Đối với các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 83 - 105)

Là một phương thức vay nợ của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu đô thị được thực hiện trên cơ sở các điều kiện về môi trường pháp lý, cơ chế tài chính thích hợp. Trong điều kiện ở Việt Nam, để thị trường trái phiếu đô thị trở thành một kênh huy động vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng và chỉnh trang các đô thị lớn, thời gian tới cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

Các giải pháp tạo cơ sở tiền đề phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương.

Trước hết, phải đẩy mạnh phân cấp NSNN nhằm tạo ra cơ chế tài chính linh hoạt để chính quyền các tỉnh, thành phố chủ động mở rộng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Đồng thời, tăng cường nguồn thu cho NSNN địa phương đảm bảo nguồn vốn trả nợ khi đến hạn.

Mặc dù, những năm gần đây Nhà nước đã đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng phí tập trung hoá, trao nhiều quyền hơn cho chính quyền địa phương trong lĩnh vực thu chi NSNN, để kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh và bền vững phải dựa trên cơ sở phát triển thực và bền vững của từng địa phương, những đổi mới trên vẫn chưa đủ mà cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn với các nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường nguồn thu cho địa phương.

đối hợp lý nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, tăng cường hơn nữa năng lực tự chủ sang tạo của địa phương nhưng không phá vỡ sự cân bằng tổng thể trên cả nước.

Điều chỉnh phân định lại nguồn thu lớn cho NSĐP. Nhà nước đẩy mạnh phân định tăng nguồn thu cho NSĐP, các nguồn thu thuế, hoặc phí lệ phí có nguồn gốc của nó xác định rõ, khi địa phương khai thác các nguồn thu này mà không ảnh hưởng đến các địa phương khác. Cụ thể là các loại phí, thuế thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất do được hưởng lợi từ các công trình đầu tư công. Đồng thời, cho phép địa phương có quyền chủ động trong việc xác định mức thu. Tuy nhiên, để tính ổn định chung và hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương Nhà nước nên xây dựng mức thuế suất và định mức phí trần để giới hạn sự khai thác quá mức của địa phương.

Thứ hai, phân cấp về vay nợ cho chính quyền địa phương.

Xây dựng mức giới hạn vay nợ riêng cho từng địa phương: Mỗi địa phương cần phải được xây dựng một mức giới hạn tín dụng riêng. Xác định mức giới hạn này trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội và năng lực quản lý phù hợp. Giai đoạn đầu, khi chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm chính quyền địa phương để xây dựng hạn mức vay nợ có thể dựa trên các thông số về đánh giá hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế xã hội. Hạn mức tín dụng này sẽ được ổn định trong khoảng thời gian từ 3- 5 năm, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn của NSNN, sau đó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các kế hoạch ngân sách giai đoạn tiếp theo.

Công khai hoá thông tin về tình hình tài chính địa phương, hiệu quả của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn pháp hành, để nhà đầu tư có thể phân

tích đánh giá khi mua trái phiếu, cũng như góp phần gia tăng tính thanh khoản của trái phiếu trong các giao dịch thứ cấp.

Nhà nước cần sớm điều chỉnh, ban hành các chuẩn mực kế toán ngân sách địa phương rõ ràng, thống nhất. Chế độ nhật báo cáo thông tin phải được chấp hành nghiêm chỉnh ở các cấp chính quyền địa phương

Quy định về chế độ công khai hoá thông tin cho các đợt phát hành trái phiếu. Đặc biệt là các thông tin về dự án và hiệu quả của dự án được tài trợ bằng nguồn vốn phát hành.

Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu đô thị

Hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển thị trường trái phiếu đô thị. Trong bối cảnh kinh tế ở Việt Nam là điều kiện tiên quyết để xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường trái phiếu đô thị, đảm bảo vai trò quản lý nhà nước và quyền lợi của các chủ thể tham gia, vấn đề cốt lõi là phải hoàn thiện khung pháp lý.

Các nguyên tắc xây dựng khung pháp lý cho thị trường trái phiếu đô thị

Thứ nhất, đảm bào thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra là phát triển thị trường vốn.

Thứ hai, những quy định về hoạt động của thị trường trái phiếu đô thị phải được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các văn bản pháp lý về kinh tế, tài chính và thị trường chứng khoán, không gây hiện tượng chồng chéo để đạt hiệu quả cao.

Thứ tư, đảm bảo tính hiệu quả, quản lý tập trung thống nhất mà vẫn tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu phát triển mạnh mẽ, an toàn và đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho nhà phát hành và các nhà đầu tư.

Ban hành các văn bản pháp lý quy định về thị trường trái phiếu đô thị nói riêng thị trường tín dụng địa phương nói chung. Giải pháp trước mắt Nhà nước ban hành các nghị định về quản lý tín dụng địa phương, quy chế phát hành trái phiếu đô thị địa phương, cũng như những quy định hướng dẫn việc niêm yết và giao dịch trái phiếu này trên thị trường chứng khoán. Giải pháp căn bản để đáp ứng với sự phát triển nhanh của thị trường là phải có một bộ luật riêng về tài chính địa phương, trong đó điều chỉnh công cụ trái phiếu đô thị.

Cơ chế quản lý nợ địa phương và cơ quan quản lý trái phiếu đô thị địa phương:

Xây dựng mô hình tổng thể quản lý nợ công quốc gia và xác lập cơ chế quản lý nợ địa phương, ngoài những quy định về giới hạn nợ công nợ giải quyết bội chi NSĐP, cần phải đưa ra hệ thống các chỉ tiêu để kiểm tra, giám sát, tổng thể hoạt động tài chính địa phương như; Nợ trong cán cân tài chính… qua các chỉ số này cho thấy mức dư nợ vay của chính quyền các địa phương trong mối tương quan với tổng nguồn vốn đấu tư, khả năng cân đối giữa tổng nợ với tổng tài sản công và thu nhập của địa phương, qua đó sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm quy mô nợ để đạt được sự cân bằng tối ưu khi thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội địa phương.

Trong điều kiện Việt Nam, để xây dựng chính sách quản lý nợ chung của quốc gia, từ đó xác lập cơ chế quản lý nợ địa phương phù hợp và hiệu quả, trước hết cần phải xác định rõ các khoản nợ của địa phương để xác định chính xác quy mô nợ địa phương. Đồng thời cần phải có đầy đủ thông tin về tình hình dân số, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các giải pháp tăng tính thanh khoản của trái phiếu và hạn chế rủi ro trên thị trường

Đẩy mạnh các hoạt động trên thị trường thứ cấp, thực hiện phát triển mô hình ngân hàng đa năng theo hướng mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính.

Phát triển các loại hình phái sinh từ trái phiếu đô thị địa phương.

Để áp dụng các loại phái sinh vào thị trường trái phiếu đô thị địa phương cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán bổ sung những khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh và các giao dịch phái sinh.

Thứ hai, nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường: Nhà nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường, đẩy mạnh thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất tín dụng làm cho lãi suất ngày càng mang tính khách quan, phản ánh tương đối được thực trạng cung cầu vốn của thị trường.

Thứ ba, không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hoá và minh bạch hoá thông tin, thu hút nhiều khách hang tham gia giao dịch.

3.3.4. Nhóm các giải pháp tăng cường huy động nguồn

vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Ngành tài chính Việt Nam có một loạt khá rộng các thể chế tài chính (xem bảng 9), nhưng vị trí thống lĩnh thuộc về bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (SOCB), chiếm khoảng 80% tổng vốn, khoản vay và tài sản của hệ thống ngân hàng.

Bảng 3.6 - Ngành tài chính ở Việt Nam.

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC

Ngành tài chính ngân hàng

ngân hàng thương mại quốc doanh – SOCB, gồm:

4 SOCB lớn:

Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank)

Ngân hàng công thương (Viettinbank) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank)

Ngân hàng đầu tư và phát triến

NGÀNH TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

18 công ty bảo hiểm

8 công ty cho thuê tài chính: 3 trong số đó là liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc 100% nước ngoài; 5 là công ty con của các SOCB. 1 hệ thống tiết kiệm bưu điện; Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam

2 sở giao dịch chứng khoán; Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành

(BIDV) 1 SOCB nhỏ:

Ngân hàng Phát triển Nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long

1 Ngân hàng chính sách xã hội 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài 6 tiểu chi nhánh ngân hàng nước ngoài

40 văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài

5 ngân hàng liên doanh

36 ngân hàng cổ phần thương mại trong nước

Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trung ương và 32 chi nhánh

888 Quỹ tín dụng địa phương

7 công ty tài chính trong đó 5 công ty là công ty trực thuộc các tập đoàn lớn (tổng công ty)

Phố Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

4 quỹ đầu tư

1 công ty Mua Bán Nợ và Tài sản (DATC) thành lập năm 2003, trực thuộc Bộ Tài Chính

Hệ thống tài chinh không chính thức.

Người cho vay, họ hàng và bạn bè. Hiệp hội tiết kiệm và tín dụng quay vòng (ROSCA)

Trong thập niên vừa qua các SOCB đã biến đổi từ vị thế là công cụ cho vay chính sách để trở thành trung gian tài chính định hướng thương mại. Trừ một số các doanh nghiệp trong nghành giao thông còn lại các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng khác chưa có khoản vay lớn nào với các SOCB. Các SOCB được khuyến khích hoặc chỉ định cho vay đối với các nhà thầu để tài trợ cho các công trình. Sau đó các SOCB buộc phải gia hạn thêm đối với các khoản vay này, bởi vì trong nhiều trường hợp tiền lãi phải trả còn cao hơn giá trị vốn hoá của doanh nghiêp. Tập quán chỉ định một cách không chính thức các SOCB cho vay để phục vụ chính sách của Chính phủ và năng lực phân tích tín dụng còn hạn chế đã dẫn tới sự tồn động các khoản nợ xấu. Sau khi Ngân hàng nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn

như tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc để dự phòng các khoản nợ xấu, các ngân hàng đã cải thiện được công tác phân tích tín dụng, Chính phủ cung cấp nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước, thiết lập Quỹ hỗ trợ phát triển như một công cụ chuyên cho vay chính sách, Công ty mua bán nợ và tài sản giúp tài trợ cho những doanh nghiệp nào vẫn còn khả năng bán bớt tài sản của mình để thoát khỏi tình trạng nợ nần. Tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm yếu, vì tập quán cho vay chỉ định vẫn tiếp tục, tỷ lệ đủ vốn (vốn chủ sở hữu/ tài sản rủi ro) thấp ở mức trung bình 3,5 trong các SOCB so với chuẩn quốc tế là 8% và vẫn cần tiếp tục cải thiện phân tích tín dụng.

Sự sai lệch về kỳ hạn giữa nhu cầu vốn dài hạn cho cơ sở hạ tầng và tiền gửi ngắn hạn ở ngân hàng có nghĩa là các ngân hàng không phải là các thể chế tối ưu để cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên bằng cách góp chung vào một tổ hợp đầu tư, các ngân hàng có thể tiếp tục đóng góp vai trò cấp vốn cơ sở hạ tầng, điều quan trọng là phải dùng vốn đó cho những dự án có lợi suất cao nhất. Hơn nữa để có thể cho các dự án phát triển CSHT đô thị vay thì bản thân các ngân hàng phải tăng cường huy động vốn trung và dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu, vay vốn từ các định chế quốc tế và thực hiện phát hành trái phiếu; trong đó, tăng cường đàm phán và tiếp cận các nguồn vốn trung dài hạn có giá thành hợp lý từ các định chế tài chính quốc tế uy tín đồng thời kết hợp với nâng cao tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

3.3.5. Nhóm các giải pháp tăng cường huy động nguồn

vốn tín dụng hỗn hợp (nhà nước, doanh nghiệp, dân cư) cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Để đáp ứng các kế hoạch đầu tư hiện tại với mức độ đầu tư cao hơn cũng như để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ vốn vay ưu đãi của nhà tài

trợ thì đều cần phải huy động nguồn vốn tín mới. Đa dạng nguồn vốn tín dụng, nhất là việc chuyển sang sử dụng nguồn tín dụng hỗn hợp nhiều hơn sẽ giúp phân cấp các quyết định cấp vốn, giảm bớt gánh nặng đối với các cơ quan lập kế hoạch ở trung ương và có tiềm năng cải thiện hiệu quả của các quyết định đầu tư. Để đa dạng hoá các nguồn vốn thì điều quan trọng là cần cải cách chính các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo mức cước phí đủ thu hồi vốn đối với các dịch vụ cơ sở hạ tầng, trong những lĩnh vực khả thi, tạo cho các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng khả năng tự cấp vốn bằng cách sử dụng lợi nhuận giữ lại, đồng thời mở ra khả năng mới về các nguồn vốn thay thế dựa vào những dòng thu trong tương lai và những cải cách cải thiện hiệu quả trong xây dựng và cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng mới giúp giảm nhu cầu tài chính nói chung. Cần có các cải cách sâu rộng để phát triển các thể chế mạnh mẽ nhằm tạo nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, các cải cách cần tập trung vào hai hướng sau:

Cổ phần hóa doanh nghiệp

Tín dụng hỗn hợp cho phép các nhà đầu tư tự huy động vốn để thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và hình thức tự huy động vốn có hiệu quả nhất đó là phát hành cổ phiếu hay cổ phần hoá doanh nghiệp.

Cổ phần hoá đơn giản là sự thay đổi chủ sở hữu. Các bằng chứng quốc tế cho thấy rằng so với việc áp dụng cạnh tranh thì thay đổi chủ sở hữu đem lại cải thiện hiệu quả tương đối nhỏ. Có bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ cho thấy rằng các doanh nghiệp tư nhân trong các thị trường cạnh tranh có kết quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp sở hữu công xét theo một loạt các thước đo, kể cả tổng phúc lợi xã hội. Nhưng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng có độc quyền tự nhiên bằng chứng quốc tế yếu hơn nhiều về cải thiện hiệu quả nếu chỉ dựa vào sự thay đổi sở hữu. Tuy nhiên, thay đổi sở hữu trong các lĩnh vực độc quyền tự nhiên đem lại tiềm năng cải thiện kết quả hoạt động khi

kết hợp với cạnh tranh giành thị trường.

Chương trình cổ phần hoá của Việt Nam đã đưa một mức độ sở hữu tư nhân vào các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng, và tạo được nguồn vốn có thể dùng để đầu tư. Nhưng với tư cách là phương tiện để cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thì chương trình hiện tại có những điểm yếu lớn:

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 83 - 105)