Một số vụ việc cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 83 - 88)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Một số vụ việc cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet

Internet tại Việt Nam

Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

(quyền tác giả) của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), trong năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11,500,510,000 VNĐ. Trong hai năm 2010 – 2011, thanh tra Bộ VHTTDL đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 227,000,000 VNĐ đối với các công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đến công chúng số lượng lớn các bản ghi âm không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền. Trong năm 2013, thanh tra Bộ VHTTDL đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính với số tiền 2,033,000,000 VNĐ và yêu cầu ba website tháo gỡ hàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của sáu hãng phim lớn của Mỹ. Thanh tra Bộ VHTTDL cũng đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả đối với 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản. Đó là chưa kể đến các trường hợp xử lý ở các địa phương.

Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam. Trên thực tế, với khoảng 400 website có sử dụng video (phim và nhạc) tại Việt Nam, trong đó phần lớn tác phẩm được sử dụng trái phép thì có thể thấy số lượng tác phẩm bị vi phạm quyền tác giả sẽ rất lớn. Thực tế việc sao chép, đăng tải lại các bài báo trên các báo điện tử, các website còn rất phổ biến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung tại rất nhiều quốc gia.. Ví dụ tại Hàn Quốc, trong năm 2011, có khoảng 2,7 tỉ nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền thống), thất thoát khoảng 2,400 tỉ won. Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép lậu online đã chiếm khoảng 4000 tỉ won. Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi năm ngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất hơn 4 tỷ USD do những hành vi vi phạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các bộ phim trên Internet.

3.3.1.Vụ việc Trần Lập và Zingmp3

Cho rằng mp3.Zing thuộc Công ty Cổ phần VNG đăng tải bài hát "Đường đến vinh quang" do mình sáng tác nhưng không xin phép, nhạc sĩ Trần Lập - trưởng ban nhạc Bức Tường - đòi bồi thường 150 triệu đồng. Ngày 3/12, Toà án Nhân dân Tp HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là nhạc sỹ Trần Lập và bị đơn là Công ty Cổ phần VNG chủ sở hữu mp3.Zing do hành vi đăng tải trái phép bài hát "Đường đến vinh quang".

Nhạc sỹ Trần Lập là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và bản ghi âm bài hát "Đường đến vinh quang". Tuy nhiên, ông đã phát hiện trang mạng mp3.zing của Công ty VNG đã sử dụng bản ghi âm này cho công chúng nghe nhạc trực tiếp và cho phép tải bài hát này về trong một thời gian dài. Trước khi tiến hành khởi kiện, Luật sư đại diện cho Trần Lập đã liên hệ với phía Công ty VNG đàm phán về việc trả thù lao nhưng công ty này từ chối. Do đó, nhạc sỹ đã quyết định kiện ra tòa yêu cầu đòi bồi thường tổng số tiền hơn 150 triệu đồng.

Một ngày trước khi Hội đồng xét xử ra phán quyết, ngày 9/12 đại diện Công ty VNG đã gặp gỡ với nhạc sĩ Trần Lập và đã đạt được những thỏa thuận trong việc hợp tác khai thác tác phẩm, đồng thời phía VNG đã đáp ứng tất cả những yêu cầu của nhạc sỹ như các khoản bồi thường cho những vi phạm mà đơn vị này đã sử dụng bất hợp pháp những sản phẩm âm nhạc trước đó. Vì vậy, nhạc sĩ Trần Lập đã đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn kiện. “Vụ việc nêu trên sẽ là một tiền lệ tốt để giải quyết những vụ việc xâm phạm tương tự trong tương lai. Bởi vì, hiện nay chủ sở hữu tác phẩm vẫn ngần ngại trong việc khởi kiện ra toà các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện, các bên nên tìm kiếm mọi cơ hội để đạt được các giải pháp ngoài toà án, bởi vì rất có thể những bên xâm phạm sẽ là những đối tác làm ăn tốt trong tương lai”.

Nhạc sỹ Trần Lập chia sẻ:

Tôi cũng hy vọng tại Việt Nam nếu các bên khai thác, sử dụng âm nhạc và chủ sở hữu tác phẩm ngồi lại với nhau để giải quyết mọi việc một cách văn minh thì môi trường kinh doanh nhạc online sẽ được cải thiện tốt hơn nhiều, nhà sản xuất tránh được việc xâm phạm quyền tác giả như vụ việc nêu trên [10].

Qua sự việc trên cho thấy, VNG đã vi phạm quyền tác giả của nhạc sĩ Trần Lập là tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm ghi âm bài hát "Đường đến vinh quang". Đó là hành vi: Sao chép, phân phối, quyền truyền đạt bản sao tác phẩm trái phép mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả. Vụ việc trên cũng là lời cảnh báo, răn đe cho các trường hợp tương tự. Trong thời đại hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng internet và kỹ thuật số, nhu cầu bảo hộ quyền tác giả trong các lĩnh vực mới này ngày càng trở nên cấp thiết. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên mạng trực tuyến ngày càng tăng về số lượng, độ phức tạp và liên quan đến tất cả các đối tượng của quyền tác giả làm cho vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường mới này đang gặp phải những thách thức mới.

3.3.2.Các vụ vi phạm bản quyền phim

Các vụ vi phạm bản quyền phim chủ yếu bị vi phạm do hành vi sao chép, phân phối và truyền đạt một cách trái phép. Qua Internet, các cá nhân có thể tiếp cận tới tác phẩm ở bất kỳ thời địa điểm nào, thời gian nào và không giới hạn được số lượng người truy cập.

Những ngày qua, Việt Nam chưa kịp mừng vui vì phim Việt có thể có thêm nguồn thu từ việc phát trên kênh truyền hình số vệ tinh K+ khi kênh này ký kết hợp tác với một số Hãng như BHD, Hãng phim Việt để phát sóng trên truyền hình những bộ phim đã ra rạp. Bộ phim “Để Mai tính 2” được coi là phát súng mở màn cho dòng phim kiếm tiền này cũng nhanh chóng có bản lậu

trên mạng chỉ ngay sau khi K+ phát sóng. Bên phía K+ đã làm việc ngay với hai trang mạng lớn là YouTube và Dailymotion để gỡ bỏ bộ phim này khỏi hệ thống của họ. Tuy nhiên, K+ không thể can thiệp hết với các trang mạng nhỏ và đến giờ vẫn đang trong quá trình xử lý để gỡ bỏ bản phim ra khỏi những trang xem miễn phí trên mạng. “Ngày nảy ngày nay”, “Bộ ba rắc rối”, “Quyên” cũng nằm trong dự án của K+ đưa lên truyền hình, nhưng với thực trạng bị mất bản quyền nghiêm trọng như vậy, liệu các hãng phát hành, các nhà sản xuất có dám trao niềm tin cho K+ tiếp tục phát sóng trên truyền hình để bị mất bản quyền.

Trở lại với vụ bị tịch biên tài sản của gia đình Chánh Tín liên quan tới việc ông bị mất bản quyền bộ phim “Dòng máu anh hùng” mà ông hùn vốn đầu tư với Hãng phim Chánh Phương. Con số 8 tỷ đồng là quá lớn với một người làm nghệ thuật. “Dòng máu anh hùng” lại vô cùng đau khổ khi bị ăn cắp trắng trợn trên đất Mỹ sau khi bộ phim này được gửi đi nhiều Liên hoan phim.

Ngoài việc bản phim nhan nhản trên các web xem phim online, “Dòng máu anh hùng” bị mất bản quyền chính trên đất Mỹ, mà phải cần tới 500 nghìn USD, may ra nghệ sĩ Chánh Tín mới đòi được công lý cho mình. Nhưng con số đó quá lớn với một nghệ sĩ, trước nay chỉ biết làm phim. Chưa kể con số nợ tới 8 tỷ đồng mà ông vay để đầu tư vào “Dòng máu anh hùng” vẫn còn đang thúc vào sườn ông mỗi ngày phải tính cách trả nợ. Đối với trường hợp của Chánh Tín có thể thấy đối với việc vi phạm quyền tác giả trên Internet thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và người phải gánh chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng này không ai khác chính là chủ thể quyền tác giả [11].

Có một thực tế, chủ thể sáng tạo chỉ biết hoàn thành công việc sáng tạo, còn phát hành hay bảo vệ bản quyền thì hoặc là họ không biết sâu để quan tâm, hoặc mặc định đó là sản phẩm được nhà sản xuất đặt hàng nên đó không phải là trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, phần lớn là do những người sáng tạo

không biết làm gì để bảo vệ đứa con tinh thần của mình bị xâm hại một cách bất hợp pháp, bị mổ xẻ cho những mục đích thương mại không thương tiếc…

Trong những năm gần đây, hầu như năm nào cũng có một hội thảo nói về vấn đề bản quyền tác giả. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ là những bức xúc đặt lên bàn giấy với những lời tha thiết mong đợi cơ quan chức năng sẽ vào cuộc, sẽ có chế tài xử phạt xứng đáng… nhưng khi cơ sở pháp lý còn đang buông lỏng những quyền thuộc về quyền sáng tạo, quyền nhân thân, quyền sở hữu và các quyền liên quan, thì sự vi phạm thật khó để có thể kiểm soát, phân địch hay xử lý triệt để. Khi sở hữu trí tuệ vẫn còn bị vi phạm, và đặc biệt nghiêm trọng hơn trên Internet, thì những người làm nghề chỉ biết làm ngơ, các hãng phát hành cũng khó tìm ra bị thất thoát, rò rỉ ở khâu nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)