QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 35 - 38)

Đô thị hoá có thể hiểu theo hai cách sau, một là: Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Hai là, đô thị hoá cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.

Ở các nước phát triển (như tại Châu Âu, Mỹ, hay Úc) thường có mức độ đô thị hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng 20-30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hoá thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.

Đô thị hoá có tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hoá, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là “sự bành trướng đô thị”, thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hoá cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác dụng xấu đến sự phân hoá xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm

đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới chỉ có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 đô thị và tính đến cuối năm 2009 có 731 đô thị trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 4 thành phố loại 1; 13 thành phố loại 2, 43 thành phố loại 3, 38 thành phố loại 4; 631 thành phố loại 5. Hệ thống các thành phố được phân bổ một cách không thống nhất.

Tốc độ tăng dân số đô thị cao được xem là yếu tố chính thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương lai. Hiện nay dân số của Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, phản ánh trình độ phát triển hiện tại của đất nước (năm 2009 tỷ lệ dân số sống ở đô thị là 29,6%; tỷ lệ dân số sống ở nông thôn là 70,4%).

Theo các dự báo chính thức, tổng dân số Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu người năm 2009 lên 103 triệu người vào năm 2020 với tỷ lệ gia tăng chậm (1,2%). Nhưng, dân số ở các thành phố sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 18 triệu người (năm 2000) lên 46 triệu người (năm 2020), với tốc độ tăng trung bình là 5%. Trong trường hợp này, TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ có 20 triệu dân và Hà Nội có 9 - 10 triệu dân. Ước tính cứ sau 3 năm TP. Hồ Chí Minh lại có thêm 1 triệu dân. Những dự báo này được đưa ra sau khi tham khảo số liệu của các nước từng có tốc độ phát triển tương tự như Việt Nam. Xu hướng phát triển của các thành phố lớn là tất yếu và tạo ra nhiều nhu cầu: Diện tích đất đô thị cần tăng 7,5 lần (từ 6.000ha năm 2000 lên 450.000ha năm 2020), đường giao thông phải chiếm 20- 30% quỹ đất đô thị (hiện nay là 10%), tất cả các hộ gia đình cần được cung cấp nước sạch (hiện chỉ có 45%), xử lý nước thải và rác thải… Ngay bây giờ các thành phố, thị trấn của Việt Nam đã chiếm khoảng

70% tổng sản lượng kinh tế, và phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới các thành phố. Các cơ hội kinh tế ở vùng thành thị hiện đang thu hút khoảng một triệu người di cư từ vùng nông thôn mỗi năm. Vì vậy dân số đô thị đang tăng ở tốc độ 2,9% một năm, so với tốc độ tăng dân số nói chung là 1,2%( Nguồn WDI 2007). Các ước tính của Chính phủ cho thấy dân số đô thị sẽ tăng theo cấp số nhân trong 15 năm tới, đuổi kịp mức đô thị hoá của Trung Quốc vào năm 2020, khi số người sinh sống ở đô thị theo ước tính sẽ chiếm khoảng 45% dân số Việt Nam.

Trên cơ sở phân loại đô thị theo các tiêu chí do Chính phủ quy định

(phụ lục 1 )bộ xây dựng phân loại các trung tâm đô thị ra thành sáu nhóm dựa

trên các tiêu chí về điều kiện vật chất, dân số, mật độ dân số, mức độ và bản chất hoạt động kinh tế, GDP và cơ sở hạ tầng, qua đó xác định được tốc độ đô thị hoá cho từng loại đô thị như bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1 Tốc độ đô thị hoá.

Phân loại đô thị

Năm 1998 Năm 2009 Số thành phố % dân số đô thị Số thành phố % dân số đô thị Hà Nội& Tp HCM (th. Phố đặc biệt) 2 37% 2 39% Th.phố cấp q. gia (loại I) 3 9% 4 10% Th.phố cấp vùng (loại II 15 12% 13 12% Th.phố cấp tỉnh (loại III) 23 7% 43 8%

Huyện thị (loại IV) 58 14% 38 13%

Thị tứ (loại V) 612 18% 631 14%

Nguồn: Bộ Xây dựng

Qua bảng thể hiện tốc độ đô thị hoá ta có thể thấy dân cư có xu hướng di dời ra sinh sống và làm việc ở những đô thị lớn hơn. Đối với Thành phố loại đặc biệt và loại I, nếu như năm 1998 chỉ có 5 thành phố chiếm 46% dân số thì 11 năm sau đã lên 6 thành phố với tỷ lệ dân số là 49%. Trong khi đó

các đô thị loại 4 (cấp huyện) bị giảm cả về số lượng cũng như tỷ lệ dân số đó là do một số đô thị loại 4 được nâng cấp lên loại 3. Các đô thị loại V tăng về số đô thị (từ 612 lên 631) nhưng lại giảm về tỷ lệ dân số đô thị cho thấy có nhiều đô thị mới được thành lập, nhưng cũng có nhiều đô thị được nâng cấp.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 35 - 38)