ngắn hơn cuộc đời tác giả và 25 năm sau khi tác giả chết. Thuật ngữ “công bố” có nghĩa là việc làm ra các bản sao từ bản gốc tác phẩm và đưa các bản sao đó đến công chúng, với điều

kiện bản sao đó phải đọc được hoặc cảm nhận được. Công bố đồng thời ở hai hay nhiều nước là việc công bố trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố đầu tiên tại quốc gia.

Công ước UCC đặc biệt quy định về quyền dịch, các hạn chế và ngoại lệ đối với quyền này. Thời hạn xin cấp giấy phép dịch thuật cưỡng bức đối với tác phẩm đã công bố là 7 năm, với điều kiện là người nắm giữ quyền dịch thuật không công bố bản dịch của mình bằng ngôn ngữ phổ thông tại nước có liên quan. Thời hạn này có thể giảm xuống còn 3 hoặc 1 năm, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.

Công ước có quy định lập ủy ban liên Chính phủ đóng vai trò quản lí và điều hành Công ước. Đến ngày 15-7-2009 Công ước UCC có 100 quốc gia thành viên. Tại thời điểm này Việt Nam chưa nộp đơn tham gia Công ước UCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)