Thực trạng huy động tín dụng thương mại cho phát triển cơ sở hạ tầng đô

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 56 - 59)

phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam

Tín dụng thương mại là khoản tín dụng được cấp cho các đối tượng vay vốn với điều kiện thị trường. Tín dụng thương mại gồm có tín dụng thương mại trong nước và tín dụng thương mại nước ngoài.

Tín dụng thương mại trong nước.

Từ năm 2009 trở về trước tín dụng thương mại cho phát triển CSHT đô thị chưa phát triển bởi hầu hết vốn các ngân hàng thương mại đều là vốn ngắn hạn, tuy nhiên vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị là nguồn vốn dài hạn. Nếu lấy vốn ngắn hạn để đầu tư cho dài hạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, thậm chí có thể dẫn đến lạm phát, khủng hoảng tài chính. Mặt khác, vì đây là khoản tín dụng thương mại nên chủ đầu tư xây dựng các công trình CSHT đô thị phải chịu chi phí cũng như điều kiện vay theo cơ chế thị trường. Chi phí vay mà các chủ đầu tư phải chịu khi vay nguồn vốn tín dụng này lớn cũng bởi xuất phát từ đặc điểm của các công trình CSHT đô thị là thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư lớn. Các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng nguồn vốn tín dụng này cho phát triển CSHT đô thị. Thực tế cho thấy hầu như không có một công trình nào chỉ sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại trong nước để phát triển CSHT đô thị.

Ngày 4/4/2009 Thủ tướng ra quyết định số 443/QĐ - TTg về việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức cá nhân vay vốn trung và dài hạn thực hiện đầu tư mới để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Theo đó CSHT đô thị cũng nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi suất. Từ khi quyết định số 443 ra đời thì xảy ra tình trạng các doanh nghiệp phát triển CSHT đô thị không muốn vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước vì lãi suất loại tín dụng này cao hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Thực tế, quyết định của Bộ Tài Chính về lãi suất ưu đãi

hiện nay đang áp dụng là 6,9% cho VNĐ và 5,4% cho USD. Tuy nhiên, lãi suất ưu đãi này lại không được hưởng hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4 - 5%, thậm chí có nơi chỉ còn 1 - 2% nên các doanh nghiệp vay ở nguồn vốn này và xuất hiện nghịch lý vốn vay ưu đãi Nhà nước bị “chê” trong khi những năm trước đây DN rất muốn được vay. Tín dụng thương mại cho phát triển CSHT đô thị giai đoạn này phát triển hơn, tuy nhiên chương trình hỗ trợ lãi suất 4% chỉ kéo dài đến hết 31/12/2009 do vậy chưa thấy hết được tác dụng của nó.

Đồ thị: 2.3: Tăng trưởng tín dụng từ tháng 1/2009 đến T2/2010

Qua đồ thị trên ta có thể thấy tín dụng ngân hàng có xu hướng tăng mạnh khi QĐ 443 mới ra đời, điều này chứng tỏ hình thức tín dụng thương mại với hỗ trợ lãi suất 4% đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phát triển CSHT nói riêng.

Tín dụng thương mại nước ngoài

Cũng như tín dụng thương mại trong nước, chủ đầu tư các dự án CSHT đô thị khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nước ngoài cũng phải chịu chi phí như trên thị trường vốn quốc tế. Theo nghị định 134/NĐ - CP về quản lý vay và trả nợ vay nước ngoài thì không được sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài cho các chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, tín dụng thương mại chỉ thích hợp cho các CSHT có thể thu phí như xây cầu đường thu phí. Các hình thức huy động tín dụng thương mại nước ngoài thường thấy là vay thương mại, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu…(vay thương mại nước ngoài của Chính phủ); ngoài ra đối với khu vực doanh nghiệp, Chính phủ có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trên thị trường vốn quốc tế hoặc vay lại vốn vay thương mại của Chính phủ.

Tuy nhiên, với đặc điểm là chi phí sử dụng vốn cao do vậy nguồn tín dụng thương mại phải kết hợp với các loại hình tín dụng khác để tài trợ cho các công trình CSHT đô thị.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w