Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 33 - 42)

Việc mở rộng tín dụng phải dựa trên qui hoạch phát triển đô thị và chính sách của nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Châu Âu trong việc huy động nguồn vốn tín dụng phát triển CSHT đô thị ta có thể rút ra được bài học cho Việt Nam như sau.

Thứ nhất: Đề cao vai trò của VDB trong việc cung cấp tín dụng theo các hình thức tín dụng cho phát triển CSHT địa phương. Thay vì cung cấp tín dụng trực tiếp, VDB sẽ cung cấp tài chính thông qua các trung gian tài chính, và các trung gian tài chính này sẽ chịu trách nhiệm giám sát khoản tín dụng của VDB nhưng theo những điều kiện ưu đãi hơn.

Thứ hai: Cần tăng thêm phạm vi và quyền hạn cho VDB như cho VDB được tham gia tư vấn, thu xếp tài chính, cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ xúc tiến dự án cho phát triển CSHT đô thị, đề xuất nhu cầu và nhiều nguồn cung ứng khác nhau.

Thứ ba: Chú trọng xây dựng mô hình công tư hỗn hợp, tạo điều kiện huy động các nguồn tín dụng và các nguồn vốn cho phát triển CSHT đô thị.

Chính quyền địa phương Các hiệp hội nhà ở Các cơ quan tư nhân Cổ phần tư nhân Các NHTM Các NHTM nhà nước Trợ cấp nhà nước Nhu cầu

đầu tư EIB

Cơ quan công tư hỗn hợp

Thứ tư: Xác định rõ các cấu phần của CSHT đô thị từ đó phân loại các loại nguồn vốn tín dụng khác nhau sẽ tài trợ cho loại nào của CSHT thì hiệu quả như nguồn tín dụng nhà nước thì tài trợ cho loại công trình nào, tín dụng thương mại thì nên tài trợ cho loại nào, tín dụng hỗn hợp thì tài trọ cho loại nào, từ đó xây dựng nên các cơ chế huy động vốn thích hợp cho từng loại tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư khi bắt tay vào hoạt động.

Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM.

Đô thị hoá có thể hiểu theo hai cách sau, một là: Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Hai là, đô thị hoá cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.

Ở các nước phát triển (như tại Châu Âu, Mỹ, hay Úc) thường có mức độ đô thị hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng 20-30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hoá thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.

Đô thị hoá có tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hoá, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là “sự bành trướng đô thị”, thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hoá cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác dụng xấu đến sự phân hoá xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm

đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới chỉ có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 đô thị và tính đến cuối năm 2009 có 731 đô thị trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 4 thành phố loại 1; 13 thành phố loại 2, 43 thành phố loại 3, 38 thành phố loại 4; 631 thành phố loại 5. Hệ thống các thành phố được phân bổ một cách không thống nhất.

Tốc độ tăng dân số đô thị cao được xem là yếu tố chính thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương lai. Hiện nay dân số của Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, phản ánh trình độ phát triển hiện tại của đất nước (năm 2009 tỷ lệ dân số sống ở đô thị là 29,6%; tỷ lệ dân số sống ở nông thôn là 70,4%).

Theo các dự báo chính thức, tổng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu người năm 2009 lên 103 triệu người vào năm 2020 với tỷ lệ gia tăng chậm (1,2%). Nhưng, dân số ở các thành phố sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 18 triệu người (năm 2000) lên 46 triệu người (năm 2020), với tốc độ tăng trung bình là 5%. Trong trường hợp này, TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ có 20 triệu dân và Hà Nội có 9 - 10 triệu dân. Ước tính cứ sau 3 năm TP. Hồ Chí Minh lại có thêm 1 triệu dân. Những dự báo này được đưa ra sau khi tham khảo số liệu của các nước từng có tốc độ phát triển tương tự như Việt Nam. Xu hướng phát triển của các thành phố lớn là tất yếu và tạo ra nhiều nhu cầu: Diện tích đất đô thị cần tăng 7,5 lần (từ 6.000ha năm 2000 lên 450.000ha năm 2020), đường giao thông phải chiếm 20- 30% quỹ đất đô thị (hiện nay là 10%), tất cả các hộ gia đình cần được cung cấp nước sạch (hiện chỉ có 45%), xử lý nước thải và rác thải… Ngay bây giờ các thành phố, thị trấn của Việt Nam đã chiếm khoảng

70% tổng sản lượng kinh tế, và phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới các thành phố. Các cơ hội kinh tế ở vùng thành thị hiện đang thu hút khoảng một triệu người di cư từ vùng nông thôn mỗi năm. Vì vậy dân số đô thị đang tăng ở tốc độ 2,9% một năm, so với tốc độ tăng dân số nói chung là 1,2%( Nguồn WDI 2007). Các ước tính của Chính phủ cho thấy dân số đô thị sẽ tăng theo cấp số nhân trong 15 năm tới, đuổi kịp mức đô thị hoá của Trung Quốc vào năm 2020, khi số người sinh sống ở đô thị theo ước tính sẽ chiếm khoảng 45% dân số Việt Nam.

Trên cơ sở phân loại đô thị theo các tiêu chí do Chính phủ quy định

(phụ lục 1 )bộ xây dựng phân loại các trung tâm đô thị ra thành sáu nhóm dựa

trên các tiêu chí về điều kiện vật chất, dân số, mật độ dân số, mức độ và bản chất hoạt động kinh tế, GDP và cơ sở hạ tầng, qua đó xác định được tốc độ đô thị hoá cho từng loại đô thị như bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1 Tốc độ đô thị hoá.

Phân loại đô thị

Năm 1998 Năm 2009 Số thành phố % dân số đô thị Số thành phố % dân số đô thị Hà Nội& Tp HCM (th. Phố đặc biệt) 2 37% 2 39% Th.phố cấp q. gia (loại I) 3 9% 4 10% Th.phố cấp vùng (loại II 15 12% 13 12% Th.phố cấp tỉnh (loại III) 23 7% 43 8%

Huyện thị (loại IV) 58 14% 38 13%

Thị tứ (loại V) 612 18% 631 14%

Nguồn: Bộ Xây dựng

Qua bảng thể hiện tốc độ đô thị hoá ta có thể thấy dân cư có xu hướng di dời ra sinh sống và làm việc ở những đô thị lớn hơn. Đối với Thành phố loại đặc biệt và loại I, nếu như năm 1998 chỉ có 5 thành phố chiếm 46% dân số thì 11 năm sau đã lên 6 thành phố với tỷ lệ dân số là 49%. Trong khi đó

các đô thị loại 4 (cấp huyện) bị giảm cả về số lượng cũng như tỷ lệ dân số đó là do một số đô thị loại 4 được nâng cấp lên loại 3. Các đô thị loại V tăng về số đô thị (từ 612 lên 631) nhưng lại giảm về tỷ lệ dân số đô thị cho thấy có nhiều đô thị mới được thành lập, nhưng cũng có nhiều đô thị được nâng cấp.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠSỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh làm hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị trở nên quá tải. Kế hoạch và thực tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số ở các đô thị. Sự phát triển của các đô thị không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn lực tự nhiên như đất, nước; đặc biệt là sự nghèo nàn lạc hậu của hệ thống giao thông, nhà ở, hệ thống cấp thoát nước, và xử lý chất thải rắn.

Sự phát triển của đô thị không có kế hoạch và đầu tư không đồng bộ, liên hệ với hệ thống giao thông đô thị tại các đô thị ta thấy tình trạng tắc nghẽn luôn xảy ra, chất lượng và số lượng giao thông công cộng tại các đô thị lớn thì nghèo nàn, không thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Như hai thành phố loại đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chỉ có một hệ thống giao thông công cộng là xe buýt với số lượng chỉ đạt 15- 20% nhu cầu. Phương tiện giao thông chủ yếu tại các đô thị là xe máy. Công suất của các nhà máy nước hiện nay ước đạt khoảng 4 triệu m3 ngày đêm; công suất khai thác đạt khoảng 85% công suất thiết kế; ước tính đạt 32% nhu cầu sử dụng của người dân. Hầu hết các đô thị đều có chung hệ thống thoát nước cho cả nước mưa và nước thải; phần lớn nước thải đều chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu; các đô thị đều thiếu hệ thống thu thập và xử lý rác thải.

Chiến lược của chính phủ là thúc đẩy đô thị hoá các huyện thị và một vài vùng nông thôn như là một cách đề giảm bớt sự di cư ra các thành

phố lớn. Nhưng các dự báo về đô thị hoá cho thấy tỷ lệ dân cư đô thị sống ở các trung tâm huyện và huyện thị loại IV và loại V sẽ giảm, do vậy nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị trong tương lai chủ yếu tập trung vào loại I, II, và III.

Đô thị hoá đặt ra một loạt các thách thức cho hệ thống quy hoạch. Nhu cầu chung của dân số đô thị tăng cao chắc chắn sẽ đòi hỏi phải có tăng mạnh về số tiền đầu tư ở đô thị. Hiện tại chỉ có hơn một nửa cư dân đô thị được tiếp xúc với nước máy, mới có một số thành phố lớn có hệ thống xử lý nước thải, và giao thông đô thị đang bị đe doạ tắc nghẽn hơn nữa. Để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng đồng thời chăm lo cho các dân cư đô thị mới cần huy động nguồn vốn lớn.

2.2.1. Hiệu quả đầu tư thấp càng làm căn thẳng thêm

tình trạng đói vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Trọng tâm của chính sách cơ sở hạ tầng trong thập niên qua tập trung vào việc triển khai cơ sở hạ tầng mới. Tuy nhiên nhiệm vụ tiếp cận còn lâu mới hoàn thành xong. Nhưng khi số lượng cơ sở hạ tầng tăng lên, có thể diễn ra quy luật lợi ích giảm dần đối với các đầu tư cơ sở hạ tầng, chắc chắn nhu cầu bảo dưỡng sẽ tăng lên và khi nhiệm vụ đảm bảo tiếp cận phổ cập đi đến hoàn thành thì cần hướng sự chú ý tới việc đảm bảo các cơ sở hạ tầng đã lắp đặt được vận hành và bảo dưỡng hiệu quả. Lợi suất xã hội cao khi cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng lần đầu. Tỷ suất hồi vốn kinh tế của bốn dự án cơ sở hạ tầng đã hoàn thành của Ngân hàng thế giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2009 là 35,2%, nhưng tới một thời điểm nhất định chắc chắn sẽ xảy ra lợi suất cận biên giảm dần. Ví dụ, làm đường đá dăm cho một thôn làng lần đầu tiên sẽ đem lại lợi ích cận biên cao nhờ cải thiện tiếp cận thị trường. Sau

đó việc cải rải nhựa con đường có thể tạo thêm những lợi ích bổ sung, nhưng có lẽ không được nhiều bằng lợi ích cận biên ban đầu. Tỷ suất hoàn vốn kinh tế trung bình của các dự án cơ sở hạ tầng của Ngân hàng thế giới trong cả khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1994 - 2004 là 21% có thể là bằng chứng về mức lợi suất thấp hơn ở những nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hơn.

Có thể diễn giải hệ số ICOR tăng cao của Việt Nam (xem bảng 2.2) là bằng chứng về lợi suất giảm dần của đầu tư cơ sở hạ tầng. Chúng ta biết rằng ICOR được tính bằng mức đầu tư hàng năm chia cho mức tăng tổng sản phẩm (GDP) hàng năm. Với các yếu tố khác không đổi, đầu tư càng có hiệu quả thì mức tăng tổng sản phẩm nhờ một đơn vị đầu tư càng lớn, và hệ số ICOR càng nhỏ. Việc hệ số ICOR cao có thể xem như là dấu hiệu bất lợi suất đầu tư giảm dần, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng là một phần lớn. Đầu tư cơ sở hạ tầng dành trực tiếp cho việc cung cấp tiếp cận cơ sở hạ tầng sẽ có xu hướng cho lợi suất cao, nhưng hệ số ICOR tăng cho thấy rằng cần xem xét kỹ lưỡng hơn với những đầu tư nào không gắn liền với tạo tiếp cận.

Bảng 2.2 Hệ số ICOR ở Việt Nam 2001-2009

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Hệ số ICOR 5,14 5,28 5,31 5,22 4,85 5,04 5,38 6,66 8,2

Qua việc phân tích hệ số ICOR của nước ta trong giai đoạn 2001 - 2009 ta có thể rút ra kết luận sau:

Việt Nam cần tăng hiệu quả trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, và một khi đã có đầu tư, cần tăng hiệu quả của việc quản lý dịch vụ cơ sở hạ tầng. Có thể xác định được một cách dễ dàng các đầu tư tăng tiếp cận dịch vụ cơ sở hạ tầng (chỉ cần tìm những nhóm dân cư chưa được tiếp cận) và những đầu tư này có lợi suất xã hội cao. Một khi đã đạt được tiếp cận phổ cập, sẽ càng ngày càng khó xác định nên đầu tư vốn vào dự án nào. Sẽ cần phải có các quy trình quy hoạch tốt hơn để đảm bảo nguồn vốn hạn chế được dung cho những dự

án có lợi suất cao nhất.

Quá trình đô thị hoá diễn ra càng nhanh cũng yêu cầu cần phải có nhiều nguồn lực hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2005-2010 nhu cầu chi tiêu hàng năm khoảng 378 triệu USD về cấp nước đô thị, 280 triệu USD để thu gom và xử lý nước thải, 239 triệu cho thoát nước kể cả khôi phục kênh, và khoảng 800-900 triệu USD cho giao thông đô thị. Tổng số tiền đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khoảng 1,7-1,8 tỷ USD mỗi năm, hay khoảng 3,7% GDP. Ta có thể xem cơ chế cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây (Nguồn: Báo cáo của các nhà tài trợ năm 2007- WB)

Đồ thị 2.1 - Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Vốn ODA hiện đang chiếm 37% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cùng với vốn ngân sách (khoảng 11%), chủ yếu dùng làm vốn đối ứng cho vốn ODA, đã chiếm gần một nửa tổng vốn đó (xem Hình 2.1). Điều đó cho thấy vốn ODA hiện là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển hạ tầng.

Vốn ODA ưu đãi (không hoàn lại hoặc dài hạn và lãi suất thấp) chỉ áp dụng cho các nước nghèo. Khi nước ta ra khỏi ngưỡng nghèo (GDP khoảng 1000USD bình quân đầu người) và gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp (LMC – Low Middle Country) thì vốn ODA sẽ giảm bớt rồi chấm dứt và

chuyển sang nguồn vốn vay thương mại. Mặt khác nước ta đã bắt đầu trả nợ ODA ngày càng nhiều hơn, và rồi sẽ đến lúc tới lượt mình phải đóng góp vào quỹ ODA để giúp các nước nghèo khác. Tuy trong 5 năm tới nguồn vốn ODA vẫn còn dồi dào nhưng chúng ta cần nhanh chóng làm chủ được cách huy

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 33 - 42)