Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 51 - 56)

còn được thực hiện thông qua Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đề đáp ứng nhu cầu đầu tư tại địa phương khi nguồn vốn ngân sách nhà nước không đủ hoặc không kịp cung cấp cho các dự án CSHT thì Quỹ đầu tư phát triển địa phương đảm nhiệm vụ này. Bằng việc tìm kiếm các dự án thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác xây dựng, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đã làm giảm bớt những rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia vào các dự án phát triển CSHT.

Mô hình Quỹ đầu tư phát triển địa phương bắt đầu từ việc thành lập thí điểm Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh năm 1997. Sau 12 năm thí điểm mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương được nhân rộng trên nhiều địa phương trong cả nước với tính hình hoạt động như sau: Vốn điều lệ ban đầu của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương do ngân sách tỉnh, thành phố bố trí một phần trong dự toán chi NSNN hoặc từ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách địa phương. Tổng số vốn điều lệ của các Quỹ đến hết năm 2009 là 3.527 tỷ đồng (bình quân mỗi quỹ hơn 220 tỷ đồng). Một số Quỹ có vốn điều lệ khá lớn như: Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh 1.739 tỷ đồng; Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội 644 tỳ đồng; Quỹ Đầu tư phát triển Bình Dương 210 tỷ đồng; Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai 208 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Vốn điều lệ của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đến 31/12/2009 Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tên Quỹ đầu tư phát triển Vốn điều lệ khithành lập Vốn điều lệ đến31/12/2009

1 Quỹ ĐTPT TP HCM 202 1.739 2 Quỹ ĐTPT Bình Định 32,5 53 3 Quỹ ĐTPT Hải Phòng 4,8 12 4 Quỹ ĐTPT Bình Dương 73 210 5 Quỹ ĐTPT Đồng Nai 145 208 6 Quỹ ĐTPT Đồng Tháp 20 57 7 Quỹ ĐTPT Khánh Hoà 35 58

8 Quỹ ĐTPT Tiền Giang 50 136

9 Quỹ ĐTPT Hà Tây 35 52

10 Quỹ ĐTPT Đắc Lắc 83 110

11 Quỹ ĐTPT Tây Ninh 50 58

12 Quỹ ĐTPT Ninh Bình 15 40

13 Quỹ ĐTPT Hà Nội 256 644

14 Quỹ ĐTPT KonTum 50 50

15 Quỹ ĐTPT Hải Dương 50 50

16 Quỹ ĐTPT Bình Phước 50 50

17 Quỹ ĐTPT Long An 100 200

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính, BTC

Mục tiêu của việc thành lập các Quỹ Đầu tư phát triển là phải huy động được thêm vốn từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, việc huy động vốn được các Quỹ Đầu tư phát triển đặc biệt quan tâm. Các hình thức huy động vốn đang được áp dụng bao gồm:

Một là: Vay các ngân hàng thương mại trong nước để bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động.

Cùng với phương thức hợp vốn tài trợ, việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho Quỹ Đầu tư phát triển đảm bảo có đủ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư của mình. Tuy nhiên, việc vay vốn của các ngân hàng thương mại cần phải được tính toán và có giới hạn cụ thể vì các khoản vay này phải chịu lãi suất thị trường, trong khi phần lớn các quỹ đều thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi. Hình thức này chỉ thực sự phát huy được hiệu quả tối đa với các Quỹ đa dạng hoá được hoạt động và có lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác như đầu tư trực tiếp, đầu tư cổ phiếu, tư vấn đầu tư… để đảm bảo bù đắp được các chênh lệch giữa lãi suất đầu vào với lãi suất đầu ra.

Hai là: Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn như: Vốn khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

chức tài chính ngoài nước để tìm kiếm các nguồn vốn vay với lãi suất thấp và thời gian dài. Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hiệp định vay phụ với Bộ Tài Chính về việc vay lại bằng đồng Việt nam số tiền tương đương 2,5triệu USD (từ nguồn vay của ADB) với lãi suất 2%/năm, thời gian vay 15 năm để lập Quỹ xoay vòng cho vay đối với các dự án sản suất nước sạch; vay của Tập đoàn Jinwen theo uỷ nhiệm của UBND thành phố Hồ Chí Minh số tiền 1 triệu USD (không lãi) để đầu tư cho dự án mạng phân phối nước của thành phố. Trong năm 2006, Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã được cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ trước mắt 30 triệu Euro cho dự án Hạn mức tín dụng cho Quỹ và dự án này đã được chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2006 để có vốn đầu tư cho các lĩnh vực y tế, cải thiện môi trường và xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp. Từ tháng 6/2007, Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã chính thức phê duyệt khoản tín dụng khoản tín dụng 50 triệu USD cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh vay nhằm hỗ trợ, tăng cường các hoạt động đầu tư của Quỹ vào hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy số vốn vay từ nước ngoài không lớn và không phải Quỹ đầu tư phát triển nào cũng có thể triển khai được, nhưng đã mở ra triển vọng cho các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương từng bước tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào các dự án trên địa bàn từng tỉnh, thành phố theo cơ chế nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng làm nguồn vốn đối ứng.

Bốn là: Ngoài các phương thức nêu trên, các Quỹ Đầu tư phát triển cũng được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho Quỹ. Từ năm 2003 – 2006, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai có thực hiện việc phát hành trái

phiếu theo uỷ quyền của UBND các tỉnh, thành phố để huy động vốn cho ngân sách tỉnh, thành phố theo quy định của luật NSNN.

Bảng 2.4: Vốn huy động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (2004 – 2009)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cộng Tổng vốn huy động trong đó: 111,4 186,5 275,3 398,9 544,1 1.065,1 2.581,3 1.Vay từ các ngân hàng 28,8 44,4 82,5 119,6 163,2 103,5 542 2.Huy động từ các tổ chức kinh tế trong nước. 67,6 104,1 192,8 279,3 380,9 241,6 1.266,3

3. Vay nước ngoài 15 38 720 773

Nguồn: Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính- BTC

Tổng số vốn huy động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương giai đoạn 2004 - 2009 là 2.581 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân đạt khoảng 50%/năm.

Cơ cấu vốn huy động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thời gian qua như sau: (1) Vay từ các ngân hàng là 542 tỷ đồng, chiếm 21% tổng số vốn huy động; (2) Huy động tiền gửi nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế trong nước là 1.266 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng số vốn huy động; (3) vay từ các tổ chức nước ngoài là 773 tỷ đồng, chiếm 30% tổng số vốn huy động.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thời gian qua đạt tỷ lệ khá cao, tuy nhiên phương thứ huy động vốn chưa đa dạng. Đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển chưa triển khai được việc huy động vốn cho các công trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư của Quỹ.

Trong điều kiện nhu cầu vốn cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là rất lớn, vốn huy động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đã góp phần bổ sung kịp thời nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại việt nam trong giai đoạn mới (Trang 51 - 56)