3.2.1. Quan điểm 1: Chính quyền địa phương chủ động
tìm kiếm nguồn tài chính, không trông chờ vào ngân sách cấp trên.
Thực tế cho thấy rằng những quy hoạch về không gian hay tổng thể hiện thời tại các thành phố của Việt Nam thiếu hiệu quả. Có một khoảng cách lớn giữa những quy hoạch tổng thể lý tưởng và thực tế phát triển đô thị vì:
Thứ nhất, những quy hoạch không gian không được kết hợp với những quy
hoạch kinh tế - xã hội; Thứ hai, những quy hoạch này không có tính chiến lược và rất cứng nhắc; Thứ ba, những bên giam gia bao gồm cả người dân và các nhà đầu tư tư nhân không được tham gia một cách đầy đủ vào quá trình chuẩn bị; Thứ tư, những quy hoạch đô thị không dựa trên các các mức độ sẵn
có nguồn lực có thể triển khai. Khi đã có những quy hoạch có tính hiệu quả thì chúng chưa được triển khai và thực thi hiệu quả. Điều này đỏi hỏi có sự phân định quyền hạn chức trách rõ ràng hơn, chính quyền địa phương được giao nhiều trách nhiệm hơn và áp dụng cơ cấu quản lý với các hình thức kiểm tra và cân đối hợp lý nhằm tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực. Tình trạng các đô thị hiện nay ở nước là không có chiến lược, thiếu tầm nhìn đó là do không có tiền để tiến hành quy hoạch đồng bộ các công trình. Cái vòng luẩn quẩn thiếu tiền, quy hoạch không đồng bộ dẫn đến cần nhiều vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị do vậy đã thiếu lại càng thiếu. Vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay ưu đãi dựa trên kế hoạch do các tỉnh tự xây dựng và đề xuất. Do vậy, để có thể xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng đô thị chính quyền các tỉnh thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch tự huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị thông qua vệc đa dạng hoá các nguồn vốn tín dụng như tín dụng thương mại, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng hỗn hợp.
3.2.2. Quan điểm 2: Xây dựng mô hình thích hợp để huyđộng nguồn vốn tín dụng được nhiều nhất phù động nguồn vốn tín dụng được nhiều nhất phù hợp với thực trạng Việt Nam.
Đối với một nước đang phát triển như nước ta thì việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như tiền bạc do vậy việc huy động được tối đa sự đóng góp của các thành phần kinh tế, dân cư vào công cuộc xây dựng này sẽ góp phần giảm bớt khó khăn về vốn. Một mô hình phổ biến để huy động sự đóng góp của dân là mô hình hợp tác công tư (PPP). Theo mô hình này thì nhà nước và tư nhân cùng hợp tác tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Để khuyến khích sự tham gia của tư nhân thì nhà
nước thường đảm bảo cho tư nhân một số lợi ích nhất định khi tham gia vào lĩnh vực này. Mô hình này đã được áp dụng thành công ở một số nước, tuy nhiên ở Việt Nam, do thiếu một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh nên mô hình này vẫn chưa phát huy được hiệu quả vốn có của nó. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật để mô hình (PPP) có thể làm tốt vai trò của mình.
3.2.3. Quan điểm 3: Coi trọng phát triển tín dụng nhànước nhưng không quên tín dụng thị trường cho nước nhưng không quên tín dụng thị trường cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Trong giai đoạn 2011 - 2015 Việt Nam vẫn nhận còn nhận được rất nhiều nguồn tín dụng ưu đãi từ các nhà tài trợ do vậy tín dụng nhà nước vẫn sẽ phát triển trong giai đoạn này. Với ưu điểm lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài, nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ là cầu nối giúp thu hút các nguồn vốn khác cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Do vậy trong giai đoạn 2011- 2015 cần phải khai thác tối đa nguồn tín dụng này, tuy nhiên cũng cần phải chú trọng xây dựng các cơ chế chính sách để chuẩn bị cho giai đoạn 2015- 2020, khi thu nhập bình quân của nước ta tăng lên, các khoản tín dụng ưu đãi giảm dần và dần hết thì tín dụng thị trường sẽ đảm nhận vai trò của tín dụng ưu đãi. Vậy, để tín dụng thị trường có thể phát huy được vai trò của tín dụng ưu đãi thì nước ta cần phải có sự chuẩn bị tốt. Điều này không hề đơn giản mà cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp cũng cần phải có sự chuẩn bị để thích nghi với sự chuyển đổi này, đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong giai đoạn mới.
3.2.4. Quan điểm 4: Thúc đẩy, khuyến khích các doanhnghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Hiện nay mới chỉ có các doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị bời nhiều lý do: Thứ nhất là, doanh nghiệp nhà nước với tiềm lực kinh tế mạnh mới đủ sức đầu tư vào lĩnh vực này; thứ hai là vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng dành chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp tư nhân rất khó có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra là ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị lại không được sử dụng một cách có hiệu quả do những nhận thức không đúng đắn về nguồn vốn này, do vậy cần phải có những cơ chế chính sách cho phép tư nhân cùng tham gia sử dụng và quản lý nguồn vốn ưu đãi ODA. Qua đó các doanh nghiệp tư nhân từng bước nâng cao được năng lực của mình về mọi mặt để có thể đủ sức tham gia vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong tương lai mà không cần sự ưu đãi của nhà nước.