Công ước Rome

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Thực trạng các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác

2.1.3. Công ước Rome

Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được kí kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là Công ước Rome. Công ước để mở cho tất cả quốc gia thành viên của Công ước Berne hoặc Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC). Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập phải được gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc. Các nước tham gia có thể đưa ra bảo lưu về việc áp dụng một số quy định cụ thể tại Công ước. Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại

các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng.

Người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công, và những người khác biểu diễn các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật được bảo hộ, chống lại các hành vi cụ thể không được sự đồng ý của họ. Các hành vi này gồm: phát sóng và truyền đạt tới công chúng cuộc biểu diễn trực tiếp của họ; định hình các cuộc biểu diễn trực tiếp của họ; sao chép các bản định hình, hoặc nếu việc sao chép này được thực hiện nhằm các mục đích khác với các mục đích mà họ đã đồng ý.

Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ. Theo Công ước Rome bản ghi âm là bất kì sự định hình các âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh khác dành riêng cho cơ quan thính giác. Khi các bản ghi âm được công bố nhằm mục đích thương mại thì việc sử dụng (như là phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng bằng bất kì hình thức nào, tại nhà hàng, khách sạn, v.v…), phải trả thù lao tương xứng cho những người biểu diễn, hoặc cho những nhà sản xuất bản ghi âm.

Tổ chức phát sóng được hưởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc tái phát sóng chương trình phát sóng của họ; định hình chương trình phát sóng và sao chép các bản định hình này; truyền đạt đến công chúng các buổi phát sóng truyền hình nếu việc truyền đạt này được thực hiện tại nơi để mở cho công chúng tham dự bằng việc thanh toán phí vào cửa. Công ước Rome cho phép những ngoại lệ trong luật pháp quốc gia đối với các quyền nêu trên như là sử dụng cá nhân, sử dụng các trích đoạn ngắn trong việc đưa tin thời sự, định hình tạm thời bằng phương tiện của các tổ chức phát sóng và phục vụ cho việc phát sóng của chính tổ chức phát sóng, sử dụng chỉ nhằm mục đích giảng

dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

Thời hạn bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20 năm, tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn được định hình (trường hợp cuộc biểu diễn không được định hình thì tính từ khi nó được tiến hành), chương trình phát sóng được thực hiện.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là các tổ chức đồng quản lí Công ước. Các tổ chức đồng quản lí chỉ định Ban thư ký. Một ủy ban liên Chính phủ được thành lập gồm đại diện của 12 quốc gia kí kết, có nhiệm vụ xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến Công ước.

Công ước Rome không quy định về việc tạo ra một Liên hiệp và tài chính riêng. Đến ngày 15-7-2009 Công ước Rome có 88 quốc gia thành viên. Công ước Rome có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1-3-2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)