Nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 25 - 27)

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

1.1.3. nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho các đương sự, Tòa án mà còn có ý nghĩa cho cả xã hội.

Thứ nhất, thủ tục rút gọn làm giảm nhẹ đáng kể gánh nặng chi phí tố tụng cho đương sự.

Vì vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng nên Tòa án không cần tiến hành nhiều thủ tục tố tụng mà gần như chỉ cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp nên không phát sinh các chi phí tố tụng như giám định, thẩm định, định giá và các biện pháp thu thập chứng cứ khác, mặt khác, để tạo điều kiện cho người dân khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp thay vì lựa chọn những cách tiêu cực để giải quyết tranh chấp nên pháp luật của các quốc gia có quy định về thủ tục rút gọn

đều quy định án phí vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn thấp hơn án phí vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.

Thứ hai, thủ tục rút gọn có vai trò quan trọng làm giảm áp lực về công việc cho Tòa án, tiết kiệm cho Nhà nước về nguồn lực con người và chi phí.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động phát sinh ngày càng phức tạp với chiều hướng gia tăng. Do vậy, số lượng các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hình sự ngày càng nhiều, ngành Tòa án phải chịu một áp lực lớn về số lượng công việc. Trong khi đó, số lượng thẩm phán và chất lượng xét xử của thẩm phán chưa đồng bộ. Giải pháp đặt ra là nếu chúng ta tăng số lượng Thẩm phán tại các Tòa án đồng nghĩa với việc tăng kinh phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của Tòa án gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước. Cho nên, song song với việc khắc phục tình trạng mất cân đối giữa số lượng công việc và thẩm phán, cần tính đến lược bỏ những khâu rườm rà, không cần thiết ngay trong các hoạt động tố tụng của Tòa án là giải pháp tiết kiệm cho Nhà nước cả về nguồn lực con người và chi phí đồng thời giải quyết tốt các vụ án phát sinh tại Tòa án. Một thủ tục tố tụng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn thủ tục tố tụng thông thường để giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng tạo điều kiện cho Tòa án có thể tập trung thời gian và nguồn lực con người vào những vụ án khó khăn, phức tạp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng áp lực lớn về công việc của ngành Tòa án.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận công lý, lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Xét xử theo thủ tục rút gọn tạo nhiều thuận lợi cho đương sự trong việc khởi kiện, tham gia tố tụng và các hoạt động tố tụng khác. Trong các vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì các đương sự đều không phải trải qua tất cả các giai đoạn tố

tụng như thủ tục xét xử thông thường mà chỉ cần thực hiện một số thủ tục luật định cần thiết. Việc xét xử theo thủ tục rút gọn cũng khuyến khích người dân sử dụng Tòa án như một cách thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp. Từ đó hạn chế việc người dân sử dụng các cách thức tiêu cực khác như bắt nợ, đòi nợ thuê… Những điều này góp phần ngăn chặn, hạn chế những tiêu cực của vụ việc dân sự, góp phần ổn định các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)