Đối với nhà nước trung ương

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 80 - 83)

Với ưu điểm là lãi suất ưu đãi nên đòi hỏi tổ chức tài trợ chính sách vẫn giữ lãi suất ở mức thấp, nên hệ quả là các điều kiện cho vay ngặt nghèo hơn, để đảm bảo việc hoàn trả nợ mà người vay tương đối mất nhiều thời gian (mặc dù hiện tại đã giảm đi nhiều thủ tục). Kết quả là việc tiếp cận nguồn cung tín dụng chính sách của các nhà đầu tư cũng bị hạn chế. Do vậy, để nguồn vốn tín dụng nhà nước phát huy được hiệu quả hơn nữa trong việc phát triển CSHT đô thị thì cần phải thực hiện những điểm sau:

Thứ nhất, xác định mức vốn cho vay phù hợp

Theo quy định hiện hành, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư cho tài sản cố định của một dự án. Quy định như vậy nhằm tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án, đồng thời đòi hỏi chủ đầu tư phải huy động tối đa vốn tự có hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để tham gia đầu tư.

Như vậy, quy định nêu trên chưa phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập, vốn ban đầu chưa được cấp đủ theo quy định, vốn tự có của các chủ đầu tư không đủ nên chủ đầu tư phải và thêm vốn từ các NHTM khác với lãi suất cao làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Qua khảo sát thực tế thời gian qua cho thấy. nguồn vốn tự có là điều kiện tốt nhất để đảm bảo tiền vay và nâng cao trách nhiệm của chủ dự án trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. Như vậy, để nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong quá trình đầu tư, cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và phù hợp với tình hình thực tế, mức vốn cho

vay đối với các dự án đầu tư có thể xác định theo hướng sau:

Một là, Các dự án được vay tín dụng đầu tư của nhà nước về nguyên

tắc phải có vốn đối ứng. Điều này đỏi hỏi các doanh nghiệp, chủ đầu tư khi xây dựng phương án phải khai thác được các nguồn vốn để làm vốn đối ứng. Mức vốn đối ứng với từng loại dự án, chương trình khác nhau sẽ khác nhau. Vì vậy, cần phân loại dự án theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên của dự án tuỳ thuộc vào chủ trương cần khuyến khích đầu tư của nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã đến 2020

Hai là, Tỷ lệ mức vốn cho vay đối với các nhóm dự án và từng loại dự

án thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vai trò, vị trí của dự án đối với ngành, với vùng và đối với từng khu vực, cũng như mục tiêu, yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Ba là, đối với các dự án có tầm quan trọng đặc biệt, Chính phủ có thể

quyết định cho vay 100% tổng số vốn đầu tư của dự án.

Thứ hai, điều chỉnh thời hạn cho vay

Hoạt động của TDĐT có vay, trả. Tính hoàn trả không tự nó sinh ra mà chỉ có thể thực hiện bằng nguồn thu từ kết quả hoạt động của công trình có sử dụng nguồn vốn vay; nên chỉ khi các công trình cơ sở hạ tầng đô thị hoàn thành đưa vào sử dụng nhà đầu tư mới thu được phí sử dụng của người dân. Điều đó có nghĩa là cơ chế xác định thời hạn tín dụng đầu tư là trung hạn và dài hạn không những phải tính đến thời gian đầu tư mà còn phải tính đến thời gian hoàn vốn của dự án, do vậy việc quy định thời gian cho vay phải rất linh hoạt. Nếu quy định thời gian là một con số cụ thể như hiện nay sẽ làm chủ đầu tư khó có thể thu hồi đủ vốn cho dự án. Trong trường hợp như vậy, chủ đầu tư không chỉ khó có thể trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết như trong hợp đồng tín dụng mà các khoản trả định kỳ lớn do thời hạn tín dụng ngắn gây ra có thể đội giá thành sản phẩm lên và tính khả thi của dự án có thể

không được đảm bảo. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh thời hạn cho vay tối đa khoảng 20- 25 năm đối với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ đô thị.

Thứ ba, lãi suất cho vay và quản lý lãi suất.

Cơ chế lãi suất ưu đãi trong thời gian qua chính là nguyên nhân gia tăng gánh nặng cho NSNN do cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB, làm phát sinh rủi ro tài chính, đồng thời không phù hợp với các cam kết hội nhập, không minh bạch trong hoạt động. Một cơ chế hoạt động và tài chính như vậy sẽ hạn chế khả năng độc lập của VDB và làm sai lệch các quy luật vận hành trên thị trường tài chính. Do vậy, những khoảng trợ cấp về tài chính cho hoạt động của VDB hay những khoảng cấp bù lãi suất mà Chính phủ ấn định mà không quan tâm đến kỳ hạn, khả năng sinh lời cũng như mức độ tín nhiệm cần phải được xem xét lại. Mặc khác, việc điều tiết lãi suất cho vay phải rất linh hoạt, vì khả năng sinh lời của các dự án bằng nguồn TDNN rất khác nhau và các DAĐT này cũng không thể tách rời khỏi nền kinh tế thị trường đầy biến động. Tính linh hoạt của việc điều tiết lãi suất cho vay có thể không thấp hơn tính linh hoạt của cơ chế lãi suất kinh doanh trên thị trường, vì nó không chỉ phải chịu thay đổi theo điều kiện thực tế của nền kinh tế mà còn phải thay đổi theo khả năng sinh lợi của DAĐT. Việc quyết định lãi suất cho vay cần phải do chính cơ quan cho vay (VDB) quyết định, trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của dự án và khả năng cân đối tài chính của VDB, theo đó cần giao quyền tự chủ cho VDB trong việc quyết định lãi suất cho vay vốn TDNN dựa trên lãi suất cơ bản của NHNN và dần tiệm cận với lãi suất thị trường.

Trong điều kiện lạm phát gia tăng, để ngăn chặn tình trạng các DN chiếm dụng vốn của VDB bằng cách không trả nợ, chấp nhận lãi suất phạt quá hạn do lãi suất phạt quá hạn của VDB vẫn thấp hơn lãi suất cho vay các

NHTM, tạo ra một loạt các quan hệ tài chính không lành mạnh, vì vậy cho phép trong trường hợp lãi suất quá hạn thấp hơn lãi suất NHTM thì VDB được áp dụng lãi suất quá hạn ngang bằng lãi suất cho vay bình quân các NHTM trên địa bàn.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 80 - 83)