Các điều ước quốc tế song phương của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu khóa luận

2.1. Thực trạng các quy định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác

2.1.8. Các điều ước quốc tế song phương của Việt Nam

i, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA)

Hiệp định ký kết ngày 26-6-1997, được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt ngày 26-12-1997, có hiệu lực từ ngày 23- 12-1998 khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính thức trao đổi văn kiện thông báo về việc sẵn sàng đảm nhận các nghĩa vụ của Hiệp định. Ngoài phần mở đầu, Hiệp định có 5 chương với 12 điều, bao gồm cam kết bảo hộ các tác phẩm của nhau trên nguyên tắc đối xử quốc gia. Theo đó, tác phẩm bảo hộ gồm: các tác phẩm của các tác giả là công dân, người thường trú của hai nước, tác phẩm được công bố lần đầu tại lãnh thổ hai nước, kể cả các tác phẩm chưa thuộc về công cộng tại một trong các bên kí kết; tác phẩm được công bố trong vòng 1 năm kể từ ngày tác phẩm này được công bố tại một nước thành viên vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, thuộc sở hữu của công dân, người thường trú của hai nước hoặc pháp nhân, do công dân hoặc người thường trú của hai nước hoặc của pháp nhân do công dân hoặc người thường trú của hai nước kiểm soát hoặc sở hữu phần lớn cổ phần hoặc tài sản. Tất cả các loại hình tác phẩm và bản ghi âm có thể được bản hộ quyền tác giả, không phân biệt hình thức định hình và không phụ thuộc vào bất kì một thủ tục hình thức nào. Về các quyền được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm tối thiểu các quyền độc quyền sao chép, phân phối, trưng

bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoại lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 (1) Công ước Berne. Về thực thi, Hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự bao gồm các hình phạt và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS. Các nghĩa vụ này được thực hiện theo quy định luật pháp quốc gia.

ii, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Hiệp định kí kết ngày 7-7-1999, có hiệu lực từ ngày 8-6-2000. Ngoài phần mở đầu, Hiệp định có 9 điều là các quy định mang tính nguyên tắc. Kèm theo Hiệp định có một phụ lục trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ giữa hai quốc gia danh mục các điều ước quốc tế Việt Nam cam kết tham gia, một phụ lục về chương trình hợp tác đặc biệt. Phía Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ phía Liên bang Thụy Sỹ các đối tượng được bảo hộ theo Hiệp định này gồm quyền tác giả và quyền liên quan, kể cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu; nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lí, bố trí mạch tích hợp, giống cây và thông tin không được công bố. Hiệp định được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS về mức độ bảo hộ, chế độ bảo hộ và ràng buộc các bên nghĩa vụ tham gia vào một số điều ước quốc tế.

iii, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA)

Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì, được đàm phán và kí kết ngày 13-7-2000 đã được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 10-12-2001. Hiệp định điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa hai nước, tại chương 2 có 18 điều cam kết về sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Theo Hiệp định này, Việt Nam phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về quyền tác

giả và các quyền liên quan trong thời hạn chuyển tiếp là 18 tháng, đồng thời thực hiện thời hạn bảo hộ đối với loại hình không tính theo nguyên tắc đời người là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố. Trong thời hạn là 25 năm nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, Việt Nam cam kết tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật (1971) trong thời hạn 24 tháng, Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép, công ước về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền quan vệ tinh (Công ước Brussel, 1974) trong vòng 30 tháng, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Phù hợp với hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kì, về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA), Hiệp định Thương mại cam kết bảo hộ mọi tác phẩm có sự thể hiện nguyên gốc trên nguyên tắc đối xử quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh việc bảo hộ chương trình máy tính như các tác phẩm viết, việc bảo hộ đối với các sưu tập dữ liệu mà sự lựa chọn và sắp xếp nội dung có tính sáng tạo trí tuệ. Hiệp định còn quy định về việc bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa. Về các quyền được bảo hộ theo Hiệp định bao gồm tối thiểu các quyền độc quyền sao chép, phân phối, trưng bày, phổ biến công cộng với những hạn chế và ngoài lệ theo tiêu chuẩn của Điều 9 (1) Công ước Berne. Về thực thi, hiệp định quy định nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thực thi tại biên giới, dân sự và hình sự, bao gồm các hình phạt và ngăn chặn theo các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS. Các nghĩa vụ này được thực hiện theo quy định và luật pháp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo hộ quyền tác giả trên internet theo quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)