Thực trạng cho vay ưu đãi của tín dụng nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 42 - 46)

nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như là một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng nên nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, động thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Cơ chế tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm. các vùng khó khăn…tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế. Trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng của vốn tín dụng nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách.

Hoạt động tín dụng Nhà nước chủ yếu do ngân hàng phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách cho đầu tư phát triển nói chung và cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng.

Tín dụng Nhà nước với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm các dạng: (i) Cho vay đầu tư với lãi suất và thời hạn ưu đãi; (ii) Bảo lãnh

tín dụng đầu tư (để các công ty thực hiện các dự án phát triển CSHT đô thị được vay vốn bên ngoài ngân hàng phát triển Việt Nam); (iii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (các công ty thực hiện dự án phát triển CSHT đô thị vay vốn trên thị trường vốn, sau đó, đề nghị VDB hỗ trợ một phần lãi suất thị trường); (iv) cho vay lại vốn vay nước ngoài.

Cho vay ưu đãi đầu tư đối với các dự án CSHTĐT

Các doanh nghiệp CSHT đô thị có dự án CSHT đô thị được quy định là thuộc diện được vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư từ VDB. Theo đó, đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư và các văn bản liên quan của Bộ Tài Chính.

Các điều kiện cho vay ưu đãi: Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động). Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho phù hợp (nhưng không quá 12 năm). Lãi suất cho vay, nếu vay bằng đồng VNĐ, tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao cho BTC quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ phần trăm, xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên, không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

“Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” là việc đề nghị Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư khi vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án CSHTĐT. Khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và bắt đầu trả nợ vay thì sẽ được hỗ trợ lãi suất theo mức quy định của Bộ Tài Chính.

Về nguyên tắc, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng (ngoài VDB) và 90% lãi suất

vay vốn đầu tư theo quy định của Chính phủ (Điều 10 Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006). Trên thực tế, từ 14/7/2008, BTC đã quy định chung mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án được hỗ trợ khi vay vốn bằng VNĐ là 3,9% năm, vay bằng ngoại tệ là 0,96%/năm (Quyết định 52/2008/QĐ-BTC ngày 14/07/2008 của BTC).

Về trình tự, VDB sẽ cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư các dự án CSHTĐT.

Bảo lãnh bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Đề xuất “Bảo lãnh vay vốn” là đề xuất cho phép các dự án CSHTĐT luôn có được các cam kết của VDB, hoặc Quỹ Bảo lãnh của tỉnh bảo lãnh với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay chủ đầu tư các dự án CSHTĐT nếu họ không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên vay vốn.

Mức bảo lãnh phải tương ứng với mức vốn vay, song không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án và nên ở mức bằng khoảng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng. Các dự án phát triển CSHTĐT thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn. Thời hạn bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, nguồn vốn cho phát triển CSHT đóng vai trò quan trọng. Theo ước tính vốn cho phát triển CSHT đô thị chiếm khoảng 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Do vậy, chúng ta hãy xem xét vốn đầu tư toàn xã hội trong thời gian gần đây. Tính chung trong giai đoạn 2006 - 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 41% GDP. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, yếu tố vốn đầu tư đóng góp tới 57,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm qua.

Tính chung, vốn TDĐT của VDB trong giai đoạn 2006 - 2009 chiếm 3,8% vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 4,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,8% GDP; trong đó tín dụng TDĐT nguồn vốn trong nước chiếm 2,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,15% GDP. (Đồ thị 2.2).

Nguồn: VDB, MPI

Bình quân tổng dư nợ của VDB trong giai đoạn 2006 - 2009 chiếm tới 9,6% GDP, tương đương với 16,9% tổng dư nợ tín dụng toàn thị trường, trong đó dư nợ vốn trong nước chiếm 7,3% tổng dư nợ toàn thị trường; lượng tín dụng mới của VDB chiếm 2,3% GDP, bằng 19,9% tín dụng mới toàn thị trường, trong đó riêng vốn trong nước chiếm 14,2% tín dụng mới toàn thị trường. Điều quan trọng là, nhờ huy động được lượng vốn lớn, tín dụng của VDB đã được đẩy mạnh đáng kể với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2006 - 2009 là 30%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp cho các dự án phát triển, cũng chính là góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT của nền kinh tế.

Qua số liệu trên ta có thể thấy tín dụng nhà nước đã không ngừng tăng trong những năm gần đây, thể hiện vai trò quan trọng trong việc cải thiện cơ

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 42 - 46)