THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 38 - 69)

SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh làm hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị trở nên quá tải. Kế hoạch và thực tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số ở các đô thị. Sự phát triển của các đô thị không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn lực tự nhiên như đất, nước; đặc biệt là sự nghèo nàn lạc hậu của hệ thống giao thông, nhà ở, hệ thống cấp thoát nước, và xử lý chất thải rắn.

Sự phát triển của đô thị không có kế hoạch và đầu tư không đồng bộ, liên hệ với hệ thống giao thông đô thị tại các đô thị ta thấy tình trạng tắc nghẽn luôn xảy ra, chất lượng và số lượng giao thông công cộng tại các đô thị lớn thì nghèo nàn, không thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Như hai thành phố loại đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chỉ có một hệ thống giao thông công cộng là xe buýt với số lượng chỉ đạt 15- 20% nhu cầu. Phương tiện giao thông chủ yếu tại các đô thị là xe máy. Công suất của các nhà máy nước hiện nay ước đạt khoảng 4 triệu m3 ngày đêm; công suất khai thác đạt khoảng 85% công suất thiết kế; ước tính đạt 32% nhu cầu sử dụng của người dân. Hầu hết các đô thị đều có chung hệ thống thoát nước cho cả nước mưa và nước thải; phần lớn nước thải đều chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu; các đô thị đều thiếu hệ thống thu thập và xử lý rác thải.

Chiến lược của chính phủ là thúc đẩy đô thị hoá các huyện thị và một vài vùng nông thôn như là một cách đề giảm bớt sự di cư ra các thành

phố lớn. Nhưng các dự báo về đô thị hoá cho thấy tỷ lệ dân cư đô thị sống ở các trung tâm huyện và huyện thị loại IV và loại V sẽ giảm, do vậy nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị trong tương lai chủ yếu tập trung vào loại I, II, và III.

Đô thị hoá đặt ra một loạt các thách thức cho hệ thống quy hoạch. Nhu cầu chung của dân số đô thị tăng cao chắc chắn sẽ đòi hỏi phải có tăng mạnh về số tiền đầu tư ở đô thị. Hiện tại chỉ có hơn một nửa cư dân đô thị được tiếp xúc với nước máy, mới có một số thành phố lớn có hệ thống xử lý nước thải, và giao thông đô thị đang bị đe doạ tắc nghẽn hơn nữa. Để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng đồng thời chăm lo cho các dân cư đô thị mới cần huy động nguồn vốn lớn.

2.2.1. Hiệu quả đầu tư thấp càng làm căn thẳng thêm

tình trạng đói vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Trọng tâm của chính sách cơ sở hạ tầng trong thập niên qua tập trung vào việc triển khai cơ sở hạ tầng mới. Tuy nhiên nhiệm vụ tiếp cận còn lâu mới hoàn thành xong. Nhưng khi số lượng cơ sở hạ tầng tăng lên, có thể diễn ra quy luật lợi ích giảm dần đối với các đầu tư cơ sở hạ tầng, chắc chắn nhu cầu bảo dưỡng sẽ tăng lên và khi nhiệm vụ đảm bảo tiếp cận phổ cập đi đến hoàn thành thì cần hướng sự chú ý tới việc đảm bảo các cơ sở hạ tầng đã lắp đặt được vận hành và bảo dưỡng hiệu quả. Lợi suất xã hội cao khi cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng lần đầu. Tỷ suất hồi vốn kinh tế của bốn dự án cơ sở hạ tầng đã hoàn thành của Ngân hàng thế giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2009 là 35,2%, nhưng tới một thời điểm nhất định chắc chắn sẽ xảy ra lợi suất cận biên giảm dần. Ví dụ, làm đường đá dăm cho một thôn làng lần đầu tiên sẽ đem lại lợi ích cận biên cao nhờ cải thiện tiếp cận thị trường. Sau

đó việc cải rải nhựa con đường có thể tạo thêm những lợi ích bổ sung, nhưng có lẽ không được nhiều bằng lợi ích cận biên ban đầu. Tỷ suất hoàn vốn kinh tế trung bình của các dự án cơ sở hạ tầng của Ngân hàng thế giới trong cả khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1994 - 2004 là 21% có thể là bằng chứng về mức lợi suất thấp hơn ở những nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hơn.

Có thể diễn giải hệ số ICOR tăng cao của Việt Nam (xem bảng 2.2) là bằng chứng về lợi suất giảm dần của đầu tư cơ sở hạ tầng. Chúng ta biết rằng ICOR được tính bằng mức đầu tư hàng năm chia cho mức tăng tổng sản phẩm (GDP) hàng năm. Với các yếu tố khác không đổi, đầu tư càng có hiệu quả thì mức tăng tổng sản phẩm nhờ một đơn vị đầu tư càng lớn, và hệ số ICOR càng nhỏ. Việc hệ số ICOR cao có thể xem như là dấu hiệu bất lợi suất đầu tư giảm dần, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng là một phần lớn. Đầu tư cơ sở hạ tầng dành trực tiếp cho việc cung cấp tiếp cận cơ sở hạ tầng sẽ có xu hướng cho lợi suất cao, nhưng hệ số ICOR tăng cho thấy rằng cần xem xét kỹ lưỡng hơn với những đầu tư nào không gắn liền với tạo tiếp cận.

Bảng 2.2 Hệ số ICOR ở Việt Nam 2001-2009

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Hệ số ICOR 5,14 5,28 5,31 5,22 4,85 5,04 5,38 6,66 8,2

Qua việc phân tích hệ số ICOR của nước ta trong giai đoạn 2001 - 2009 ta có thể rút ra kết luận sau:

Việt Nam cần tăng hiệu quả trong khâu lựa chọn nhà đầu tư, và một khi đã có đầu tư, cần tăng hiệu quả của việc quản lý dịch vụ cơ sở hạ tầng. Có thể xác định được một cách dễ dàng các đầu tư tăng tiếp cận dịch vụ cơ sở hạ tầng (chỉ cần tìm những nhóm dân cư chưa được tiếp cận) và những đầu tư này có lợi suất xã hội cao. Một khi đã đạt được tiếp cận phổ cập, sẽ càng ngày càng khó xác định nên đầu tư vốn vào dự án nào. Sẽ cần phải có các quy trình quy hoạch tốt hơn để đảm bảo nguồn vốn hạn chế được dung cho những dự

án có lợi suất cao nhất.

Quá trình đô thị hoá diễn ra càng nhanh cũng yêu cầu cần phải có nhiều nguồn lực hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2005-2010 nhu cầu chi tiêu hàng năm khoảng 378 triệu USD về cấp nước đô thị, 280 triệu USD để thu gom và xử lý nước thải, 239 triệu cho thoát nước kể cả khôi phục kênh, và khoảng 800-900 triệu USD cho giao thông đô thị. Tổng số tiền đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khoảng 1,7-1,8 tỷ USD mỗi năm, hay khoảng 3,7% GDP. Ta có thể xem cơ chế cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây (Nguồn: Báo cáo của các nhà tài trợ năm 2007- WB)

Đồ thị 2.1 - Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Vốn ODA hiện đang chiếm 37% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cùng với vốn ngân sách (khoảng 11%), chủ yếu dùng làm vốn đối ứng cho vốn ODA, đã chiếm gần một nửa tổng vốn đó (xem Hình 2.1). Điều đó cho thấy vốn ODA hiện là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển hạ tầng.

Vốn ODA ưu đãi (không hoàn lại hoặc dài hạn và lãi suất thấp) chỉ áp dụng cho các nước nghèo. Khi nước ta ra khỏi ngưỡng nghèo (GDP khoảng 1000USD bình quân đầu người) và gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp (LMC – Low Middle Country) thì vốn ODA sẽ giảm bớt rồi chấm dứt và

chuyển sang nguồn vốn vay thương mại. Mặt khác nước ta đã bắt đầu trả nợ ODA ngày càng nhiều hơn, và rồi sẽ đến lúc tới lượt mình phải đóng góp vào quỹ ODA để giúp các nước nghèo khác. Tuy trong 5 năm tới nguồn vốn ODA vẫn còn dồi dào nhưng chúng ta cần nhanh chóng làm chủ được cách huy động các nguồn vốn ngoài ODA và ngoài ngân sách.

2.2.2. Thực trạng cho vay ưu đãi của tín dụng nhànước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như là một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng nên nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, động thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Cơ chế tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm. các vùng khó khăn…tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế. Trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽ chuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, do ảnh hưởng của vốn tín dụng nhà nước cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách.

Hoạt động tín dụng Nhà nước chủ yếu do ngân hàng phát triển đảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việc tài trợ chính sách cho đầu tư phát triển nói chung và cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng.

Tín dụng Nhà nước với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm các dạng: (i) Cho vay đầu tư với lãi suất và thời hạn ưu đãi; (ii) Bảo lãnh

tín dụng đầu tư (để các công ty thực hiện các dự án phát triển CSHT đô thị được vay vốn bên ngoài ngân hàng phát triển Việt Nam); (iii) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (các công ty thực hiện dự án phát triển CSHT đô thị vay vốn trên thị trường vốn, sau đó, đề nghị VDB hỗ trợ một phần lãi suất thị trường); (iv) cho vay lại vốn vay nước ngoài.

Cho vay ưu đãi đầu tư đối với các dự án CSHTĐT

Các doanh nghiệp CSHT đô thị có dự án CSHT đô thị được quy định là thuộc diện được vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư từ VDB. Theo đó, đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ về tín dụng đầu tư và các văn bản liên quan của Bộ Tài Chính.

Các điều kiện cho vay ưu đãi: Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động). Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho phù hợp (nhưng không quá 12 năm). Lãi suất cho vay, nếu vay bằng đồng VNĐ, tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao cho BTC quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ phần trăm, xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên, không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

“Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư” là việc đề nghị Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư khi vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án CSHTĐT. Khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và bắt đầu trả nợ vay thì sẽ được hỗ trợ lãi suất theo mức quy định của Bộ Tài Chính.

Về nguyên tắc, mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng (ngoài VDB) và 90% lãi suất

vay vốn đầu tư theo quy định của Chính phủ (Điều 10 Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006). Trên thực tế, từ 14/7/2008, BTC đã quy định chung mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án được hỗ trợ khi vay vốn bằng VNĐ là 3,9% năm, vay bằng ngoại tệ là 0,96%/năm (Quyết định 52/2008/QĐ-BTC ngày 14/07/2008 của BTC).

Về trình tự, VDB sẽ cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư các dự án CSHTĐT.

Bảo lãnh bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Đề xuất “Bảo lãnh vay vốn” là đề xuất cho phép các dự án CSHTĐT luôn có được các cam kết của VDB, hoặc Quỹ Bảo lãnh của tỉnh bảo lãnh với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay chủ đầu tư các dự án CSHTĐT nếu họ không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên vay vốn.

Mức bảo lãnh phải tương ứng với mức vốn vay, song không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án và nên ở mức bằng khoảng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng. Các dự án phát triển CSHTĐT thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn. Thời hạn bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, nguồn vốn cho phát triển CSHT đóng vai trò quan trọng. Theo ước tính vốn cho phát triển CSHT đô thị chiếm khoảng 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Do vậy, chúng ta hãy xem xét vốn đầu tư toàn xã hội trong thời gian gần đây. Tính chung trong giai đoạn 2006 - 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 41% GDP. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, yếu tố vốn đầu tư đóng góp tới 57,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm qua.

Tính chung, vốn TDĐT của VDB trong giai đoạn 2006 - 2009 chiếm 3,8% vốn đầu tư trong nước của toàn xã hội, tương đương 4,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,8% GDP; trong đó tín dụng TDĐT nguồn vốn trong nước chiếm 2,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,15% GDP. (Đồ thị 2.2).

Nguồn: VDB, MPI

Bình quân tổng dư nợ của VDB trong giai đoạn 2006 - 2009 chiếm tới 9,6% GDP, tương đương với 16,9% tổng dư nợ tín dụng toàn thị trường, trong đó dư nợ vốn trong nước chiếm 7,3% tổng dư nợ toàn thị trường; lượng tín dụng mới của VDB chiếm 2,3% GDP, bằng 19,9% tín dụng mới toàn thị trường, trong đó riêng vốn trong nước chiếm 14,2% tín dụng mới toàn thị trường. Điều quan trọng là, nhờ huy động được lượng vốn lớn, tín dụng của VDB đã được đẩy mạnh đáng kể với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2006 - 2009 là 30%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp cho các dự án phát triển, cũng chính là góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT của nền kinh tế.

Qua số liệu trên ta có thể thấy tín dụng nhà nước đã không ngừng tăng trong những năm gần đây, thể hiện vai trò quan trọng trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng

2.2.3. Nguồn vốn ODA và cơ chế cho vay lại phát triểncơ sở hạ tầng đô thị cơ sở hạ tầng đô thị

Các doanh nghiệp CSHTĐT có dự án đầu tư CSHTĐT được quy định

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 38 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w