Xu hướng đô thị hoá giai đoạn 2011 2020

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 69 - 70)

Đảng ta qua hai kỳ Đại hội IX và X đã xác định mục tiêu đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một mục tiêu có ý nghĩa lịch sử đối với tiến trình đi lên xã hội chủ nghĩa của đất nước ta, tiến trình đó nhất thiết phải trải qua giai đoạn công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Đây cũng là một quá trình phấn đấu liên tục để theo đuổi suốt mấy thập kỷ qua của nhân dân ta, cũng là để rút ngắn khoảng cách phát triển trong khu vực

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và chống được tụt hậu, không có cách nào khác là phải nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mức tối đa có thể, phấn đấu đạt mức tăng trưởng hai con số (khoảng 10- 11%). Trong thời kỳ tới, nền kinh tế nước ta hoàn toàn có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao như thế nếu phát huy được tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất mọi nguồn lực trong nước, trong dân và thu hút từ bên ngoài.

Dưới góc độ hội nhập quốc tế có thể nói hầu hết các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO cùng nhiều hiệp định (hoặc thoả thuận/cơ chế liên kết) khu vực, liên khu vực và song phương với ta sẽ phải thực hiện toàn diện, đầy đủ. Do vậy các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, khả năng cả

nền kinh tế về sức cạnh tranh, về tiềm lực vật chất- kỹ thuật, về con người, thể chế, thông tin…sẽ có đủ điều kiện để hội nhập thành công. Hơn một thập kỷ tới đây là một thời kỳ thật sự đòi hỏi và phải được đánh dấu thật đậm nét bằng sự hội nhập quốc tế mạnh hơn, tích cực hơn, chủ động và toàn diện hơn.

Theo mục tiêu đã đề ra, nước ta phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá tại các đô thị diễn ra nhanh hơn. Theo dự báo của Bộ xây dựng thì dân số tại các đô thị Việt Nam vào năm 2020 khoảng 38.008.520 người (phụ lục 3 - chiến lược phát triển đô thị), chiếm khoảnt 33 – 35% dân số, trong đó hầu hết các chỉ tiêu phấn đấu cho một đô thị phát triển đều tăng lên, cụ thể: (i) Tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với nước sạch, có nhà vệ sinh kết nối với bể tự hoại đạt 100%; tỷ lệ chất rắn được thu gom đến nơi quy định đạt 100%; tỷ lệ nhà xây tại các khu vực không đảm bảo an toàn và không phù hợp cho sinh sống của người dân được di dời, cải thiện điều kiện nhà ở đạt 100%. (ii) Tỷ lệ lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 45%; khôi phục và lắp đặt hệ thống kết hợp thoát nước mưa và nước thải; các khu đô thị đạt chuẩn về mật độ đường giao thông; hệ thống đèn đường được nâng cấp. (iii) Nâng cao năng lực của các cấp quản lý trong công tác quy hoạch, quản lý nâng cấp và phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 69 - 70)