nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Hiện nay mới chỉ có các doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị bời nhiều lý do: Thứ nhất là, doanh nghiệp nhà nước với tiềm lực kinh tế mạnh mới đủ sức đầu tư vào lĩnh vực này; thứ hai là vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng dành chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp tư nhân rất khó có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra là ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị lại không được sử dụng một cách có hiệu quả do những nhận thức không đúng đắn về nguồn vốn này, do vậy cần phải có những cơ chế chính sách cho phép tư nhân cùng tham gia sử dụng và quản lý nguồn vốn ưu đãi ODA. Qua đó các doanh nghiệp tư nhân từng bước nâng cao được năng lực của mình về mọi mặt để có thể đủ sức tham gia vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong tương lai mà không cần sự ưu đãi của nhà nước.
3.3. GIẢI PHÁP
Như đã đề cập ở trên, nguồn vốn tín dụng cho hạ tầng đô thị vượt quá nguồn lực ngân sách nhà nước. Hơn nữa trong giai đoạn 2015- 2020 khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên khi đó có thể không còn được hưởng vốn vay ưu đãi nữa. Hiện nay các nhà tài trợ cấp vốn cho khoảng 37% đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán của Chính phủ đối với các khoản vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới chiếm khoảng 20% vốn vay. Khi không còn được vay với điều kiện ưu đãi nữa thì thường các nước đều giảm mức vay nhà tài trợ. Để phát triển các nguồn vốn thay thế thì cần phải có thời gian, vì vậy nên bắt đầu
ngay từ bây giờ.
Trong khuôn khổ mức đầu tư hiện tại vẫn còn có khả năng tăng tỷ lệ của nguồn vốn ngoài ngân sách và ngoài ODA. Làm như vậy sẽ giải phóng được mức đầu tư dành cho cơ sở hạ tầng hoặc là để chi cho các vấn đề ưu tiên khác của Chính phủ. Việc chuyển sang các nguồn vốn tín dụng mới sẽ giúp chuyển giao gánh nặng chi trả sang phía người tiêu dùng, thông qua phí người sử dụng trực tiếp hoặc các nguồn vốn được hỗ trợ bởi nguồn thu tương lai từ cơ sở hạ tầng. Bản thân những điều này cũng có tác dụng hãm cầu và nhờ đó giảm bớt gánh nặng đầu tư. Các nguồn vốn thay thế cũng có thể tạo ra thêm kỷ luật thương mại trong việc lựa chọn dự án. Việc ưu tiên các dự án có lợi suất cao sẽ giúp tối đa hoá được lợi suất xã hội từ đầu tư cơ sở hạ tầng.