Trái phiếu chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 49 - 51)

Để tăng thêm nguồn vốn cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh, thành phố, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh của năm dự toán thì Chính phủ cho phép huy động vốn trong nước để đầu tư (Nghị định 141/2003/NĐ - CP ngày 20/11/2003).

Các địa phương có nhu cầu huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản đó là: Thứ nhất, danh mục các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương phải thuộc danh mục công trình đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và nằm trong quy hoạch được phê duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định, số vốn huy động phải được phân bổ chi tiết cho từng công trình cụ thể để quản lý và theo dõi. Thứ hai, mức vốn dự kiến huy động phải bảo đảm tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động (bao gồm cả số vốn đã huy động và số vốn dự kiến huy động) không được vượt quá 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh được hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định (riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không vượt quá 100%)

Các địa phương khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị UBND tỉnh, thành phố phải có phương án trình HĐND cùng cấp quyết định. Nội dung phương án thực hiện như thông tư số 86/2004/TT -BTC ngày 25/08/2004. Khi có phương án được HĐND quyết định các địa phương được tổng hợp nguồn thu này vào dự toán thu ngân sách và bố trí vào chi ngân sách cho các dự án có trong danh mục của phương án huy động được duyệt, tuyệt đối không được bố trí nguồn vốn huy động này cho các mục tiêu khác. Các

địa phương căn cứ vào phương án huy động và cam kết hoàn trả nguồn vốn này hàng năm bố trí trong dự toán để hoàn trả cả gốc, lãi và phí có liên quan khi đến hạn.

Cơ chế cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được huy động nguồn vốn tín dụng để tăng thêm sức cho đầu tư CSHT của địa phương là điều kiện rất thuận lợi để các địa phương nhanh chóng hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng có trong danh mục được phê duyệt để huy động góp phần đẩy mạnh kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.

Ở Việt Nam những năm qua, đã có một số đô thị lớn như: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội được sự cho phép của Chính phủ đã chủ động phát hành trái phiếu tài trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, song hình thức huy động này vẫn còn nhiều khó khăn, quy mô còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới với sự hình thành và phát triển các đô thị lớn như việc mở rộng Thủ đô Hà Nội, chỉnh trang và phát triển TP. Hải Phòng, Tp.Hồ Chí Minh… chắc chắn sẽ tạo ra áp lực tăng nhu cầu vốn. Dựa vào những điểm mốc của việc hình thành khung pháp lý và cơ chế phân cấp NSNN cho việc phát hành trái phiếu đô thị, có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn: Từ năm 1991- 2003

Cơ chế phân cấp của ngân sách nhà nước trong giai đoạn này còn mang tính tập trung, phần lớn nguồn thu các dự án đầu tư đều do NSTW thực hiện. Vì vậy, chỉ có một số địa phương vận dụng nội dung các văn bản pháp lý về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình để đầu tư cho các công trình địa phương. Những trái phiếu này được đảm bảo thanh toán bằng nguồn ngân sách địa phương.

Năm 1995, triển khai Nghị định 72/CP của Chính phủ, Bộ Tài Chính hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân các tỉnh xâydựng đề án huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương về phát triển kinh tế xã hội. Uỷ ban nhân

dân các tỉnh như: Bình Thuận, Tiền Giang, Cà Mau, Lào Cai… đã triển khai kế hoạch đầu tư các công trình thuộc hạ tầng kinh tế- xã hội. vận dụng nội dung của Luật NSNN, nhằm khuyến khích các địa phương đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thông qua quỹ đầu tư phát triển đô thị, các địa phương như Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải phòng, Đồng Tháp… như: Khu đô thị Linh Đàm 42 tỷ; khu đô thị mới Định Công 50 tỷ; khu đô thị mới Chí Linh 71 tỷ; đường Nguyễn Tất thành- liên tỉnh lộ 15 là 25,2 tỷ… Ngoài ra, một số địa phương như: Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hoà… phát hành trái phiếu công trình huy động trên 130 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, nhằm hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội trong kế hoạch 10 năm (2001-2010) cùng với tiến trình đô thị hoá, đã làm cho nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh, thành phố tăng lên rất lớn, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở. Vận dụng nội dung 3 ở khoản 3 điều 8 Luật NSNN về việc cho phép các tỉnh, thành phố chủ động huy động vốn để thực hiện các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, và các nghị định của chính phủ về việc áp dụng quy chế tài chính đặc biệt cho một số địa phương như Nghị định 123/2004/NĐ-CP và Nghị định 124/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004, cùng với việc thực hiện cơ chế phi tập trung hoá trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, một số tỉnh, thành phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã vận dụng phương thức phát hàh trái phiếu đô thị để huy động vốn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Từ năm 2003-2007, thông qua quỹ đầu tư phát triển địa phương như TP Hồ Chí Minh, vốn mà hai địa phương này huy động qua phát hành trái phiếu đô thị trên 11.000 tỷ đồng, trong đó TP. Hồ Chí Minh là 10.000tỷ và Hà Nội là 1.000tỷ đồng.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 49 - 51)